I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Củng cố khái niệm song song.
- HS nắm được (trực quan) các yếu tố của hình lăng trụ đứng (đỉnh, cạnh, mặt đáy, mặt bên, chiều cao). Biết gọi tên các hình lăng trụ đứng theo đa giác đáy.
HS hiểu được cách tính diện tích xung quanh hình lăng trụ.
2. Kỹ năng: Biết cách vẽ các hình lăng trụ theo ba bước (vẽ một đáy -> cạnh bên -> đáy thứ hai).
Biết sử dụng các công thức vào việc tính diện tích các lăng trụ.
3. Thái độ: HS tự giác tích cực học tập.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng công cụ, năng lực tính toán
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Chuẩn bị một bảng phụ, khi cho 2 đáy một hình hộp chữ nhật thay đổi, trở thành một tứ giác tùy ý, kết hợp mô hình để giới thiệu cho HS hình lăng trụ đứng.
2. Học sinh: Xem trước bài học, mỗi HS mang vài vật có dạng lăng trụ đứng, thước kẻ, bút chì, giấy kẻ ô vuông.
3 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 158 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 49: Hình lăng trụ đứng. Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng. Thể tích của hình lăng trụ đứng - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 27/05/2020 – 8A2, 8A4
Tiết 49: HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG.
DIỆN TÍCH XUNG QUANH CỦA HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG.
THỂ TÍCH CỦA HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Củng cố khái niệm song song.
- HS nắm được (trực quan) các yếu tố của hình lăng trụ đứng (đỉnh, cạnh, mặt đáy, mặt bên, chiều cao). Biết gọi tên các hình lăng trụ đứng theo đa giác đáy.
HS hiểu được cách tính diện tích xung quanh hình lăng trụ.
2. Kỹ năng: Biết cách vẽ các hình lăng trụ theo ba bước (vẽ một đáy -> cạnh bên -> đáy thứ hai).
Biết sử dụng các công thức vào việc tính diện tích các lăng trụ.
3. Thái độ: HS tự giác tích cực học tập.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng công cụ, năng lực tính toán
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Chuẩn bị một bảng phụ, khi cho 2 đáy một hình hộp chữ nhật thay đổi, trở thành một tứ giác tùy ý, kết hợp mô hình để giới thiệu cho HS hình lăng trụ đứng.
2. Học sinh: Xem trước bài học, mỗi HS mang vài vật có dạng lăng trụ đứng, thước kẻ, bút chì, giấy kẻ ô vuông.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, giải quyêt vấn đề.
2.Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, giao nhiệm vụ.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
Đặt vấn đề và giới thiệu bài học
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Chiếc đèn lồng trang 106 cho ta hình ảnh một hình lăng trụ đứng. Em hãy quan sát hình xem đáy của nó là hình gì? Các mặt bên là hình gì?
– GV yêu cầu HS quan sát hình 93 và đọc SGK trang 106.
GV hỏi :
– Hãy nêu tên các đỉnh của hình lăng trụ này.
- Nêu tên các mặt bên của hình lăng trụ này, các mặt bên là những hình gì?
– Nêu tên các cạnh bên của hình lăng trụ này, các cạnh bên có đặc điểm gì?
– Nêu tên các mặt đáy của lăng trụ này. Hai mặt đáy này có đặc điểm gì ?
GV giới thiệu : Hình lăng trụ đứng có đáy là hình bình hành được gọi là hình hộp đứng.
Hình hộp đứng hình vuông là các dạng đặc biệt của hình bình hành nên hình hộp chữ nhật, hình lập phương cũng là những lăng trụ đứng.
– GV đưa ra một số mô hình lăng trụ đứng ngũ giác, tam giác (có thể đặt đứng, đặt nằm, đặt xiên) yêu cầu HS chỉ rõ các đáy, mặt bên, cạnh bên của lăng trụ.
GV nhắc HS lưu ý trong hình lăng trụ đứng các cạnh bên song song và bằng nhau, các mặt bên là các hình chữ nhật.
GV yêu cầu HS đọc trang 107 SGK từ “Hình 95” đến “ đoạn thẳng AD”.
Sau đó GV hướng dẫn HS vẽ hình lăng trụ đứng tam giác hình 95 :
GV gọi HS đọc “Chú ý” tr 107 SGK và chỉ rõ trên hình vẽ để HS hiểu.
GV giới thiêu công thức tính diện tích xung quanh
STP = Sxq + 2.Sđ.
GV giới công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật:
V = Sđ ´ Chiều cao có áp dụng được cho lăng trụ đứng nói chung hay không.
Cho lăng trụ đứng ngũ giác với các kích thước đã cho trên hình. Hãy tính thể tích của lăng trụ.
GV : Để tính được thể tích của hình lăng trụ này, em có thể tính như thế nào?
- GV hướng dẫn HS trình bày
1. Hình lăng trụ đứng
C
B
A
D
E
F
G
H
Hình A
A
B
C
D
E
F
G
H
Hình B
B
A
C
F
D
E
Hình C
Trong các hình lăng trụ trên:
- A, B, C .. là đỉnh
- ABFE, BFGC, l các mặt bên.
- Hai mặt ABCD, EFGH là hai đáy (trong hình C, có hai đáy là các tam giác). Hình lăng trụ có đáy là n – giác gọi là hình lăng trụ n – giác)
* Ví dụ SGK trang 107
* Chú ý : SGK trang 107
2. Công thức tính diện tích xung quanh
Công thức tính diện tích xung quanh:
STP = Sxq + 2.Sđ.
(p là nửa chu vi, h là chiều cao hình lăng trụ đứng).
* Ví dụ : SGK trang 110
3. Công thức tính thể tích
V = S.h
Trong đó:
S: Diện tích đáy; h: Chiều cao
* Ví dụ
Thể tích của hình hộp chữ nhật là :
4.5.7 = 140 (cm3).
Thể tích lăng trụ đứng tam giác là :
.7 = 35 (cm3).
Thể tích lăng trụ đứng ngũ giác là :
140 + 35 = 175 (cm3).
Hoạt động 3: Luyện tập - Vận dụng
- GV hệ thống lại nội dung kiến thức của bài.
- Làm bài tập:
- Phát biểu và viết công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật?
- Áp dụng: Tính thể tích của hình bên.
Đáp án: V = .6.8.3 = 72 (đvtt)
Bài 28 trang 114 SGK.
Diện tích đáy của thùng là :
.90.60 = 2700 (cm2).
Thể tích của thùng là :
V = Sđ.h = 2700.70 = 189000 (cm3) = 189 (dm3).
Vậy dung tích của thùng là 189 lít.
Hoạt động 4: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
Làm các bài tập thực tế về hình lăng trụ. Lấy ví dụ thực tế minh họa.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
– Chú ý phân biệt mặt bên, mặt đáy của hình lăng trụ.
– Luyện tập cách vẽ hình lăng trụ, hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- Xem lại các bài tập đã giải.
- Làm bài 32, 34 SGK ; 50, 51 SBT.
- Xem trước § 7: Hình chóp đều và hình chóp cụt.
File đính kèm:
- giao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_49_hinh_lang_tru_dung_dien_tich.doc