Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 2: Hình thang - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Mít

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Học sinh biết được định nghiã hình thang, hình thang vuông

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng vẽ hình thang một cách chính xác

- Vận dụng linh hoạt định lý về tính số đo góc trong hình thang

3. Thái độ:

- Nghiêm túc, cẩn thận, tự giác, tích cực trong quá trình học

4. Định hướng năng lực

a) Năng lực chung:

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.

b) Năng lực đặc thù:

- Năng lực sử dụng dụng cụ, năng lực tính toán, năng lực vẽ hình

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Thước thẳng, phấn màu, bảng phụ hình vẽ

2. Học sinh:

- Ôn lại kiến thức về tứ giác, cách tính số đo các góc trong tứ giác, cách

vẽ tứ giác lồi

- Đọc trước bài mới

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm, hoạt động

cá nhân.

- Kĩ thuật: Động não, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

Phát biểu định lý tổng các các góc của một tứ giác?

Vận dụng: Cho tứ giác ABCD, biết Aˆ = 65o, Bˆ = 117o, Cˆ = 71o . Tính D

pdf3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 172 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 2: Hình thang - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 11/11/2020 Lớp 8A2 TIẾT 2: HÌNH THANG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Học sinh biết được định nghiã hình thang, hình thang vuông 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng vẽ hình thang một cách chính xác - Vận dụng linh hoạt định lý về tính số đo góc trong hình thang 3. Thái độ: - Nghiêm túc, cẩn thận, tự giác, tích cực trong quá trình học 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp. b) Năng lực đặc thù: - Năng lực sử dụng dụng cụ, năng lực tính toán, năng lực vẽ hình II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Thước thẳng, phấn màu, bảng phụ hình vẽ 2. Học sinh: - Ôn lại kiến thức về tứ giác, cách tính số đo các góc trong tứ giác, cách vẽ tứ giác lồi - Đọc trước bài mới III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT - Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. - Kĩ thuật: Động não, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Phát biểu định lý tổng các các góc của một tứ giác? Vận dụng: Cho tứ giác ABCD, biết Aˆ = 65o, Bˆ = 117o, Cˆ = 71o . Tính D 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Gv giả sử tứ giác ABCD trong hình trên bảng có AB//CD khi đó tứ giác đó có gì đặc biệt cách gọi tên tứ giác đó như thế nào chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu bài mới. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức kĩ năng mới Nội dung (gợi ý) Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1: Định nghĩa 1. Định nghĩa: (Sgk) GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình D H C BA Tứ giác ABCD trên hình vẽ có (AB//CD) là hình thang * Định nghĩa: Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song AB, CD: cạnh đáy AD, BC: cạnh bên AH: đường cao ?1/SGK/69 Các tứ giác trong hình 15a, b là hình thang * Hai góc kề một cạnh bên của hình thang thì bù nhau. ?2/SGK/70 A B D C a) Kẻ đường chéo AC. Do AD // BC   DAC BCA (SLT) Do ABCD là hình thang AB//CD  BAC DCB (góc SLT) Xét ABC và CDA có:  DAC BCA ; AC chung;  DAC BCA  ABC = CDA (g.c.g)  AD = BC, AB = CD * Nhận xét: (sgk/70) vẽ sau và vẽ hình vào vở HS: Thực hiện ? Hai cạnh AB và CD là hai cạnh như thế nào GV: Giới thiệu về hình thang ABCD ? Thế nào là hình thang GV: Nêu định nghiã hình thang và tên gọi các cạnh ? Nhắc lại định nghĩa ? Hãy vẽ hình thang bất kì chỉ ra cạnh đáy, cạnh bên HS: thực hiện GV: Treo bảng phụ vẽ hình 15, cho HS làm bài tập ?1/SGK/69 HS: Quan sát ? Để chỉ ra được tứ giác nào trong hình 15 là hình thang em dựa vào đâu HS: Định nghĩa ? Tìm các tứ giác là hình thang trong ?1 HS: Làm việc nhóm 2 bàn HS: đại diện các nhóm trình bày ? Hai góc kề một cạnh bên của hình thang có tính chất gì HS: Trả lời GV: Yêu cầu học sinh làm ?2/SGK/70 HS: Vẽ hình ? Nêu cách chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau HS: Trả lời GV: Yêu cầu học sinh chứng minh AD = BC, AB= CD HS: Trình bày theo cá nhân GV: Gọi học sinh trình bày HS: Trình bày GV: Cùng học sinh nhận xét và sửa sai GV yêu cầu học sinh về nhà làm ý b của ?2 GV: Đưa ra nội dung nhận xét GV: Chốt Hoạt động 2: Hình thang vuông 2. Hình thang vuông: D C BA Trên hình 18 hình thang ABCD có AB//CD,  090A  khi đó  090D  nên ta gọi ABCD là hình thang vuông * Định nghĩa: Hình thang vuông là hình thang có 1 góc vuông GV: Cho học sinh quan sát hình 18 hay hình trên bảng ? Có nhận xét gì về góc A trong hình thang ABCD GV: Hình thang ABCD có  090A  nên đây là hình thang vuông ? Vậy thế nào là hình thang vuông GV: Đưa ra khái niệm hình thang vuông ? Nhắc lại khái niệm ? Vẽ hình thang vuông bất kì khác hình thang vuông ABCD ? Nhận xét GV: Chốt HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - Thế nào là hình thang, hình thang vuông? - Trong hình thang hai góc của cùng một cạnh bên có tính chất gì? HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng Bài 7/SGK/71(Treo bảng phụ hình vẽ) a) x = 100o; y = 140o b) x = 70o ; y = 50o c) x = 90o; y = 115o HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. - Theo em trong thực tế người ta đã ứng dụng hình thang để chế tạo ra đồ vật gì sử dụng trong cuộc sống - Bài 10/SGK/71 V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học bài: Thuộc định nghĩa hình thang, hình thang vuông. - BTVN: Bài 8 (SGK -T71). HD: Bài 8 có Aˆ + Bˆ + Cˆ + Dˆ = 360o, Bài 9 sử dụng tính chất tam giác cân. - Chuẩn bị: Thước có chia khoảng, thước đo góc. - Xem trước bài: Hình thang cân.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_2_hinh_thang_nam_hoc_2020_2021_t.pdf
Giáo án liên quan