Giáo án Hình học Lớp 8 Kỳ 2

1. Kiến thức

- Nhận biết (qua mô hình) khái niệm về 2 đường thẳng song song.

Hiểu được các vị trí tương đối của 2 đường thẳng trong không gian.

- Bằng hình ảnh cụ thể, HS bước đầu nắm được dấu hiệu đường thẳng song song với mặt phẳng và 2 mặt phẳng song song.

- Nhắc lại các công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện thêm thao tác so sánh , tương tự trong thao tác tư duy qua việc so sánh sự song song của hai đường thẳng , giữa đường thẳng và mặt phẳng , giữa hai mặt phằng.

- Rèn luyện kỹ năng nhận biết đường thẳng song song với mặt phẳng , bước đầu nắm được phương pháp nhận biết hai mặt phẳng song song.

- HS tìm được trong thực tế 2 đường thẳng song song, đường thẳng song song với mặt phẳng, 2 mặt phẳng song song.

- HS nhắc lại và áp dụng được công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật

3. Thái độ

- HS hăng say, yêu thích môn học, liên hệ với thực tế

- HS nghiêm túc học tập, chú ý xây dựng bài, tích cực hoạt động nhóm.

 

doc19 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1509 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học Lớp 8 Kỳ 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 12/3/2011 Ngày dạy : 17/3/2011 Tiết 56 – Bài 2 HÌNH HỘP CHỮ NHẤT I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nhận biết (qua mô hình) khái niệm về 2 đường thẳng song song. Hiểu được các vị trí tương đối của 2 đường thẳng trong không gian. - Bằng hình ảnh cụ thể, HS bước đầu nắm được dấu hiệu đường thẳng song song với mặt phẳng và 2 mặt phẳng song song. - Nhắc lại các công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật. 2. Kỹ năng - Rèn luyện thêm thao tác so sánh , tương tự trong thao tác tư duy qua việc so sánh sự song song của hai đường thẳng , giữa đường thẳng và mặt phẳng , giữa hai mặt phằng. - Rèn luyện kỹ năng nhận biết đường thẳng song song với mặt phẳng , bước đầu nắm được phương pháp nhận biết hai mặt phẳng song song. - HS tìm được trong thực tế 2 đường thẳng song song, đường thẳng song song với mặt phẳng, 2 mặt phẳng song song. - HS nhắc lại và áp dụng được công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật 3. Thái độ - HS hăng say, yêu thích môn học, liên hệ với thực tế - HS nghiêm túc học tập, chú ý xây dựng bài, tích cực hoạt động nhóm. II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Giáo viên - Mô hình của hình hộp chữ nhật, mô hình hình lập phương. Bảng phụ vẽ sẵn hình. Thước thẳng, phấn màu . 2. Học sinh - SGK, bảng nhóm, máy tính bỏ túi, thứơc thẳng, êke com pa. III. Phương pháp giảng dạy - Gợi mở phát hiện và giải quyết vấn đề kết hợp phương pháp đàm thoại. IV. Tiến trình dạy – học 1. Ổn định tổ chức lớp (1’) Kiểm tra sĩ số Lớp: 8A Vắng: 6 Lí do: Bị ốm 2. Kiểm tra bài cũ (4’) Câu hỏi Câu 1. Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’. Hãy cho biết: a) Hình hộp này có mấy mặt, các mặt là hình gì? Kể tên hai mặt hình hộp chữ nhật chứa cạnh DD’? b) Hình hộp chữ nhật có mấy đỉnh? Và có mấy cạnh? Đáp án Câu 1. a) Hình này gồm 6 mặt, các mặt là hình chữ nhật. Hai mặt chứa cạnh DD’ là: AA’D’D ; D’C’CD. b) Hình có 8 đỉnh là: A; B; C; D; A’; B’; C’; D’. Và có 12 cạnh: AB; AA… Học sinh: Giáp Huyền Điểm: 9 3. Tiến trình dạy – học (38’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG HĐ1 : Hai đường thẳng song song trong không gian (12’) - Thế nào là hai đường thẳng song song trong hình phẳng? Như vậy trong hình học phẳng 2 đường thẳng song song là 2 đường thẳng không có điểm chung. Vậy trong không gian hai đường thẳng song song thì phải thỏa mãm đk gì? Trước tiên ta làm ?1 Làm ?1: - Yêu cầu HS đọc đề bài. - Quan sát hình 75 hãy kể tên các mặt của hình hộp? - BB và AA’ có cùng nằm trong một mp hay không? - BB’ và AA’ có điểm chung không? - Hai đường thẳng AA’ và BB’ cùng nằm trong mp ABB’A’ nhưng không có điểm chung. Ta nói AA’// BB’. - Như vậy thế nào là 2 đường thẳng song song với nhau trong không gian? - Định nghĩa về 2 đường thẳng song song trong k/g cũng giống như định nghĩa 2 đường thẳng song song trong hình phẳng. Vì ở hình phẳng 2 đường thẳng đó luôn cũng nằm trên 1 mp. - Hình 75 còn có 2 đường thẳng nào song song với nhau. Vì sao? - Quan sát hình 75 cho biết 2 đường thẳng CC’ và BC là 2 đường thẳng thế nào? Hai đường thẳng đó thuộc mp nào? Do đó CC’ và BB’ là 2 đường thẳng cắt nhau tại C trong kg - Tương tự hãy cho biết thế nào là 2 đường thẳng cắt nhau trong không gian? - Lấy ví dụ 2 đường thẳng cắt nhau trong không gian. - Quan sát 2 đường thẳng AD và D’C’ hãy cho biết: + Có điểm chung hay không? + Có song song với nhau hay không? Vì sao? - Trong không gian AD và D’C’ không có điểm chung và cũng không song song với nhau ta nói đây là 2 đường thẳng chéo nhau. - Thế nào là 2 đường thẳng chéo nhau trong không gian? - Lấy ví dụ - Như vậy trong không gian với 2 đường thẳng a và b phân biệt thì có thể xảy ra những vị trí tương đối ? Ví dụ. - Như vậy hai đường thẳng cùng nằm trong một mặt phẳng thì chúng có những vị trí tương đối như nào? - Hai đường thẳng không cắt nhau và không cùng nằm trong 1 mp thì vị trí tương đối như nào? Lưu ý: + Hai đường thẳng cùng nằm trong một mp thì hoặc cắt nhau hoặc song song với nhau. + Hai đường thẳng không cắt nhau và không cùng nằm trong 1 mp thì chéo nhau. - Trong thực tế các em đã biết, khi xây nhà các bác thợ xây thường kiểm tra tường thẳng thông qua hai đường thẳng song song của các mép tường theo phương thẳng đứng nhờ dây dọi. - Trong không gian nếu AB//A’B’ và A’B’//D’C’ thì suy ra được AB//D’C’ có đúng không? - Như vậy ta có tính chất bắc cầu: trong không gian nếu ta có a//b và b//c thì a//c. (giống hình phẳng). - Từ đó hãy giải thích vì sao BC//AD ? - 2 đường thẳng song song trong hình phẳng là 2 đường thẳng không có điểm chung. Làm ?1 - HS đọc bài - Có 6 mặt là các mặt: ABCD; A’B’C’D’; AA’DD’ ; AA’BB’; BB’CC’; CC’DD’. - AA’ và BB’ cùng nằm trong mặt phẳng ABB’A’. - AA’ và BB’ không có điểm chung. - Hai đường thẳng song song trong kg là 2 đường thẳng: + Cùng nằm trong 1 mp. + Và không có điểm chung (hay a và b không cắt nhau). - Ví dụ - CC’ và CB là 2 đường thẳng cắt nhau. Hai đường thẳng cùng nằm trong mp BB’C’C. - Trong kg a cắt b nếu: + a và b nằm trong 1 mp. + a và b có 1 điểm chung (hay a và b không song song). - Ví dụ: AB và BC cắt nhau tại C. - Hai đường thẳng AD và D’C’ ta có: + Không có điểm chung + Không song song với nhau vì không cùng nằm trong mặt phẳng. - Trong k/g a chéo b nếu: + a và b không cùng thuộc 1 mặt phẳng. + a và b không có điểm chung. - BB’ và D’C’ chéo nhau.. - Trong không gian với a, b phân biệt thì có thể có: + a // b. + a cắt b + a chéo b Ví dụ: - Như vậy hai đường thẳng cùng nằm trong một mp thì hoặc cắt nhau hoặc song song với nhau. - Hai đường thẳng đó chéo nhau. . - Đúng. Vì cùng song song với A’B’ 3. Hai đường thẳng song song trong không gian : Làm ?1 - Các mặt hình HCN: AA’B’; … - AA’ và BB’ cùng nằm trên mp AA’BB’ - AA’ và BB’ không có điểm chung Nên AA’//BB’ Nhận xét: - Trong k/g a // b nếu: + a và b nằm trong 1 mp. + a và b không có điểm chung (hay a và b không cắt nhau) Ví dụ: - Trong k/g a cắt b nếu: + a và b nằm trong 1 mp. + a và b có 1 điểm chung (hay a và b không song song) Ví dụ - Trong k/g a chéo b nếu: + a và b không cùng thuộc 1 mp + a và b không có điểm chung. Ví dụ: - Trong không gian, nếu: a // b và c // b thì a // c. Ví dụ: BC//AD và AD//A’D’ nên BC//A’D’ HĐ2: Đường thẳng song song với mặt phẳng - Hai mặt phẳng song song (16’) Mặt trần nhà và mép dưới của bảng cho ta hình ảnh của đường thẳng song song với mặt phẳng. Vậy khi nào thì đường thẳng song song với mặt phẳng a, Đường thẳng song song với mặt phẳng. Làm ?2. Hãy quan sát hình hộp chữ nhật (h.75). - AB có song song với A’B’ không? - AB có nằm trong mp A’B’C’D’ hay không? - Ta thấy AB // A’B’ và AB Ë mp A’B’C’D’. Mà A’B’Ì (A’B’C’D’). Khi đó ta có AB song song với mp (A’B’C’D’). Kí hiệu: AB//mp(A’B’C’D’). - Vậy trong không gian khi nào đường thẳng AB song song với mặt phẳng (A’B’C’D’)? - Như vậy để đường thẳng a song song với mp(P) thì phải thỏa mãm 2 điều kiện + a không nằm trên mp(P) + a song song đường thẳng b thuộc mp(P). Làm ?3 - Tìm các đường thẳng song song với (A’B’C’D’). - Chúng có điểm chung với (A’B’C’D’) hay không? Nhận xét: Đường thẳng thẳng song song với mặt phẳng thì chúng không có điểm chung b, Hai mặt phẳng song song Mặt phẳng sàn nhà song song với mặt phẳng trần nhà. Vậy thế nào là 2 mp song song ta vào phần tiếp theo ? - Quan sát hình hộp chữ nhật. Xét vị trí tương đối của các cặp đường thẳng sau ? AB và AD; A’B’và A’D’; AB và A’B’; AD và A’D’? - AB và AD thuộc mp nào ? - A’B’ và C’D’ thuộc mp nào ? - Như vậy : Mp(ABCD) ta có + Mp(A’B’C’D’) có + Mà AB//A’B’; AD//A’D’. Vậy : (ABCD)//(A’B’C’D’) Kí hiệu : mp(ABCD)//mp(A’B’C’D’) Vậy thế nào là hai mặt phẳng song song - Lấy ví dụ minh họa 2 mp song song trong h.hcn và trong thực tế. Ví dụ : (sgk/99) Làm?4. Trên hình 78 còn mp nào song song ?. - Gọi HS đọc nhận xét. - Qua phần 1 và 2 các em đã được làm quen với một số khái niệm mới trong không gian. Như 2 đường thẳng song song,… Làm ?2 - AB // A’B’ vì là cạnh đối của hcn ABB’A’. - AB không nằm trong mặt phẳng (A’B’C’D’). - Khi AB không nằm trong mp (A’B’C’D’). Và AB//A’B’ với A’B’ nằm trên mp đó. Làm ?3 - AB, BC, CD, DA là các đường thẳng song song (A’B’C’D’). Đường thẳng thẳng song song với mặt phẳng thì chúng không có điểm chung. - AB cắt AD. A’B’ cắt A’D’. AB // A’B’. AD // A’D’. -Mp(ABCD) chứa 2 đường thẳng cắt nhau là AB và AD ; - Mp (A’B’C’D’) chứa 2 đường thẳng cắt nhau A’B’ và A’D’ Mà AB//A’B’; AD//A’D’ Khi hai đường thẳng cắt nhau của mặt phẳng này song song với hai đường thẳng cắt nhau của mặt phẳng kia thì hai mặt phẳng này song song với nhau. - Mặt bàn và mặt ghế, 2 mặt tường đối diện là các mp song song Làm?4. - Chẳng hạn: (AA’B’B) song song (DD’C’C), vì trong mỗi mặt chứa 2 đường thẳng cắt nhau và lần lượt song song với nhau. 2. Đường thẳng song song với mặt phẳng - Hai mặt phẳng song song : a, Đường thẳng song song với mặt phẳng. Làm ?2 Khi AB Ë (A’B’C’D’) AB // A’B’ A’B’Ì (A’B’C’D’) AB // mp (A’B’C’D’). Nhận xét: Làm ?3 - AB, BC, CD, DA là các đường thẳng song song (A’B’C’D’). Nhận xét: Đường thẳng thẳng song song với mặt phẳng thì chúng không có điểm chung b, Hai mặt phẳng song song - Mp(ABCD) ta có - Mp(A’B’C’D’) có - Mà AB//A’B’; AD//A’D’. Vậy: (ABCD) // (A’B’C’D’). Làm?4. Nhận xét: (tr 99 SGK) HĐ 4 : Củng cố (10’) Bài 1: Cho h.hcn ABCD. EFGH. Quan sát và cho biết. a, Kể tên các cạnh song song với cạnh DH. b, Kể tên các cạnh chéo nhau với cạnh HG. c, Kể tên các đường thẳng song song với mp(ABCD). d, Mặt phẳng nào song song với mặt phẳng (ADEH). Yêu cầu HS hoạt động nhóm. Nhóm 1: a Nhóm 2: b Nhóm 3: a Nhóm 4.c Gọi các nhóm nhận xét và bổ sung Đáp án: a, DH//AE//BF//CG b, HG chéo AD và CG c, EF; FG; HG; EH lá các đường thẳng song song với (ABCD). d, mp(ADEH)//mp(BFGC) Bài 1: Cho h.hcn ABCD. EFGH. Quan sát và cho biết. a, Kể tên các cạnh song song với cạnh DH. b, Kể tên các cạnh chéo nhau với cạnh HG. c, Kể tên các đường thẳng song song với mp(ABCD). d, Mặt phẳng nào song song với mặt phẳng (ADEH). 4 .Hướng dẫn về nhà : (1’) - Nắm chắc 3 vị trí tương đối của 2 đường thẳng trong không gian. Khi nào đường thẳng song song với mặt phẳng, khi nào 2 mặt phẳng song song với nhau. - Làm bài tập: 7, 8, 9/ 100 và 7, 8, 9/106 (SBT). - Ôn công thức tính thể tích hình lập phương đơn vị có cạnh là 1cm - Ôn lại công thức diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ GIẢNG NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Ngày soạn : 12/3/2011 Ngày giảng: 18/3/2011 Tiết 57- Bài 3 THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Bằng hình ảnh cụ thể cho hs bước đầu nắm được dấu hiệu để đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc với nhau. - Nắm được công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật. Thể tích hình lập phương 2. Kỹ năng - Biết vận dụng công thức vào tính toán. - Vẽ được đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc với nhau. Vận dụng kiến thức để giải các bài tập liên quan. 3. Thái độ - HS hăng say, yêu thích môn học, liên hệ với thực tế - HS nghiêm túc học tập, chú ý xây dựng bài, tích cực hoạt động nhóm II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Giáo viên - Mô hình của hình hộp chữ nhật; mô hình hình lập phương. Bảng phụ vẽ sẵn hình. Thước thẳng, phấn màu . 2. Học sinh - SGK , bảng nhóm , máy tính bỏ túi , thước thẳng , êke com pa. III. Phương pháp giảng dạy - Gợi mở phát hiện và giải quyết vấn đề kết hợp phương pháp đàm thoại. Thực hành theo hoạt động cá nhân và theo nhóm. IV. Tiến trình dạy – học 1. Ổn định tổ chức lớp (1’) Kiểm tra sĩ số Lớp: 8A Vắng: 6 Lí do: Bị ốm 2. Kiểm tra bài cũ (5’) Câu hỏi Câu 1. - Hai đường thẳng a và b trong không gian có những vị trí tương đối nào? - Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A1B1C1D1 a. Giải thích vì sao AD // (A1B1C1D1)? b. Nêu vài ví dụ về 2 mp song song với nhau? Đáp án Câu 1: - Hai đường thẳng a và b trong không gian có những vị trí tương đối là: Trong k/g a // b nếu: + a và b nằm trong 1 mp. + a và b không có điểm chung (hay a và b không cắt nhau) Trong k/g a cắt b nếu: + a và b nằm trong 1 mp. + a và b có 1 điểm chung (hay a và b không song song) Trong k/g a chéo b nếu: + a và b không cùng thuộc 1 mp + a và b không có điểm chung. - Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A1B1C1D1 a. AD // A1D1 mà A1D1 Ì (A1B1C1D1) nên AD // (A1B1C1D1). b. (ABCD) // (A1B1C1D1); (ADD1A1) // (BCC1B1); … Học sinh: Hồ Giang Điểm: 9 3. Tiến trình day – học (38’) Chúng ta đã biết khái niệm về các quan hệ song song trong không gian, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về khái niệm mới đó là: Khái niệm vuông góc trong không gian qua tiết 59- bài 3: Thể tích hình hộp chữ nhật. Trong bài này chúng ta sẽ đi tìm hiểu 2 phần lớn: Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. Hai mặt phẳng vuông góc. Thể tích của hình hộp chữ nhật. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG HĐ 1 : Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng - Hai mp vuông góc với nhau (20’) - Khi học thể dục các em đã học nhảy cao. Quan sát thanh xà nhảy cao với mặt nệm và hai cây cột đỡ xà với mặt đất chúng ta rút ra nhận xét gì ? (Hình). Vậy để thế nào là đường thẳng vuông góc với mặt phẳng ta vào phần a. a. Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. Làm ?1. Quan sát hình hộp chữ nhật sau: - A’A có vuông góc với AD hay không? Vì sao? - A’A có vuông góc với AB hay không? Vì sao? - AD và AB có vị trí tương đối như thế nào? Cùng thuộc mp? - Như vậy, khi A’A vuông góc với 2 đường thẳng nằm (ABCD). Thì A’A ^ mp(ABCD). - Từ đó các em hãy cho cô biết khi nào thì đường thẳng vuông góc với mặt phẳng? - Hãy cho biết vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian? - Như vậy ở điều kiện để đường thẳng vuông góc với mặt phẳng bắt buộc phải có 2 đường thẳng cắt nhau trong mặt phẳng. Vì + Nếu 2 đường thẳng đó song song. Quan sát vào hình hình chữ nhật ta thấy AB vuông góc với BC và AD. Mà AD//BC. Lúc này AB nằm trong mp (ABCD) mà không vuông góc với mặt phẳng (ABCD). +Nếu 2 đường thẳng chéo nhau thì hiển nhiên không nằm trên 1 mặt phẳng - Lấy ví dụ minh hoạ trong hình HCN và trong thực tế. - Gấp mô hình: Lấy miếng bìa cứng hình chữ nhật gấp theo đường Ox, sao cho Oa trùng với Ob. Đặt miếng bìa đã gấp đó lên mặt bàn. Nhận xét gì về Ox đối với mặt bàn? Tại sao? - Cho HS quan sát. Dùng Eke đặt một cạnh góc vuông sát với Ox. Cạnh góc vuông thứ hai của eke nằm trên những mặt phẳng nào? - Như vậy Ox vuông góc với đường thẳng chứa cạnh góc vuông của eke thuộc mặt bàn. Quay eke quanh Ox từ đó rút ra được nhận xét gì biết góc quay eke không đổi và bằng 90 độ - Khi đường thẳng d vuông góc với mp (P) thì d vuông góc với mọi đường thẳng chứa trong (P). -Gọi HS đọc nhận xét (Sgk/101) - Như vậy các em đã biết khi nào thì đường thẳng vuông góc với 1mặt phẳng. Vậy thế nào là 2 mặt phẳng vuông góc với nhau . b. Hai mặt phẳng vuông góc - ? 1ta có AA’ như thế nào với mp (ABCD) A’A ^ mp(ABCD). - Hãy cho biết AA’ thuộc những mặt phẳng nào ? - Vậy từ (1) và (2) ta có : mp(A’ABB’ )^ mp(ABCD). Vậy từ (1) và (3) ta có  (A’ADD’) ^ mp(ABCD). - Vậy khi nào thì 2 mặt phẳng vuông góc với nhau ? - Như vậy ta có khái niệm - Quan sát hình 84 ta thấy BB’ ^ mp(ABCD). Vậy (ABCD) vuông góc với mp chứa BB’ nào? - Lấy ví dụ thực tế ? Làm ?2: Trong hình hộp chữ nhật trên a, AB thuộc mặt phẳng nào? Vì sao? b, AB vuông góc với (ADD’A’)? Giải thích. Vậy từ câu a và b ta suy ra mặt phẳng (ABCD) và mặt phẳng (ADD’A’) có mối quan hệ gì? Làm?3 Tìm các mặt phẳng vuông góc với (A’B’C’D’) ? Giải thích 1 trường hợp - Gọi HS nhận xét. Như vậy Hai mp vuông góc với nhau khi 1 trong 2 mp chứa 1 đường thẳng vuông góc với mp còn lại. - Thanh xà song song với mặt nệm. Còn 2 cây cột đỡ xà thì vuông góc với mặt đất. Làm ?1 - A’A ^ AD (vì là cạnh kề của hình chữ nhật AA’D’D). - A’A ^ AB (vì là 2 cạnh kề của hình chữ nhật AA’B’B). - AD và AB cắt nhau tại A và cùng thuộc mp(ABCD) - Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng khi nó vuông góc với 2 đường thẳng cắt nhau nằm trên 1 mặt phẳng. - Vị trí tương đối của 2 đường thẳng trong kg là : cắt nhau ; song song ; chéo nhau. - Ví dụ : Trong h. HCN ta có : AD ^ mp (DCC’D’)… Thực tế: Một cái cọc đóng vuông góc với mặt đất. Quan sát GV làm. - Có Ox Oa ; Ox Ob. Mà Oa và Ob cắt nhau tại O thuộc mặt bàn. Nên Ox mặt bàn. - Cạnh góc vuông thứ hai của eke nằm trên mặt bàn. (và mặt phẳng chứa eke) - HS đọc nhận xét Ta có : A’A ^ mp(ABCD) (1) - AA’ Mp(AA’B’B) (2) AA’ Mp(AA’D’D) (3) - Hai mp vuông góc với nhau khi 1 trong 2 mp chứa 1 đường thẳng vuông góc với mp còn lại. - mp(C’CBB’ )^ mp(ABCD). - Vậy từ (1) và (3) ta có  mp(B’BCC’) ^ mp(ABCD). - Hai mp vuông góc trong thực tiễn : Bức tường và sàn nhà; cánh cửa ra vào và mặt đất; … Làm ?2: a, Các đường thẳng AB thuộc mp (ABCD) . Vì AB là cạnh của hình chữ nhật. b, Ta có : AB ^mp (ADD’A’)Vì AB ^ AA’(Vì cạnh kề hcn ABB’A’) AB^ AD (Vì cạnh kề hcn ADD’A’). Mà cùng thuộc (ADD’A’) - Ta có: mp(ABCD) ^ mp(ADD’A’) Làm?3 - Ta có : mp(A’B’C’D’) vuông góc với các mặt phẳng là: mp(AA’B’B), mp(AA’D’D), mp(CC’B’B) mp (DD’C’C) - Giải thích : AA’^mp (A’B’C’D’) A’A ^ A’B’(Vì cạnh kề hcn ABB’A’) AA’ ^ A’D’ (Vì cạnh kề hcn ADD’A’). mà cùng thuộc (A’B’C’D’) Và AA’ Ì (A’B’AB) Nên: mp(A’B’C’D’) ^ mp (AA’B’B) . 1/ Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng - Hai mặt phẳng vuông góc với nhau: a. Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng Làm ?1 Ta có: - A’A ^ AD (vì là cạnh kề của hình chữ nhật). - A’A ^ AB (vì là 2 cạnh kề của hình chữ nhật). - AD AB=A và cùng thuộc mp(ABCD). Nên AA’ vuông góc với mp(ABCD) Kí hiệu: A’A ^ mp (ABCD). Nhận xét: b, c cắt nhau Nhận xét: (sgk/tr 101) d ^ mp(P); a Ì mp( P) d ^ a b. Hai mặt phẳng vuông góc Ta có : A’A ^ mp(ABCD) (1) AA’ Mp(AA’B’B) (2) AA’ Mp(AA’D’D) (3) - Vậy từ (1) và (2) ta có : mp(A’ABB’ )^ mp(ABCD). - Vậy từ (1) và (3) ta có  mp(A’ADD’) ^ mp(ABCD). - Khái niệm (Sgk/102) Tổng quát : Nếu Làm ?2: -Ta có : AB Ì (ABCD) AB ^ AA’(Vì cạnh kề hcn ABB’A’) AB ^ AD (Vì cạnh kề hcn ADD’A’). mà cùng thuộc (ADD’A’) AB ^mp (ADD’A’) - Từ câu a và b ta có: mp(ABCD) ^ mp(ADD’A’) Làm?3 - Ta có : mp(A’B’C’D’) vuông góc với các mặt phẳng là: (AA’B’B), (AA’D’D), (CC’B’B), (DD’C’C) - Giải thích : AA’^mp (A’B’C’D’) A’A ^ A’B’(Vì cạnh kề hcn ABB’A’) AA’ ^ A’D’ (Vì cạnh kề hcn ADD’A’). Mà cùng thuộc mp (A’B’C’D’) Và AA’ Ì (A’B’AB) Nên: mp(A’B’C’D’) ^ mp (AA’B’B) HĐ 2 : Thể tích của hình hộp chữ nhật ( 8’) 1cm 1cm 1cm - Gọi HS đọc sgk/tr 102- 103. - Ta chia hình hộp ra các hình lập phương đơn vị với cạnh là 1cm. Vậy hình hộp gồm mấy lớp hình lập phương? - Mỗi lớp gồm bao nhiêu hình lập phương nhỏ? - Vậy ta có tất cả bao nhiêu hình lập phương nhỏ? - Thể tích của hình lập phương đơn vị cạnh là 1cm có thể tích là: 1 . Vậy thể tích hình hộp là bao nhiêu? - Như vậy ta thấy nếu hình hộp có cạnh là 10, 6, 17 cm thì thể tích của hình là 6.10.17 - Do đó tổng quát ta có thể tích hình hộp có 3 kích thước là a, b, c (cùng đơn vị) là: V = a.b.c. - Em hiểu ba kích thước của hình hộp chữ nhật là gì? - Vậy muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta phải làm thế nào? - Ngoài ra ta có thể tính thể tích hình hộp chữ nhật bằng diện tích đáy nhân với chiều cao. - Thể tích hình lập phương được tính như thế nào? Ví dụ Hãy tính thể tích hình lập phương biết diện tích toàn phần là 216cm2. - Gồm 6 lớp hình lập phương - Gồm 10.17 hình - Có 6.10.17 (hình) - Thể tích hình hộp là 6.10.17 () - Ba kích thước của hình hộp chữ nhật là: Chiều dài, chiều rộng, chiều cao. - Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng đơn vị) . - Vì hình lập phương là hình hộp chữ nhật có các cạnh bằng nhau nên thể tích hình lập phương cạnh a sẽ bằng a3 Ví dụ: Diện tích của 1 mặt: 216 : 6 = 36cm2. Độ dài cạnh là: = 6 Thể tích là 63 = 216 cm3. 1cm 1cm 1cm 2. Thể tích của hình hộp chữ nhật: Giải: Thể tích của hình hộp chữ nhật có cạnh 10, 17, 6 cm là: V=10.17.6 () Thể tích của hình hộp chữ nhật là: V = a.b.c () Trong đó: a: chiều dài. b: chiều rộng. c: chiều cao. - Thể tích hình lập phương là: V = a3() Với a là độ dài cạnh. Ví dụ Diện tích của 1 mặt: 216 : 6 = 36cm2. Độ dài cạnh là: = 6 Thể tích là 63 = 216 cm3 HĐ 3 : Củng cố (10’) Bài 1 a, Tìm các đường thẳng vuông góc với mặt phẳng (ABCD) b, Tìm các mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng (ABNM) c, Viết công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật. d, Điền số thích hợp vào các ô trống sau: Chiều dài 22 18 15 20 Chiều rộng 14 ? ? ? Chiều cao 5 6 8 ? S một đáy ? 90 ? 260 Thể tích ? ? 1320 2080 Bài 1 a, Các đường thẳng vuông góc với mp(ABCD) là: AM, DQ, CP, BN b, Các mp vuông góc với mp(ABNM) là: ADCB, CBNP, ADQM, MNPQ. c, Thể tích là: d, Chiều dài 22 18 15 20 Chiều rộng 14 5 11 13 Chiều cao 5 6 6 8 Diện tích 1 đáy 380 90 260 Thể tích 1540 540 1320 2080 Bài 1 (Treo bảng phụ) 4. Hướng dẫn về nhà : (1’) - Nắm chắc dấu hiệu về đường thẳng vuông góc với mặt phẳng và 2 mặt phẳng vuông góc với nhau. Công thức tính diện tích; thể tích của hình hộp ch/nhật và hình lập phương. - Giải các bài tập: 10, 11, 12, 14 trang 104 SGK RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ GIẢNG NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

File đính kèm:

  • docGA 45.doc