Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 23+24 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

- Hệ thống hoá kiến thức chương II:

+ Góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc kề bù, phụ nhau, bù nhau.

+ Tia nằm giữa hai tia.

+ Tia phân giác của một góc.

 2. Kĩ năng:

- Vận dụng thành thạo các kiến thức về góc để làm một số bài tập. Bước đầu biết suy luận.

 3. Thái độ:

- Rèn tính cẩn thận khi đo, vẽ hình.

 4. Định hướng năng lực:

a) Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

b) Năng lực đặc thù: Năng lực tính toán, năng lực ngôn ngữ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Compa, thước thẳng, thước đo góc, phấn màu, máy chiếu, phiếu học tập.

Phiếu học tập số 1: Các hình vẽ sau cho ta biết kiến thức gì?

 

doc6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 23+24 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: /06/2020 (6A4) TIẾT 23. ÔN TẬP CHƯƠNG II (Tiết 1) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hệ thống hoá kiến thức chương II: + Góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc kề bù, phụ nhau, bù nhau. + Tia nằm giữa hai tia. + Tia phân giác của một góc. 2. Kĩ năng: - Vận dụng thành thạo các kiến thức về góc để làm một số bài tập. Bước đầu biết suy luận. 3. Thái độ: - Rèn tính cẩn thận khi đo, vẽ hình. 4. Định hướng năng lực: a) Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. b) Năng lực đặc thù: Năng lực tính toán, năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Compa, thước thẳng, thước đo góc, phấn màu, máy chiếu, phiếu học tập. Phiếu học tập số 1: Các hình vẽ sau cho ta biết kiến thức gì? 1) ............ y x O M 2) ............ 3) ............ 4) ............ 5) ............ 6) ............ 7) ............ 8) ............ Phiếu học tập số 2: 1. Điền vào chỗ trống trong các câu phát biểu sau để được một câu đúng: a) Bất kỳ đường thẳng nào nằm trên mp cũng là . . . . của . . . . . b) Số đo của góc bẹt bằng . . . . . c) Nếu . . . . thì . d) Tia phân giác của một góc là tia . . . 2. Tìm câu đúng? Sai? a) Góc tù là góc lớn hơn góc vuông. b) Nếu tia Oz là tia phân giác của góc xOy thì . c) Tia phân giác của góc xOy là tia tạo với hai cạnh Ox, Oy hai góc bằng nhau. d) Góc bẹt là góc có số đo bằng 1800. e) Hai góc kề bù là hai góc có 1 cạnh chung. 2. Học sinh: Compa, thước thẳng, thước đo góc. III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành. 2. Kĩ thuật: - Kỹ thuật giao nhiệm vụ, kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật nhóm đôi; kỹ thuật hỏi và trả lời. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: HS và GV sử dụng Tiếng Anh để chào nhau. 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình ôn tập. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động - Nhắc lại các kiến thức cơ bản đã được học trong chương 2. GV: Để củng cố lại các kiến thức này chúng ta vào bài hôm nay. HOẠT ĐỘNG 2: Ôn tập Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV phát phiếu học tập và yêu cầu HS cho biết kiến thức gì trong các hình trên phiếu - Yêu cầu HS lần lượt trả lời Dựa vào phiếu học tập trả lời 1 số câu hỏi sau: ? Thế nào là góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt ? Khi nào thì tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy ? Thế nào là hai góc phụ nhau, bù nhau, kề nhau, kề bù? ? Tia phân giác của góc là gì? ? Mỗi góc có mấy tia phân giác - GV phát phiếu học tập số 2 - Yêu cầu HS HĐ theo nhóm đôi thực hiện - Gọi HS lần lượt đứng tại chỗ trả lời HS: Chia sẻ theo nhóm ? Với câu sai hãy sửa lại cho đúng - GV nhận xét và chốt lại 1. Ôn tập về các hình - H.1: Hai nửa mp có chung bờ a đối nhau. - H.2: Góc nhọn xOy, điểm M nằm bên trong góc xOy. - H.3: Góc vuông xOy. - H.4: Góc tù xOy. - H.5: Góc bẹt xOy. - H.6: Hai góc kề bù. - H.7: Hai góc phụ nhau. - H.8: Tia phân giác của góc. Bài tập 1: a) . . . là bờ chung của hai nửa mp đối nhau. b) . . . . 1800 c) Nếu tia Oy nằm giữa hai tia Ox, Oz . . . . d) . . . . là tia nằm giữa hai cạnh của góc và tạo với hai cạnh ấy hai góc bằng nhau. Bài tập 2: a) Sai ; b) Đúng ; c) Sai d) Đúng ; e) Sai. - Yêu cầu HS làm bài 4 (SGK - 96) - Yêu cầu HS làm bài 5 (SGK - 96) ? Em hãy cho biết có những cách nào có thể tính được 3 góc mà chỉ đo 2 lần. ? Căn cứ vào kiến thức nào đã học ta có cách làm này 2. Bài tập Bài 4. (SGK-Tr96) Bài 5. (SGK-Tr96) Có 3 cách làm: * Đo góc xOy và góc yOz * Đo góc xOz và góc xOy * Đo góc xOz và góc yOz HOẠT ĐỘNG 3: Vận dụng GV: Chốt lại những kiến thức vừa ôn tập. - Thế nào là nửa mặt phẳng bờ a? - Thế nào là góc, góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt ? - Thế nào là 2 góc bù nhau ? Hai góc kề nhau? Hai góc kề bù, phụ nhau ? - Tia phân giác của 1 góc là gì ? Mỗi góc có mấy tia phân giác ? HOẠT ĐỘNG 4: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. - Cho góc bẹt xOy. Vẽ tia Ot sao cho góc = 600. a) Tính số đo góc xOt b) Vẽ tia phân giác Om của góc yOt và tia phân giác On của góc xOt. Hỏi góc mOt và góc tOn có kề nhau không? Có phụ nhau không? Giải thích? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Xem lại kiến thức về đường tròn, hình tròn, cung và dây cung. Tam giác. - Ôn lại các kiến thức về góc, xem lại các dạng bài tập đã chữa. - Tiết sau tiếp tục ôn tập chương II. - Chuẩn bị đầy đủ thước thẳng, thước đo góc, bút chì. Ngày giảng: /06/2020 (6A4) TIẾT 24. ÔN TẬP CHƯƠNG II (Tiết 2) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Tiếp tục hệ thống hoá kiến thức chương II: Góc: + Góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt; hai góc phụ nhau, bù nhau, phụ nhau, kề bù. + Tia nằm giữa hai tia, tia phân giác của một góc. + Tam giác, đường tròn. 2. Kĩ năng: - Vận dụng thành thạo các kiến thức về góc để làm một số bài tập. Bước đầu biết suy luận. 3. Thái độ: - Rèn tính cẩn thận khi đo, vẽ hình. 4. Định hướng năng lực: a) Năng lực chung: - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. b) Năng lực đặc thù: - Năng lực tính toán, năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Compa, thước thẳng, thước đo góc, phấn màu, máy chiếu, phiếu học tập. 2. Học sinh: - Compa, thước thẳng, thước đo góc. III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành. 2. Kĩ thuật: - Kỹ thuật giao nhiệm vụ, kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật nhóm đôi; kỹ thuật hỏi và trả lời. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: HS và GV sử dụng Tiếng Anh để chào nhau. 2. Kiểm tra bài cũ: - Kết hợp trong quá trình ôn tập. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động GV gọi HS trả lời các câu hỏi: - Thế nào là nửa mặt phẳng bờ a? - Thế nào là góc, góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt ? - Thế nào là 2 góc bù nhau ? Hai góc kề nhau? Hai góc kề bù, phụ nhau ? - Tia phân giác của 1 góc là gì ? Mỗi góc có mấy tia phân giác ? GV: Để củng cố lại các kiến thức này chúng ta vào bài hôm nay. HOẠT ĐỘNG 2: Ôn tập Hoạt động của GV và HS Nội dung ? Đọc tên các đỉnh, các cạnh, các góc của ? Thế nào là (O; R ) ? 1. Ôn tập về các hình A C B R O - Yêu cầu HS làm bài 6 (SGK - Tr96) ? Muốn vẽ tia phân giác của một góc ta có những cách nào - Yêu cầu HS lên bảng vẽ hình ? Bài tập 1: - GV nêu bài tập: Cho góc bẹt xOy. Vẽ tia Ot sao cho góc = 600. a) Tính số đo góc xOt b) Vẽ tia phân giác Om của góc yOt và tia phân giác On của góc xOt. Hỏi góc mOt và góc tOn có kề nhau không? Có phụ nhau không? Giải thích? - Yêu cầu HS vẽ hình ? Từ hình vẽ tính ? Quan sát hình vẽ cho biết góc mOt và góc tOn có kề nhau không ? Quan sát hình vẽ cho biết góc mOt và góc tOn có phụ nhau không? Giải thích? - GV nhận xét và HD HS trình bày - GV nêu bài tập: Trên 1 nửa mặt phẳng bờ có chứa tia Ox, vẽ 2 tia Oy, Oz sao cho a) Trong 3 tia Ox, Oy và Oz tia nào nằm giữa hai tia còn lại ? Vì sao ? b) Tính c) Vẽ Ot là tia phân giác. Tính ? ? Em hãy so sánh từ đó suy ra tia nào nằm giữa 2 tia còn lại ? - Có tia Oy nằm giữa 2 tia Ox và Oz thì suy ra điều gì - Có Oz là tia phân giác, vậy tính thế nào ? - Làm thế nào để tính ? 2. Bài tập Bài 6 (SGK - Tr96) Ta có: Bài tập 1: Giải: Ta có: = 1200 - Hai góc mOt, nOt có kề nhau vì hai góc có 1 cạnh chung là Ot và hai cạnh còn lại là Om, On nằm trên hai nửa mp đối nhau có bờ chứa cạnh chung. - Vì Om là tia phân giác của góc yOt nên: - Vì On là tia phân giác của góc xOt nên: Hai góc mOt, nOt phụ nhau vì Bài tập 2: 0 x y t z 1100 300 a) Có = 300 = 1100 Tia Oy nằm giữa 2 tia Ox và Oz b) Vì tia Oy nằm giữa tia Ox và Oz nên : = = 1100 - 300 = 800 c) Vì Ot là phân giác của nên = = 400 có = 400 , = 1100 < (400 < 1100) tia Oy nằm giữa 2 tia Oz và Ox + = 400 + = 1100 = 1100 - 400 =700 HOẠT ĐỘNG 3: Vận dụng GV: Chốt lại những kiến thức vừa ôn tập. - Thế nào là nửa mặt phẳng bờ a? - Thế nào là góc, góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt ? - Thế nào là 2 góc bù nhau ? Hai góc kề nhau? Hai góc kề bù, phụ nhau ? - Tia phân giác của 1 góc là gì ? Mỗi góc có mấy tia phân giác ? HOẠT ĐỘNG 4: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. - Vẽ góc xOy tù, lấy điểm M là điểm nằm bên trong góc xOy. Vẽ tia OM. Giải thích tại sao V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Xem lại kiến thức về đường tròn, hình tròn, cung và dây cung. Tam giác. - Ôn lại các kiến thức đã học, xem lại các dạng bài tập đã chữa. - Tiết sau kiểm tra chương II.

File đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_6_tiet_2324_nam_hoc_2019_2020_truong_th.doc