Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 21: Đường tròn - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 - Học sinh hiểu đường tròn là gì? Hình tròn là gì?

 - Hiểu thế nào là cung? Dây cung? Đường kính, bán kính?

2. Kĩ năng:

 - Biết sử dụng compa để vẽ đường tròn, cung tròn.

 - Biết giữ nguyên độ mở của compa

3. Thái độ:

 - Rèn tính cẩn thận khi đo, vẽ hình.

4. Định hướng năng lực:

a) Năng lực chung:

 Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

b) Năng lực đặc thù:

 Năng lực tính toán, năng lực ngôn ngữ.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Compa, thước thẳng, phấn màu.

- Học sinh: Compa, thước thẳng.

III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT

1. Phương pháp:

 - Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành.

2. Kĩ thuật:

 - Kỹ thuật giao nhiệm vụ, kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật nhóm đôi; kỹ thuật hỏi và trả lời.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 172 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 21: Đường tròn - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 04/6/2020 6A1 TIẾT 21. ĐƯỜNG TRÒN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu đường tròn là gì? Hình tròn là gì? - Hiểu thế nào là cung? Dây cung? Đường kính, bán kính? 2. Kĩ năng: - Biết sử dụng compa để vẽ đường tròn, cung tròn. - Biết giữ nguyên độ mở của compa 3. Thái độ: - Rèn tính cẩn thận khi đo, vẽ hình. 4. Định hướng năng lực: a) Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. b) Năng lực đặc thù: Năng lực tính toán, năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Compa, thước thẳng, phấn màu. - Học sinh: Compa, thước thẳng. III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành. 2. Kĩ thuật: - Kỹ thuật giao nhiệm vụ, kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật nhóm đôi; kỹ thuật hỏi và trả lời. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: HS và GV sử dụng Tiếng Anh để chào nhau. 2. Kiểm tra 15 phút: Đề bài: Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox, vẽ tia Oz, Oy sao cho . a) Trong ba tia Ox, Oy, Oz tia nào nằm giữa hai tia còn lại? Vì sao? b) So sánh góc xOz và góc zOy. c) Góc xOy là góc gì? Tia Oz có là tia phân giác của góc xOy không? Vì sao? Hướng dẫn chấm: Nội dung Điểm - Hình vẽ đúng. 1 a) Tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy. Vì < (45o < 90o). 1,5 1,5 b) Vì tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy nên ta có: + = Hay: = - Thay số: = 90o - 45o = 45o Vậy: = (= 45o). 0,5 0,5 0,5 0,5 1 c) Góc xOy là góc vuông. Tia Oz có là tia phân giác của góc xOy. - Vì: + Tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy (theo ý a) + = (theo ý b). 1 1 0,5 0,5 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động: - GV: Tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi:  Chuyền hộp quà  GV giới thiệu luật chơi: Lớp phó văn nghệ bắt nhịp cho lớp hát một bài hát ngắn. Các em vừa hát, vừa vỗ tay đồng thời chuyền hộp quà cho bạn bên cạnh. Khi bài hát kết thúc, hộp quà trên tay bạn nào thì bạn đó có quyền mở hộp quà và trả lời câu hỏi bên trong hộp quà. Trả lời đúng được nhận một phần quà, trả lời sai cơ hội cho những bạn còn lại. Câu hỏi sử dụng trong trò chơi : Thế nào là đường tròn? Để tìm hiểu kĩ hơn về đường tròn => Bài mới. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới. Nội dung Hoạt động của GV và HS 1. Đường tròn và hình tròn - Đường tròn tâm O bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R. Kí hiệu: (O; R) 0 R M . . N . P +) M (O; R) +) N là điểm nằm bên trong đường tròn +) P là điểm nằm bên ngoài đường tròn - Hình tròn là hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và các điểm nằm bên trong đường tròn đó. Bài 38: (SGK-Tr91) .O .A C . . D (O; 2cm) (A; 2cm) A (O; 2cm) (C; 2cm) đi qua O; A Vì OC = OA = 2cm ? Để vẽ đường tròn người ta dùng dụng cụ gì ? HS: Dùng compa GV: Cho điểm O, vẽ đường tròn tâm O bán kính 2cm GV vẽ đường tròn lên bảng theo đơn vị quy ước. HS vẽ vào vở GV hướng dẫn HS cách vẽ: Vẽ đường tròn tâm O bán kính 2cm ? Lấy M thuộc (O). Nhận xét gì về khoảng cách từ M tới O? GV lấy các điểm N, P. Hãy so sánh độ dài các đoạn thẳng ON và OM, OP và OM? Làm thế nào để so sánh được các đoạn thẳng đó ? HS: Dùng thước đo độ dài : ON < OM OP > OM GV giới thiệu điểm nằm bên trong, bên ngoài đường tròn và yêu cầu HS lên bảng lấy VD. ? Đường tròn tâm O bán kính R là 1 hình ntn ? GV giới thiệu về hình tròn GV nhấn mạnh sự khác nhau giữa đường tròn và hình tròn - Yêu cầu HS làm bài 38 SGK ? O có thuộc (A; 2cm) 2. Cung và dây cung - A; B (O; R) - A; B chia (O; R) thành 2 phần gọi là 2 cung tròn - A, B, O thẳng hàng mỗi cung là một nửa đường tròn - Đoạn thẳng nối 2 mút của dây gọi là dây. A B O - Dây đi qua tâm là đường kính. - Yêu cầu học sinh đọc sgk ? Thế nào được gọi là cung, dây cung? ? So sánh độ dài đường kính và bán kính 3. Một số công dụng khác của compa - Dùng compa so sánh 2 đoạn thẳng. - Dùng com pa tính tổng độ dài đoạn thẳng. - Đoạn ON: OM + MN = AB + CD = ON x B A C D O M N - Yêu cầu học sinh K, G nghiên cứu ví dụ SGK. (HS TB, Y không thực hiện mục 3) - Giáo viên hướng dẫn HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập ? Thế nào là đường tròn? Hình tròn? Cung và dây cung? - GV nhấn mạnh lại các kiến thức trọng tâm. Bài 39 (SGK - 92) a) CA = 3cm , CB = 2cm DA = 3cm , DB = 2cm b) I nằm giữa A,B nên AI + IB = AB AI = AB – IB = 4-2 = 2(cm) AI = IB = = 2cm I là trung điểm của AB c) IK = 1cm HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - Quan sát và tìm ra những mô hình liên quan đến đường tròn, chẳng hạn đồng xu, mặt trống, ... HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo. - Tìm hiểu thêm (qua người lớn hoặc internet) về bí ẩn các vòng tròn trên cánh đồng V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU. - Xem lại kiến thức về đường tròn, hình tròn, cung và dây cung. - HS làm bài 41, 42 (SGK). - Tiết sau: Tam giác. - Chuẩn bị đầy đủ thước thẳng, thước đo góc, bút chì, một vật dụng có dạng hình tam giác.

File đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_6_tiet_21_duong_tron_nam_hoc_2019_2020.doc