I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Tiếp tục củng cố và hệ thống kiến thức về điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng.
2. Phẩm chất
- Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy.
- Tính chính xác, kiên trì.
- Trung thực, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ học tập.
3. Năng lực
a) Năng lực chung:Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b) Năng lực đặc thù:HS được rèn năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết các vấn đề toán học
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ, thước thẳng, phấn màu.
2. Học sinh: Ôn lại nội dung lý thuyết của các phần điểm, đường thẳng, tia,
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
2. Kĩ Thuật: Kỹ thuật giao nhiệm vụ, kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật nhóm đôi; kỹ thuật hỏi và trả lời
3 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 155 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 14: Ôn tập Chương I - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Pha Mu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:
Tiết 14
ÔN TẬP CHƯƠNG I
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Tiếp tục củng cố và hệ thống kiến thức về điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng.
2. Phẩm chất
- Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy.
- Tính chính xác, kiên trì.
- Trung thực, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ học tập.
3. Năng lực
a) Năng lực chung:Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b) Năng lực đặc thù:HS được rèn năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết các vấn đề toán học
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ, thước thẳng, phấn màu.
2. Học sinh: Ôn lại nội dung lý thuyết của các phần điểm, đường thẳng, tia,
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
2. Kĩ Thuật: Kỹ thuật giao nhiệm vụ, kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật nhóm đôi; kỹ thuật hỏi và trả lời
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
HS1: Nêu cách vẽ điểm và đường thẳng ?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động
- GV tổ chức thi điền bảng kết quả.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
- Treo bảng phụ có vẽ các hình từ 1 ® 10.
- Mỗi hình trong bảng phụ sau đây cho biết kiến thức gì ?
- Cho HS quan sát các hình vẽ trong ít phút để nhận dạng.
- Gọi vài HS đứng tại chỗ trả lời.
B
·
· A
a
1. Các hình:
1)
A
·
B
·
C
·
2)
I
·
a
b
3)
4)
A
·
B
·
m
n
5)
x
x’
0
·
6)
B
·
A
·
y
·
7)
- Treo bảng phụ đã ghi sẵn các câu để HS điền vào chỗ trống .
- Cho HS điền vào nháp.
- Gọi 2 HS lên bảng điền.
Cho HS hoạt động các nhân làm bài tập 59. SBT -136.
? Nêu yêu cầu của bài toán
- Gọi 1 HS lên bảng làm.
- Gọi HS khác nhận xét.
Cho HS làm bài tập 61. SBT -137.
- Gọi 1 HS đọc đầu bài
? Nêu yêu cầu của bài toán
- Gọi 1 HS lên bảng làm.
- Gọi HS khác nhận xét
2. Các tính chất:
a) Trong ba điểm thẳng hàng có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại .
b) Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.
c) Mỗi điểm trên đường thẳng là gốc chung của hai tia đối nhau.
d) Nếu M nằm giữa hai điểm A và B
thì AM + MB = AB.
Bài tập 59. SBT - 136.
A I B
2,5 cm
Bài giải:
Vì I là trung điểm của AB nên:
AI = IB =
Vẽ trên tia AB điểm I sao cho AI = 2,5 cm.
Bài tập 61. SBT - 137.
Trên đường thẳng lấy 2 điểm A,B sao cho AB = 5,6 cm. Lấy điểm C sao cho AC =11,2 cm và B nằm giữa A,C. Vì sao điểm B là trung điểm của đoạng thẳng AC.
Bài giải:
B là trung điểm của AC vì B nằm giữa A,C và
Hoạt động 3: Luyện tập
a) Quan sát xung quanh em và chỉ ra những hình ảnh có liên quan đến điểm; đường thẳng; tia; đoạn thẳng; trung điểm của đoạn thẳng; các điểm thẳng hàng.
b) Ước lượng bằng mắt chiều dài của một gian nhà sau đó kiểm tra lại bằng thước.
c) Trên sân trường , các học sinh của một lớp xếp theo đội hình 5 hàng dọc, mỗi hàng 7 em mỗi em cách nhau 0,5 m và các em xếp thành hình chữ nhật. Chu vi của hình chữ nhật đó là bao nhiêu mét?
Hoạt động 4: Vận dụng
Cho HS làm bài tập:(Đề bài bảng phụ)
- Gọi 1 học sinh đọc đầu bài, nêu yêu cầu của bài toán
- Y/C học sinh làm bài tập ra nháp.
Bài tập:
Trên tia Ax, vẽ hai điểm M, B sao cho AM = 3cm;
AB = 6cm
A M B x
Bài giải
a) Điểm M nằm giữa A và B vì 2 điểm M, B cùng nằm trên tia Ax và AM < AB.
b) AM + MB = AB
Suy ra MB = AB - AM
MB = 6 - 3 = 3(cm)
Vậy AM = MB.
c) Điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB vì M nằm giữa hai điểm A, B và
AM = MB.
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo.
Tìm hiểu thêm(qua người lớn hoặc Internet)
a)Về cách để người thợ xây ghép được các viên gạch thẳng hàng
b)Về cách người thợ chia đôi chiều dài một vật cứng như thanh gỗ hay chiều rộng chiếc bàn.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT HỌC SAU
- Ôn kỹ các kiến thức trong nội dung chương trình.
- Ôn tập lí thuyết và xem lại các dạng bài tập đã chữa.
File đính kèm:
- giao_an_hinh_hoc_lop_6_tiet_14_on_tap_chuong_i_nam_hoc_2020.docx