I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hệ thống hoá kiến thức về điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng,
trung điểm ( Khái niệm - Tính chất - Cách nhận biết)
2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng thành thạo thước thẳng, thước có chia khoảng,
com pa để đo, vẽ đoạn thẳng. Bước đầu tập suy luận đơn giản.
3.Thái độ: Rèn tính cẩn thận
4. Năng lực- phẩm chất:
a) Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng
tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác
b) Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Phương tiện: Giáo án, SGK, phấn, thước thẳng có vạch chia.
2. Học sinh: Dụng cụ học tập, thước thẳng có chia khoảng, bài tập, câu hỏi ôn
tập chương
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, luyện tập thực hành,dạy học trực quan, gợi
mở- vấn đáp, pp giải quyết vấn đề
2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: (Lồng vào giờ ôn tập)
3. Bài mới:
* HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Trò chơi “Ai nhanh mắt hơn”: Giáo viên chuẩn bị sẵn một số nội dung kiến
thức cần kiểm tra bằng hình vẽ để đưa lên màn hình máy. Học sinh chuẩn bị
bảng nhóm, bút dạ.
Cách chơi: Giáo viên chiếu nội dung kiến thức cần kiểm tra lên màn hình; yêu
cầu học sinh tìm và liệt kê những hình, những vấn đề liên quan đến bài học vào
bảng nhóm. Trong vài phút, đội nào tìm được nhiều hình (ghi lên bảng nhóm)
chính xác hơn thì đội đó sẽ thắng cuộc
6 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 154 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 12+13 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 15/11/2019 (6A5)
Tiết 12. ÔN TẬP CHƯƠNG I
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hệ thống hoá kiến thức về điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng,
trung điểm ( Khái niệm - Tính chất - Cách nhận biết)
2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng thành thạo thước thẳng, thước có chia khoảng,
com pa để đo, vẽ đoạn thẳng. Bước đầu tập suy luận đơn giản.
3.Thái độ: Rèn tính cẩn thận
4. Năng lực- phẩm chất:
a) Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng
tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác
b) Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Phương tiện: Giáo án, SGK, phấn, thước thẳng có vạch chia.
2. Học sinh: Dụng cụ học tập, thước thẳng có chia khoảng, bài tập, câu hỏi ôn
tập chương
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, luyện tập thực hành,dạy học trực quan, gợi
mở- vấn đáp, pp giải quyết vấn đề
2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: (Lồng vào giờ ôn tập)
3. Bài mới:
* HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Trò chơi “Ai nhanh mắt hơn”: Giáo viên chuẩn bị sẵn một số nội dung kiến
thức cần kiểm tra bằng hình vẽ để đưa lên màn hình máy. Học sinh chuẩn bị
bảng nhóm, bút dạ.
Cách chơi: Giáo viên chiếu nội dung kiến thức cần kiểm tra lên màn hình; yêu
cầu học sinh tìm và liệt kê những hình, những vấn đề liên quan đến bài học vào
bảng nhóm. Trong vài phút, đội nào tìm được nhiều hình (ghi lên bảng nhóm)
chính xác hơn thì đội đó sẽ thắng cuộc.
Câu hỏi: Cho các hình vẽ: Điểm, đường thẳng, đường thẳng đi qua 2 điểm, tia ,
hai tia đối nhau, trùng nhau, đoạn thẳng...
* HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- Điền vào chỗ trống (...) trong các
phát biểu sau để được câu đúng
Gv:Treo bảng phụ, yêu cầu học sinh
dùng phấn màu để điền vào chỗ
trống.
Bài 1: Điền vào chỗ trống (...) trong
các phát biểu sau để được câu đúng
a) Trong ba điểm thẳng hàng có một
điểm và chỉ một điểm nằm giữa hai
điểm còn lại.
Hs hoạt động nhóm
HS: Cả lớp kiểm tra, sửa sai nếu cần.
? Các câu sau đúng hay sai ?
HS:Thảo luận theo nhóm nhỏ
- Trả lời
- Hs thảo luận theo nhóm bàn làm bài
tập (5p)
- Đại diện các nhóm lên bảng điền
GV:nhận xét ,chốt kiến thức
- HS làm việc cá nhân làm bài tập
- Hs lên bảng trình bày
- HS đọc yêu cầu bài 6
- HS lên bảng vẽ hình theo yêu cầu
của đề bài
- HS làm theo nhóm bàn (5p)
b) Có một và chỉ một đường thẳng đi qua
hai điểm A và B
c) Mỗi điểm trên một đường thẳng là gốc
chung của hai tia đối nhau.
d) Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A
và B thì
MA + MB = AB
e) Nếu MA = MB =
AB
2
thì M là trung
điểm của AB
Bài 2
Điền vào ô trống trong các phát biểu sau
để được câu đúng :
a) Trong ba điểm thẳng hàng...... nằm
giữa hai điểm còn lại
b) Có một và chỉ một đường thẳng đi
qua.....
c) Mỗi điểm trên một đường thẳng là .....
của hai tia đối nhau
d) Nếu ................................... thì
AM + MB = AB
e) Nếu MA = MB =
2
AB
thì
Bài 6 (SGK – 127)
BMA
a) Điểm M nằm giữa hai điểm A và B.
Vì AM < AB.
b) Theo câu a ta có
AM + MB = AB
MB = AB - AM
MB = 3 cm
AM = MB
c) Từ a và b M là trung điểm của AB
Bài 7 (SGK - 127)
3,5cm
7cm
BMA
Vì AM < AB nên M nằm giữa A và B
AM + MB = AB
3,5 + MB = 7
MB = 7 – 3,5 = 3,5
- HS trình bày và nhận xét
Vậy AM = MB
M là trung điểm của AB vì M nằm
giữa A và B, MA = MB
* Hoạt động 3: Vận dụng
a) Quan sát xung quanh em và chỉ ra những hình ảnh có liên quan đến
điểm; đường thẳng; tia; đoạn thẳng; trung điểm của đoạn thẳng; các điểm
thẳng hàng.
b) Ước lượng bằng mắt chiều dài của một gian nhà sau đó kiểm tra lại
bằng thước.
c) Trên sân trường , các học sinh của một lớp xếp theo đội hình 5 hàng
dọc, mỗi hàng 7 em mỗi em cách nhau 0,5 m và các em xếp thành hình chữ
nhật.Chu vi củ hình chữ nhật đó là bao nhiêu mét?
* Hoạt động 4: Tìm tòi, mở rộng
Tìm hiểu thêm(qua người lớn hoặc Internet)
a)Về cách để người thợ xây ghép được các viên gạch thẳng hàng
b)Về cách người thợ chia đôi chiều dài một vật cứng như thanh gỗ hay
chiều rộng chiếc bàn.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI CHO TIẾT SAU
* Về nhà ôn tập lại toàn bộ phần lí thuyết trong chương.
- Xem lại cách vẽ, đo đoạn thẳng.
- Vẽ trung điểm của đoạn thẳng.
- BTVN: Bài 8 SGK - T127 và bài tập
Trên tia Oy lấy 2 điểm M và N sao cho OM = 4cm, ON = 7cm
a) Điểm M có nằm giữa O và N không?
b) So sánh OM và MN?
c) M có là trung điểm của ON không?
- Tiết sau tiếp tục ôn tập.
.........................................................................
Ngày giảng: 22/11/2019 (6A5)
Tiết 13. ÔN TẬP CHƯƠNG I
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hệ thống hoá kiến thức về điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng,
trung điểm (Khái niệm - Tính chất - Cách nhận biết)
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng thành thạo thước thẳng, thước có chia khoảng,
com pa để đo, vẽ đoạn thẳng. Bước đầu tập suy luận đơn giản.
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận
4. Định hướng năng lực:
a) Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng
tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác
b) Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Phương tiện: Giáo án, SGK, phấn, thước thẳng có vạch chia.
2. Học sinh: Dụng cụ học tập, thước thẳng có chia khoảng, bài tập, câu hỏi ôn
tập chương
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, luyện tập thực hành,dạy học trực quan, gợi
mở- vấn đáp, pp giải quyết vấn đề
2. Kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: (Lồng vào giờ ôn tập)
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Ai nhanh mắt hơn”: Giáo viên chuẩn bị sẵn một số nội dung kiến
thức cần kiểm tra bằng hình vẽ để đưa lên màn hình máy. Học sinh chuẩn bị
bảng nhóm, bút dạ.
Cách chơi: Giáo viên chiếu nội dung kiến thức cần kiểm tra lên màn hình; yêu
cầu học sinh tìm và liệt kê những hình, những vấn đề liên quan đến bài học vào
bảng nhóm. Trong vài phút, đội nào tìm được nhiều hình (ghi lên bảng nhóm)
chính xác hơn thì đội đó sẽ thắng cuộc.
Câu hỏi: Cho các hình vẽ: điểm, đường thẳng, đường thẳng đi qua 2 điểm, tia ,
hai tia đối nhau, trùng nhau, đoạn thẳng...
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung
? HS phát biểu định nghĩa trung
điểm của đoạn thẳng AB
- Hs làm việc cá nhân nêu tính chất
của trung điểm
- 1 HS lên bảng thực hiện
- HS đọc đề bài
- 1HS lên bảng vẽ hình theo yêu
cầu
1. Lí thuyết
MA B
M là trung điểm của AB
MA MB AB AB
MA MB
MA MB 2
+ =
= =
=
2. Bài tập
Bài 1:
Trên tia Ax lấy hai điểm B, C sao cho
AB = 2cm, AC = 6cm
a ) Trong ba điểm A, B, C điểm nào nằm
giữa hai điểm còn lại ? Vì sao ?
b) Tính độ dài đoạn thẳng BC.
c) Gọi M là trung điểm của BC. Tính độ
dài đoạn thẳng BM.
- HS làm việc cá nhân theo hướng
dẫn của GV
- HS lần lượt lên bảng thực hiện
- HS đọc đề bài
- HS lên bảng vẽ hình theo yêu cầu
- HS thảo luận cá nhân 2p sau đó
HĐ theo nhóm làm bài tập (5p)
- Đại diện các nhóm mang bài lên
bảng trình bày
- Nhận xét giữa các nhóm
- GV nhận xét – đánh giá
- GV chốt kiến thức
6cm
2cm
M xCBA
a) Vì AB = 2cm, AC = 6cm nên AB AC
Do đó điểm B nằm giữa hai điểm A và C.
b) Vì B nằm giữa A và C
=> AB + BC = AC
BC = AC – AB = 6 – 2 = 4 (cm)
c) Vì M là trung điểm của BC nên
BC 4
BM= = =2
2 2
(cm)
Bài 2:
Trên tia Ox, vẽ ba điểm H, I, K sao cho
OH = 2cm, OI = 5cm, OK = 8cm.
a) So sánh độ dài hai đoạn thẳng HI và
HK.
b) Điểm I có là trung điểm của đoạn thẳng
HK không? Vì sao?
a) Trên tia Ox, ta có OH < OI ( 2 < 5cm)
nên điểm H nằm giữa hai điểm O và I.
Do đó: OH + HI = OI
HI = OI – OH
HI = 5 – 2 = 3 (cm)
Trên tia Ox, ta có OH < OK ( 2 < 8cm)
nên điểm H nằm giữa hai điểm O và K.
Do đó: OH + HK = OK
HK = OK – OH
HK = 8 – 2 = 6(cm)
HI = 3cm và HK = 6cm nên HI < HK
b) Trên tia Hx, ta có HI < HK (3 < 6cm)
nên điểm I nằm giữa hai điểm H và K
Do đó: HI + IK = HK
IK = HK – HI
IK = 6 – 3 = 3 (cm)
HK = II = 3cm nên I là trung điểm của
đoạn thẳng HK
H K
.
x
. . .
O I
+ Cách vẽ đoạn thẳng biết độ dài
+ Cách vẽ trung điểm của đoạn
thẳng
+ Cách tính đoạn thẳng dựa vào
trung điểm
* Hoạt động 3: Luyện tập
Cho đoạn thẳng AB = 10cm. Gọi M là trung điểm của AB. Tính MB?
Vì M là trung điểm của AB nên
AB 10
MA = MB = = = 5
2 2
(cm)
* Hoạt động 4: Vận dụng
a) Quan sát xung quanh em và chỉ ra những hình ảnh có liên quan đến
điểm; đường thẳng; tia; đoạn thẳng; trung điểm của đoạn thẳng; các điểm
thẳng hàng.
b) Ước lượng bằng mắt chiều dài của một gian nhà sau đó kiểm tra lại
bằng thước.
c) Trên sân trường , các học sinh của một lớp xếp theo đội hình 5 hàng
dọc, mỗi hàng 7 em mỗi em cách nhau 0,5 m và các em xếp thành hình chữ
nhật. Chu vi củ hình chữ nhật đó là bao nhiêu mét?
* Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng, phát triển ý sáng tạo
Tìm hiểu thêm(qua người lớn hoặc Internet)
a) Về cách để người thợ xây ghép được các viên gạch thẳng hàng
b) Về cách người thợ chia đôi chiều dài một vật cứng như thanh gỗ hay
chiều rộng chiếc bàn.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Về nhà ôn tập lại toàn bộ phần lí thuyết trong chương.
- Xem lại các bài tập đã chữa
- Tập vẽ hình, kí hiệu hình.
- BTVN: 51; 56; 58; 63; 64; 65 (SBT - Tr. 105)
- Giờ sau kiểm tra một tiết.
------------------------------------------------------
File đính kèm:
- giao_an_hinh_hoc_lop_6_tiet_1213_nam_hoc_2019_2020_truong_th.pdf