I- MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS biết khái niệm trung điểm của đoạn thẳng, hiểu trung điểm của đoạn thẳng là gì?
2. Phẩm chất
- Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy.
- Tính chính xác, kiên trì.
- Trung thực, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ học tập.
3. Năng lực
a) Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b) Năng lực đặc thù:
HS được rèn năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết các vấn đề toán học
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Thước thẳng có chia khoảng, phấn màu, compa, một thanh gỗ, 1sợi dây.
2. Học sinh: Thước thẳng có chia khoảng, compa, một thanh gỗ, 1 sợi dây.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
2. Kĩ Thuật: Kỹ thuật giao nhiệm vụ, kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật nhóm đôi; kỹ thuật hỏi và trả lời
3 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 12: Trung điểm của đoạn thẳng - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Pha Mu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 30/11/2020
Tiết 12
TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG
I- MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS biết khái niệm trung điểm của đoạn thẳng, hiểu trung điểm của đoạn thẳng là gì?
2. Phẩm chất
- Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy.
- Tính chính xác, kiên trì.
- Trung thực, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ học tập.
3. Năng lực
a) Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b) Năng lực đặc thù:
HS được rèn năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết các vấn đề toán học
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Thước thẳng có chia khoảng, phấn màu, compa, một thanh gỗ, 1sợi dây.
2. Học sinh: Thước thẳng có chia khoảng, compa, một thanh gỗ, 1 sợi dây.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
2. Kĩ Thuật: Kỹ thuật giao nhiệm vụ, kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật nhóm đôi; kỹ thuật hỏi và trả lời
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: ? Khi nào điểm M nằm giữa hai điểm A và B ?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động:
? Vẽ đoạn thẳng AB = 4cm, lấy điểm M nằm giữa A và B sao cho AM = 2 cm. Tính MB; so sánh AM và MB
Qua bài tập trên ta thấy M nằm giữa hai điểm A, B và M cách đều A, B ta gọi M là trung điểm của đoạn thẳng AB. Vậy trung điểm của đoạn thẳng là gì ? Có tính chất gì ? Để trả lời câu hỏi này ta sang bài hôm nay:
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
GV yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ trong phần kiểm tra bài cũ trả lời câu hỏi
? Trong 3 điểm A, M, B điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại
? Em có nhận xét gì về vị trí của điểm M so với điểm A và B
? So sánh MA và MB
GV giới thiệu M là trung điểm của đoạn thẳng AB.
? M là trung điểm của AB thì M phải thoả mãn điều kiện gì.
? Có điều kiện M nằm giữa A và B thì tương ứng ta có đẳng thức nào.
HD học sinh cách 2: gấp dây
Yêu cầu HS làm cách 3
Cho học sinh làm ?
1. Trung điểm của đoạn thẳng
A M B
M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì MA = MB và AM + MB = AB
(hoặc MA = MB =) và ngược lại.
Định nghĩa: SGK t124
2. Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng.
VD: Vẽ trung điểm của đoạn thẳng AB biết AB = 5cm
Bài giải
A M B
2,5cm
Ta có: AM + MB = AB;
MA = MB
AM =MB ==
= 2,5 (cm)
Cách1: Trên tia AB vẽ điểm M sao cho
AM = 2,5cm.
Cách 2: Gấp dây.
Hoạt động 3: Luyện tập
Cho HS làm bài tập 60 SGK
Gọi 1 học sinh đọc đầu bài, nêu yêu cầu của bài toán
Y/C học sinh làm bài tập ra nháp.
- Gọi một HS lên bảng làm
- GV HD học sinh yếu, kém bằng các câu hỏi sau:
? Nhận xét vị trí của A, B với tia Ox, so sánh OA và OB.
? Để so sánh OA và AB ta làm như thế nào
? Điểm A nằm giữa O và B thì ta có hệ thức nào.
? Biết OB, OA tính AB như thế nào
? A là trung điểm của OB vì sao(dựa vào định nghĩa )
Gọi HS nhận xét, sửa chữa
? Có những cách nào để vẽ trung điểm của đoạn thẳng AB
- Y/C Hs chỉ rõ cách vẽ theo từng bước.
Bài tập 60: (SGK t125)
Trên tia Ox, vẽ hai điểm A, B sao cho OA = 2cm;
OB = 4cm
O A B x
Bài giải
a) Điểm A nằm giữa O và B vì 2 điểm A, B cùng nằm trên
tia Ox và OA < OB.
b) OA + AB = OB
Suy ra AB = OB - OA
AB = 4 -2 = 2(cm)
Vậy OA = AB
c) Điểm A là trung điểm của đoạn thẳng OB vì A nằm giữa hai điểm O, B và
OA = AB
? M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì ta có các hệ thức nào.
Hoạt động 4: Vận dụng
- Cho HS làm Bµi 63 SGK - 126. HS làm theo nhóm cặp rồi kiểm tra chéo giữa các nhóm
Kq: c, d đúng
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo.
- Cho đoạn thẳng BD = 14cm BC=ED=3cm và A là trung điểm của đoạn thẳng BD
+Cho biết độ dài của đoạn thẳng CA
+ Cho biết độ dài của đoạn thẳng BE
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT HỌC SAU
- Về nhà học lý thuyết, xem lại các ví dụ và bài tập đã làm.
- Làm bài tập 61, 62, 64, 65 tr126 SGK. Chuẩn bị giờ sau luyện tập
File đính kèm:
- giao_an_hinh_hoc_lop_6_tiet_12_trung_diem_cua_doan_thang_nam.docx