I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm
2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng thành thạo thước thẳng, thước có chia khoảng, com
pa để đo, vẽ đoạn thẳng. Bước đầu tập suy luận đơn giản.
3.Thái độ: Rèn tính cẩn thận
4. Năng lực- phẩm chất:
a) Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo,
năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác
b) Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Phương tiện: Giáo án, SGK, phấn, thước thẳng có vạch chia.
2. Học sinh: Dụng cụ học tập ,thước thẳng có chia khoảng ,bài tập, câu hỏi ôn tập
chương
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, luyện tập thực hành,dạy học trực quan, gợi mở-
vấn đáp, pp giải quyết vấn đề.
2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não
IV. TỔ CHỨC CÁC HOAT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Hoạt động khởi động
* Tổ chức lớp:
* Kiểm tra bài cũ: (Lồng vào giờ ôn tập)
* Khởi động
Trò chơi “Ai nhanh hơn”: Giáo viên chuẩn bị sẵn một số nội dung kiến thức cần kiểm
tra. Học sinh nghe và trả lời nhanh.
Cách chơi: Giáo viên đọc nội dung kiến thức. Trong vài phút, đội nào trả lời được
nhiều và chính xác hơn thì đội đó sẽ thắng cuộc.
5 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 199 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 11+12 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Ngày giảng: 14/11/2019 6A1; A2
Tiết 11. LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm
2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng thành thạo thước thẳng, thước có chia khoảng, com
pa để đo, vẽ đoạn thẳng. Bước đầu tập suy luận đơn giản.
3.Thái độ: Rèn tính cẩn thận
4. Năng lực- phẩm chất:
a) Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo,
năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác
b) Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Phương tiện: Giáo án, SGK, phấn, thước thẳng có vạch chia.
2. Học sinh: Dụng cụ học tập ,thước thẳng có chia khoảng ,bài tập, câu hỏi ôn tập
chương
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, luyện tập thực hành,dạy học trực quan, gợi mở-
vấn đáp, pp giải quyết vấn đề.
2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não
IV. TỔ CHỨC CÁC HOAT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Hoạt động khởi động
* Tổ chức lớp:
* Kiểm tra bài cũ: (Lồng vào giờ ôn tập)
* Khởi động
Trò chơi “Ai nhanh hơn”: Giáo viên chuẩn bị sẵn một số nội dung kiến thức cần kiểm
tra. Học sinh nghe và trả lời nhanh.
Cách chơi: Giáo viên đọc nội dung kiến thức. Trong vài phút, đội nào trả lời được
nhiều và chính xác hơn thì đội đó sẽ thắng cuộc.
Câu hỏi:
1. Một cây thước dài 20cm bị gãy mất 5cm hỏi cây thước đó còn dài bao nhiêu
2. Một sợi dây dài 15cm được nối thêm 3cm hỏi bây giờ sợi dây dài bao nhiêu
...
2.Hoạt động luyện tập
Hoạt động của Thầy trò Nội dung cần đạt
Luyện kĩ năng vẽ hình
- Phương pháp: gợi mở- vấn đáp, pp giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
- GV: Đưa bài tập 1 lên bảng.
- Cho HS hoạt động cá nhân đọc đề bài
và hoạt động nhóm làm bài tập.
(GV gợi ý khi thấy nhóm hs chưa làm
được bài).
Bài 1: Trên tia Ox, vẽ hai điểm A, B sao
cho OA = 2 cm, OB = 4 cm.
a) Điểm A có nằm giữa hai điểm O và B
không? Vì sao?
b) So sánh OA và AB
c) Điểm A có là trung điểm của OB
2
- Gọi 1 nhóm hs lên bảng làm bài tập.
- Cho hs dưới lớp nhận xét.
- GV chốt kiến thức
không? Vì Sao?
Bài làm
4cm
2cm
BA xO
a) Trong ba điểm O, A, B điểm A là
điểm nằm giữa hai điểm O và B (vì OA
< OB)
b) Vì A là điểm nằm giữa O và B
Ta có: OA + AB = OB
Hay: AB = OB - OA
Thay số: AB = 2
Vậy OA = AB = 2 (cm)
c) A là trung điểm của OB vì:
+ A là điểm nằm giữa hai điểm O và B
+ OA = AB = 2 (cm)
3. Hoạt động vận dụng
Cho đoạn thẳng AB = 8cm.Vẽ điểm I là điểm nằm giữa A, B sao cho AI = 4cm;
a) Tính IB
b) Điểm I có là trung điểm của đoạn thẳng AB không ?Vì sao ?.
4. Hoạt động tìm tòi ,mở rộng
Tìm hiểu thêm(qua người lớn hoặc Internet)
Về cách người thợ chia đôi chiều dài một vật cứng như thanh gỗ hay chiều
rộng chiếc bàn.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT SAU
- Về nhà ôn tập lại toàn bộ phần lí thuyết trong chương.
- Tập vẽ hình, kí hiệu hình.
- BTVN: 51; 56; 58; 63; 64; 65 ( SBT - Tr. 105)
Bài tập. Trên tia Oy, vẽ hai điểm C, D sao cho
OC = 3cm, OD = 4cm.
a) Điểm C có nằm giữa hai điểm O và D không?
b) So sánh OC và CD
c) Điểm A có là trung điểm của đoạn thẳng OB không? Vì sao?
- Chuẩn bị tiết sau ôn tập.
3
Ngày giảng: 22/11/2019 (6A1; 6A2)
Tiết 12: ÔN TẬP CHƯƠNG I
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Củng cố hệ thống hoá, khắc sâu các kiến thức về đoạn thẳng, trung
điểm của đoạn thẳng.
2. Kỹ năng:
- Học sinh vẽ được đoạn thẳng và xác định trung điểm của đoạn thẳng
- Biết vận dụng kiến thức về đoạn thẳng và trung điểm của đoạn thẳng để làm
các bài tập đơn giản
3. Thái độ: Cẩn thận, trung thực, có ý thức xây dựng bài học.
4. Định hướng năng lực:
a) Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực
giao tiếp và hợp tác.
b) Năng lực đặc thù:
Năng lực tính toán, năng lực tin học, năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bài soạn, bảng phụ, thước, compa, phấn màu.
2. Học sinh: Thước, compa, học bài và làm bài tập theo yêu cầu của GV.
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT
1. Phương pháp:
Phương pháp hỏi – đáp; tạo và giải quyết các tình huống; sử dụng bộ não
2. Kĩ thuật:
Kỹ thuật giao nhiệm vụ, kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật nhóm đôi; kỹ thuật hỏi
và trả lời
VI. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
4
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ (Kết hợp trong ôn tập)
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động:
Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi chiếc hôp may mắn.
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập
Các HĐ Nội dung
- YC HS đọc và tìm hiểu Bài 1 (SGK- 127)
? Đoạn thẳng AB là gì
? Vẽ đoạn thẳng AB
Bài 1. SGK – 127
Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A,
điểm B và tất cả các điểm nằm giữa
Avà B
- YC HS đọc và tìm hiểu Bài 6 SGK
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân vào vở
? Nêu cách vẽ hình
- Yêu cầu một HS lên bảng vẽ hình
- Gọi 1 HS lên bảng làm
Gọi HS nx - Gv nx và chốt lại
Bài 6. SGK – 127
a) Điểm M có nằm giữa hai điểm A, B.
Vì AM AB
( 3cm < 6 cm.)
b) Ta có AM + MB = AB MB =
AB – AM
= 6- 3 = 3 cm
AM = MB = 3 cm
c) M là trung điểm của AB
Vì điểm M nằm giữa hai điểm A, B và
AM = MB
A
B
5
- YC HS đọc và tìm hiểu Bài 7 SGK
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân vào vở
? Nêu cách vẽ hình
- Yêu cầu một HS lên bảng vẽ hình
Gọi HS nx - Gv nx và chốt lại
Bài 7. SGK – 127
MA B
Vì M là trung điểm của AB nên: AM =
MB =
AB 7
3,5cm
2 2
= =
Vẽ trên tia AB điểm M sao cho AM =
3,5 cm.
HOẠT ĐỘNG 3: Vận dụng: GV củng cố theo nội dung bài
? Nêu khái niệm đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng?
GV nhấn mạnh lại nội dung kiến thức trọng tâm của bài.
HOẠT ĐỘNG 4: Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo.
- Tìm trung điểm của cạnh bàn. bảng
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU.
- Học bài ôn tập các kiến thức đã học trong chương I
- Làm lại các bài tập 8 SGK, bài 59, 61 SBT-137.
- Tiết sau ôn tập tiếp.
Bài 8. SGK - 127
- GV HD học sinh làm bài tập 8 SGK.
x
y z
t A B
C
D
O
File đính kèm:
- giao_an_hinh_hoc_lop_6_tiet_1112_nam_hoc_2019_2020_truong_pt.pdf