Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 11: Luyện tập - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than

I- MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố cho HS khái niệm trung điểm của đoạn thẳng, hiểu trung

điểm của đoạn thẳng là gì?

2. Kĩ năng: Biết vẽ trung điểm của một đoạn thẳng, nhận biết được một điểm là

trung điểm của một đoạn thẳng.

3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác khi đo, vẽ.

4. Năng lực- phẩm chất:

a) Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy

sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác

b) Năng lực đặc thù: Năng lực tính toán, năng sáng tạo, cẩn thận.

II. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên: Phương tiện: Giáo án, SGK, phấn màu, thước thẳng có chia vạch.

2. Học sinh: Vở ghi, dụng cụ học tập.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:

1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, luyện tập thực hành, dạy học trực quan, gợi

mở- vấn đáp, pp giải quyết vấn đề

2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

a) Trung điểm M của đoạn thẳng AB là gì ?

pdf2 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 11: Luyện tập - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: Lớp 6A4: 9/11/2019 Tiết 11: LUYỆN TẬP I- MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Củng cố cho HS khái niệm trung điểm của đoạn thẳng, hiểu trung điểm của đoạn thẳng là gì? 2. Kĩ năng: Biết vẽ trung điểm của một đoạn thẳng, nhận biết được một điểm là trung điểm của một đoạn thẳng. 3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác khi đo, vẽ. 4. Năng lực- phẩm chất: a) Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác b) Năng lực đặc thù: Năng lực tính toán, năng sáng tạo, cẩn thận. II. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Phương tiện: Giáo án, SGK, phấn màu, thước thẳng có chia vạch. 2. Học sinh: Vở ghi, dụng cụ học tập. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, luyện tập thực hành, dạy học trực quan, gợi mở- vấn đáp, pp giải quyết vấn đề 2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: a) Trung điểm M của đoạn thẳng AB là gì ? 3. Bài mới: Hoạt động 1: khởi động Cho đoạn thẳng AB = 8cm.Vẽ điểm I là điểm nằm giữa A, B sao cho AI= 4cm; a) Tính IB b) Điểm I có là trung điểm của đoạn thẳng AB không ?Vì sao ?. Hoạt động 2: Luyện tập. Hoạt động của GV- HS Nội dung - Cho HS HĐ cá nhân làm bài tập 61 SGK Gọi 1 học sinh đọc đầu bài, nêu yêu cầu của bài toán - Gọi 1 HS lên bảng làm - Gọi 1 HS nhận xét -Cho HS HĐ theo nhóm bàn làm bài tập 64 SGK Gọi 1 học sinh đọc đầu bài, nêu yêu cầu của bài toán - Gọi 1 HS lên bảng làm - Gọi 1 HS nhận xét Bài tập 61: (SGK t126) O là trung điểm của AB vì O nằm giữa hai điểm AB và OA = OB. Bài tập 64: (SGK t126) A D C E B 3 cm AB = 6cm; AD = BE = 2cm C là trung điểm của DE vì C nằm giữa 2 điểm D, E và CD = CE = 1cm. Cho HS làm bài tập tương tự bài 60 SGK. Gọi 1 học sinh đọc đầu bài, nêu yêu cầu của bài toán Y/C học sinh HĐ cá nhân làm bài tập ra nháp. Gọi một HS lên bảng làm GV HD học sinh TB, yếu làm bài tập bằng các câu hỏi sau: ? Nhận xét vị trí của A, B với tia Ox, so sánh OA và OB. ? Để so sánh OA và AB ta làm như thế nào ? Điểm A nằm giữa O và B thì ta có hệ thức nào. ? Biết OB, OA tính AB như thế nào ? A là trung điểm của OB vì sao (dựa vào định nghĩa ) - Gọi 1 HS lên bảng làm b) Gọi HS nhận xét, sửa chữa - Cho HS làm bài tập 2: ? Nêu cách vẽ trung điểm của một đoạn thẳng AB - Yêu cầu học sinh làm bài tập ra nháp - Gọi 1 HS lên bảng làm - Gọi HS nhận xét, sửa chữa. Bài tập 1: Trên tia Ox, vẽ hai điểm A, B sao cho OA = 3cm; OB = 6cm Bài giải a) Điểm A nằm giữa O và B vì 2 điểm A, B cùng nằm trên tia Ox và OA < OB. (3 < 6) b) OA + AB = OB Suy ra AB = OB - OA AB = 6 - 3 = 3(cm) Vậy OA = AB c) Điểm A là trung điểm của đoạn thẳng OB vì A nằm giữa hai điểm O, B và OA = AB Bài tập 2: Vẽ trung điểm M của đoạn thẳng AB biết AB = 4cm. Bài giải A M B 2 cm Ta có: AM + MB = AB; MA = MB  AM = MB = 2 AB = 4 2 = 2(cm) Cách1: Trên tia AB vẽ điểm M sao cho AM = 2 cm. Hoạt động 3: vận dụng - Sử dụng sợi dây để chia một vật cứng (như thanh gỗ hay mép bàn) thành hai phần có độ dài bằng nhau. Hoạt động 4: Tìm tòi, mở rộng Bài 1. Trên tia Oy, vẽ hai điểm C, D sao cho OC = 3cm, OD = 4cm. a) Điểm C có nằm giữa hai điểm O và D không? b) So sánh OC và CD c) Điểm C có là trung điểm của đoạn thẳng OD không? Vì sao? V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Chuẩn bị bài mới: - Về nhà học lý thuyết, xem lại các ví dụ và bài tập đã làm. - Ôn tập, trả lời câu hỏi, bài tập trong trang 127 SGK để giờ sau ôn tập chương A B O x

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_hinh_hoc_lop_6_tiet_11_luyen_tap_nam_hoc_2019_2020_t.pdf
Giáo án liên quan