Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 11 đến 16 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Củng cố khắc sâu cho HS về điểm thuộc, không thuộc một đường thẳng, tia , đoạn

thẳng.

2. Kỹ năng:

Rèn luyện kĩ năng về điểm thuôc, không thuộc một đường thẳng, tia , đoạn thẳng.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

Phấn màu, SGK, các bài tập

2. Học sinh:

Học bài, làm bài tập

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Kiểm tra bài cũ:

Kết hợp trong giờ học

pdf12 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 197 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 11 đến 16 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 04/11/2019 (6B) 05/11/2019 (6C) TIẾT 11: ÔN TẬP ĐOẠN THẲNG, ĐƯỜNG THẲNG, TIA I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Củng cố khắc sâu cho HS về điểm thuộc, không thuộc một đường thẳng, tia , đoạn thẳng. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng về điểm thuôc, không thuộc một đường thẳng, tia , đoạn thẳng. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Phấn màu, SGK, các bài tập 2. Học sinh: Học bài, làm bài tập III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học 2. Bài mới: Nội dung Các hoạt động Bài 1: Cho hình vẽ Gọi tên các điểm thuộc đường thẳng a, các điểm không thuộc đường thẳng a. . D . . . C Giải: + A  a; B a + C a; D  a Bài 2: Xem hình và gọi tên các điểm . . . . a) Nằm giữa hai điểm M và P. b) Không nằm giũa hai điểm N và Q. c) Nằm giữa hai điểm M và Q. Giải: a) Điểm N b) Điểm M c) Điểm N, P. Bài 3: Cho ba điểm A, B, C thẳng hàng theo thứ tự đó. a) Viết tên các tia gốc A, gốc B, gốc C. - HS quan sat hình bài 1 - Làm bài 1 cá nhân - HS làm bài 2 theo nhóm bàn (7p) - HS làm bài 3 cá nhân B a M N P Q d b) Viết tên các tia đối nhau. Giải: a) Các tia gốc A : Tia AB; AC. Các tia gốc B : Tia BA; BC. Các tia gốc C: Tia CB; CA. b) Tia đối nhau là: BA; BC Bài 4: Cho hai điểm A, B theo thứ tự thuộc đường thẳng xy. Cho biết có tất cả bao nhiêu tia và kể tên các tia đó. Giải: - Có tất cả 4 tia - Kể tên: Ax; Bx; Ay; By - Trình bày cá nhân - Nhận xét - Làm bài 4 theo nhóm (5p) - Trình bày và nhận xét 3. Củng cố ? Thế nào là đường thẳng, tia? ? Khi nào điểm thuộc đường thẳng, không thuộc đường thẳng? HS trả lời 4. Hướng dẫn về nhà - GV chốt lại các nội dung cơ bản trong giờ học - HS làm bài tập: Vẽ đường thẳng a, lấy điểm A, M, N thuộc đường thẳng a và điểm H không thuộc a? Kể tên điểm nằm giữa hai điểm còn lại A B C . . . y B . . A x E FM Ngày giảng: 07/11/2019 (6B) 08/11/2019 (6C) Tiết 12: ÔN TẬP ĐIỂM NẰM GIỮA HAI ĐIỂM CÒN LẠI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Củng cố tính chất: Nếu M nằm giữa A và B thì AM + MB = AB và ngược lại. 2. Kỹ năng: Biết vận dụng hệ thức AM + MB = AB khi M nằm giữa A và B để giải các bài toán đơn giản. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Phần màu, thước thẳng, các bài tập 2. Học sinh: SGK, ôn bài cũ III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: Nội dung Các hoạt động Bài 1. Cho đoạn thẳng EF bằng 8 cm; Lây điểm M nằm giữa EF sao cho EM = 4 cm. Tính MF. Vì M nằm giữa E và F nên EM + MF = EF Thay số, ta có 4 +MF = 8 MF = 8 – 4 MF = 4 (cm) Vậy EM = MF - HS HĐ cá nhân làm bài - 2 HS lên bảng trình bày Bài 2. Cho đoạn thẳng AB, trên đoạn thẳng AB lấy 2 điểm M và N sao cho AN = MB. So sánh AM và BN Bài giải. | | | | A M N B Điểm M nằm giữa hai điểm A và N, có: AM + MN = AN AM = AN - MN Điểm N nằm giữa hai điểm M và B, có: MN + NB = MB BN = MB - MN Mà AN = BM - HS HĐ nhóm bàn làm bài - Đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày  AM = BN Bài 3. Cho đoạn thẳng AM bằng 3 cm; MB bằng 4 cm. Tính AB. Bài giải: | | | A M B Điểm M nằm giữa hai điểm A và B (vì AM < AB) AM + MB = AB Thay số: AB = 3 + 4 AB = 7 cm - HS HĐ cá nhân làm bài - 2 HS lên bảng trình bày 3. Củng cố: - Ba điểm nằm trên một đường thẳng thì chúng thẳng hàng. - Vẽ đoạn dài nhất trước, sau đó vẽ đoạn tiếp theo trên cơ sở một mút của đoạn thẳng dài nhất. Sau đó vẽ đoạn còn lại. - Để biết được điểm nào nằm giữa hai điểm nào nếu đã biết ba điểm thẳng hàng và có tổng động dài hai, ba đoạn thẳng bằng một đoạn thẳng thì đoạn thẳng dài nhất đó có hai mút là hai điểm nằm ngoài cùng, các điểm còn lại nằm giữa. 4. Hướng dẫn về nhà - Làm bài tập : Cho đoạn thẳng EF bằng 10 cm; Lây điểm M nằm giữa EF sao cho EM = 6 cm. Tính MF. - Ôn khi nào AM + MB = AB Ngày giảng: 11/11/2019 (6B) 12/11/2019 (6C) TIẾT 13: ÔN TẬP KHI NÀO THÌ AM + MB = AB ? I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Củng cố cho HS biết điều kiện khi nào một điểm nằm giữa hai điểm còn lại và ngược lại khi có một tổng hai hay nhiều đoạn thẳng bằng một đoạn thẳng thì điểm nào nằm giữa 2 điểm còn lại. 2. Kỹ năng: - Biết vẽ, đo độ dài đoạn thẳng, nhận biết điểm nằm giữa hai điểm thông qua cách đo II. CHUẢN BỊ 1. Giáo viên: Thước thẳng,các bài tập 2. Học sinh: Ôn tập kiến thức bài Khi nào thì AM + MB = AB ? III. TIẾN TRÌNH BÀI BẠY 1. Kiểm tra bài cũ: ? Khi nào thì AM + MB = AB? ? Biết T, V, K thẳng hàng và có: TK + VK = TV. Điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại. 2. Bài mới: Nội dung Các hoạt động Bài 1: Cho đoạn thẳng EF = 12cm và điểm M nằm giữa E và F, biết ME = 6cm. Tính MF E FM Vì M nằm giữa E và F nên EM + MF = EF Thay số, ta có 6 +MF = 12 MF = 12 – 6 MF = 6 (cm) Vậy EM = MF - HS HĐ cá nhân làm bài - 2 HS lên bảng trình bày - HS nhận xét Bài 2: Trên tia Ox, vẽ hai điểm A, B sao cho OA = 2 cm, OB = 4 cm. a) Điểm A có nằm giữa hai điểm O và B không? Vì sao? b) So sánh OA và AB - HS đọc yêu cầu bài 2 Giải: 4cm 2cm BA xO a) Trong ba điểm O, A, B điểm A là điểm nằm giữa hai điểm O và B (vì OA < OB) b) Vì A là điểm nằm giữa O và B Ta có: OA + AB = OB Hay: AB = OB - OA Thay số: AB = 2 Vậy OA = AB = 2 (cm) - HS HĐ nhóm bàn làm bài (10p) - Đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày - HS nhận xét 3. Củng cố: ? Muốn chỉ ra điểm nằm giữa ta cần có điều kiện gì? ? Khi có điểm nằm giữa ta có phép tính gì? ? Muốn so sánh hai đoạn thẳng ta cần biết điều gì? HS trả lời 4. Hướng dẫn về nhà - Xem lại các dạng bài đã chữa. - Làm bài tập: Trên tia Ax, vẽ hai điểm M, B sao cho AM = 3 cm, AB = 5 cm. a) Điểm M có nằm giữa hai điểm A và B không? Vì sao? b) So sánh MA và MB - Xem lại lí thuyết. Ngày giảng: 12/11/2019 (6C) 14/11/2019 (6B) TIẾT 14: ÔN TẬP TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Củng cố về trung điểm của một đoạn thẳng 2. Kỹ năng: - Biết vẽ trung điểm của đoạn thẳng - Biết phân tích trung điểm của đoạn thẳng thoả mãn hai tính chất. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Các bài tập về trung điểm của đoạn thẳng 2. Học sinh: Ôn về trung điểm của đoạn thẳng III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: Nội dung Các hoạt động Bài 1: Cho hình vẽ. Điểm O có là trung điểm của đoạn thẳng AB không? Vì sao? Giải: x'x B A O 2cm2cm O là trung điểm của đoạn thẳng AB vì O nằm giữa A và B; OA = OB = 2cm - HS HĐ cá nhân làm bài tập - HS lên bảng trình bày Bài 2: Trên tia Ox, vẽ hai điểm A, B sao cho OA = 2 cm, OB = 4 cm. a) Điểm A có nằm giữa hai điểm O và B không? Vì sao? b) So sánh OA và AB c) Điểm A có là trung điểm của OB không? Vì Sao? Giải: 4cm 2cm BA xO a) Trong ba điểm O, A, B điểm A là điểm - HS đọc yêu cầu bài 2 - HS HĐ nhóm làm bài theo 2 nhóm dưới sự HD của GV (10p) - Đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày nằm giữa hai điểm O và B (vì OA < OB) b) Vì A là điểm nằm giữa O và B Ta có: OA + AB = OB Hay: AB = OB - OA Thay số: AB = 2 Vậy OA = AB = 2 (cm) c) A là trung điểm của OB vì: + A là điểm nằm giữa hai điểm O và B + OA = AB = 2 (cm) - Nhận xét giữa các nhóm 3. Củng cố: ? Điều kiện để một điểm là trung điểm của đoạn thẳng? HS trả lời - GV: Nhắc lại cách vẽ và tính độ dài có liên quan. 4. Hướng dẫn về nhà -Xem lại lí thuyết và bài tập của chương. - Làm bài tập: : Trên tia Ax, vẽ hai điểm M, B sao cho AM = 5 cm, AB = 5 cm. a) Điểm M có nằm giữa hai điểm A và B không? Vì sao? b) So sánh MA và MB c) M có là trung điểm của AB không? Vì sao? Ngày giảng: 19/11/2019 (6C) 21/11/2019 (6B) TIẾT 15: ÔN TẬP VỀ ĐOẠN THẲNG, TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Củng cố khắc sâu cho HS về đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng về tính độ dài đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Phấn màu, SGK, các bài tập 2. Học sinh: Học bài, làm bài tập III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học 2. Bài mới: Nội dung Các hoạt động Bài 1: Trên tia Ax lấy hai điểm B, C sao cho AB = 2cm, AC = 6cm a) Trong ba điểm A, B, C điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ? Vì sao b) Tính độ dài đoạn thẳng BC. c) Gọi M là trung điểm của BC. Tính độ dài đoạn thẳng BM. Giải 6cm 2cm M xCBA a) Vì AB = 2cm, AC = 6cm nên AB  AC Do đó điểm B nằm giữa hai điểm A và C. b) Vì B nằm giữa A và C => AB + BC = AC BC = AC – AB = 6 – 2 = 4 (cm) c) Vì M là trung điểm của BC nên BC 4 BM= = =2 2 2 (cm) - HS đọc yêu cầu bài 1 - Theo dõi giáo viên gợi ý - HS HĐ cá nhân làm bài - 2 HS lên bảng trình bày Bài 2: Cho đoạn thẳng AB = 8cm.Vẽ điểm I là điểm nằm giữa A, B sao cho AI = 4cm; - HS đọc yêu cầu bài 2 a) Tính IB b) Điểm I có là trung điểm của đoạn thẳng AB không ?Vì sao Giải: IA B a) Vì I nằm giữa A và B nên AI + IB = AB Thay AI = 4cm ; AB = 8cm ta có: 4cm + IB = 8cm IB = 8cm - 4cm IB = 4cm Vậy IB = AI = 4cm b) I là trung điểm của đoạn thẳng AB vì I nằm giữa A và B và AI = IB = 4cm - HS HĐ cá nhân làm bài - HS lên bảng trình bày - Nhận xét 3. Củng cố: ? Điều kiện để một điểm là trung điểm của đoạn thẳng? HS trả lời - GV: Nhắc lại cách vẽ và tính độ dài có liên quan. 4. Hướng dẫn về nhà -Xem lại lí thuyết và bài tập của chương. - Làm bài tập: Cho đoạn thẳng AB = 10cm.Vẽ điểm M là điểm nằm giữa A, B sao cho AM= 5cm; a) Tính MB b) Điểm M có là trung điểm của đoạn thẳng AB không ?Vì sao Ngày giảng: 22/11/2019 (6BC) TIẾT 16: ÔN TẬP VỀ ĐOẠNTHẲNG, TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Củng cố khắc sâu cho HS về đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng về tính độ dài đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Phấn màu, SGK, các bài tập 2. Học sinh: Học bài, làm bài tập III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học 2. Bài mới: Nội dung Các hoạt động Bài 1 Trên tia Ax, vẽ hai đoạn thẳng AM=6 cm, AN=3 cm. a) Điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao? b) Điểm N có là trung điểm của đoạn thẳng AM không? Vì sao? Giải A xMN a) Vì AN < AM Do đó điểm N nằm giữa hai điểm A và M. b) Vì N nằm giữa A và M => AN + NM = AM NM = AM – AN = 6 – 3 = 3 (cm) Có AN = NM Điểm N nằm giữa A và M nên N là trung điểm của AM - HS đọc yêu cầu bài 1 - Theo dõi giáo viên gợi ý - HS HĐ cá nhân làm bài - 2 HS lên bảng trình bày Bài 2: Cho đoạn thẳng AB = 10cm.Vẽ điểm I là điểm nằm giữa A, B sao cho - HS đọc yêu cầu bài 2 AI = 5cm; a) Tính IB b) Điểm I có là trung điểm của đoạn thẳng AB không ?Vì sao Giải: IA B a) Vì I nằm giữa A và B nên AI + IB = AB Thay AI = 5cm ; AB = 10cm ta có: 5cm + IB = 10cm IB = 10cm - 5cm IB = 5cm Vậy IB = AI = 5cm b) I là trung điểm của đoạn thẳng AB vì I nằm giữa A và B và AI = IB = 5cm - HS HĐ cá nhân làm bài - HS lên bảng trình bày - Nhận xét 3. Củng cố: ? Điều kiện để một điểm là trung điểm của đoạn thẳng? HS trả lời - GV: Nhắc lại cách vẽ và tính độ dài có liên quan. 4. Hướng dẫn về nhà -Xem lại lí thuyết và bài tập của chương. - Làm bài tập: Cho đoạn thẳng AB = 4cm.Vẽ điểm M là điểm nằm giữa A, B sao cho AM= 1cm a) Tính MB b) Điểm M có là trung điểm của đoạn thẳng AB không ?Vì sao

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_hinh_hoc_lop_6_tiet_11_den_16_nam_hoc_2019_2020_truo.pdf