Giáo án Hình học 8 - Tiết 8, bài 5: Dựng hình bằng thước và compa, dựng hình thang
Kỷ năng
Giúp học sinh có kỷ năng:
-Dựng hình bằng thước và Compa (Cách dựng và chứng minh)
-Cách dựng hình thang
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 - Tiết 8, bài 5: Dựng hình bằng thước và compa, dựng hình thang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết
8
Ngày Soạn: 15/9/04
§5.DỰNG HÌNH BẰNG THƯỚC VÀ COMPA.
DỰNG HÌNH THANG
A. Mục tiêu:
Kiến thức
Kỷ năng
Thái độ
Giúp học sinh:
Biết cách dựng hình bằng thước và Compa
Giúp học sinh có kỷ năng:
-Dựng hình bằng thước và Compa (Cách dựng và chứng minh)
-Cách dựng hình thang
*Rèn cho học sinh các thao tác tư duy:
-Phân tích, so sánh, tổng quát hoá
*Giúp học sinh phát triển các phẩm chất trí tuệ:
-Tính linh hoạt
-Tính độc lập
B. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề
C. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên:
Giáo viên
Học sinh
-Bảng phụ ghi các bài toán dựng hình đã biết
-SGK + Thước + Compa
-Học bài cũ
-Dụng cụ học tập: Thước, compa, giấy nháp
D. Tiến trình lên lớp:
I.Ổn định lớp:( 1')
II. Kiểm tra bài cũ:(5')
Câu hỏi hoặc bài tập
Đáp án
Cho tam giác vuông ABC, vẽ tia Ax qua vuông góc với AB, trên tia Ax lấy điểm D. Tứ giác ABCD là hình gì ?
Tứ giác ABCD có AD//BC nên ABCD là hình thang
III.Bài mới: (30')
*Đặt vấn đề: (2')
Giáo viên
Học sinh
Bài toán đặt ra: Chỉ dùng thước và Compa hãy vẽ một hình thoả mãn yêu cầu cho trước
Để giải quyêt bài toán này chúng ta tìm hiểu bài 5: Dựng hình bằng thước và Compa.Dựng hình thang
Lắng nghe và suy nghĩ
*Triển khai bài: (28')
HĐ1:Bài toán dựng hình (5')
GV: Bài toán: Chỉ dùng thước và Compa hãy vẽ một hình thoả mãn yêu cầu cho trước được gọi là bài toán dựng hình
GV: Với thước thẳng ta có thể vẽ được những hình nào ?
HS1: Đường thẳng khi biết hai điểm của nó
HS2: Đoạn thẳng khi biết hai đầu mút của nó
HS3: Một tia khi biết gốc và một điểm thuộc tia
GV: Với Compa ta có thể vẽ được hình nào ?
HS: Đường tròn khi biết tâm và bán kính
GV: Nhận xét
Bài toán dựng hình
Với thước thẳng ta có thể vẽ được:
-Đường thẳng khi biết hai điểm của nó
-Đoạn thẳng khi biết hai đầu mút của nó
-Một tia khi biết gốc và một điểm thuộc tia
Với Compa ta có thể vẽ được đường tròn khi biết tâm và bán kính
HĐ2: Các bài toán dựng hình đã biết (9')
GV: Hãy cho biết các bài toán dựng hình đã biết ?
HS: Học sinh nêu bảy bài toán dựng hình đã biết như sgk/81,82
GV: Hãy dựng góc x'O'y' bằng góc xOy ?
HS: (1) Dựng cung tròn tâm O bán kính r, cắt Ox, Oy lần lượt tại A và B (2)Dựng tia O'x (3) Dựng cung tròn tâm O', bán kính r, cắt O'x tại A' (4) Dựng cung tròn tâm A' bán kính AB
Dựng tia O'y qua giao điểm của hai cung tròn
GV: Nhận xét
GV: Ta được sử dụng các bài toán dựng hình trên để giải các bài toán dựng hình khác
Các bài toán dựng hình đã biết
(như sgk/81,82)
HĐ3: Dựng hình thang (14')
GV: Dựng hình thang ABCD biết đáy AB = 3cm, đáy CD = 4cm, cạnh bên AD = 2cm, góc D bằng 70 độ.
GV: Giả sử đã dựng được hình thang ABCD thoả mãn yêu cầu của đề bài.
Tam giác ACD đã biết các yếu tố nào ? có dựng được không ?
HS: Biết độ dài hai cạnh DA, DC và góc xen giữa D. Do đó tam giác ACD dựng được
GV: Như vậy, chỉ cần dựng điểm B nữa là bài toán được giải quyết. Điểm B cần dựng thoả mãn điều kiện gì?
HS: Điểm B nằm trên đường thẳng đi qua A và song song với CD. BA bằng 3cm
GV: Từ đó ta suy ra cách dựng như thế nào ?
HS: Trình bày cách dựng như sgk/83
GV: Hãy chứng minh tứ giác ABCD thoả yêu cầu bài toán đề ra ?
HS: Chứng minh như sgk/53
GV: Có thể dựng được bao nhiêu hình thang như thế ?
HS: Ta luôn dựng được 1 hình thang như thế
GV: Trên đây là bốn bước để giải bài toán dựng hình. Tuy nhiên với phạm vi lớp 8 chỉ yêu cầu các em làm hai bước: Cách dựng và chứng minh
Dựng hình thang
Ví dụ:
Dựng hình thang ABCD biết đáy
AB = 3cm, đáy CD = 4cm, cạnh bên AD = 2cm, góc D bằng 70 độ.
Cách dựng:(sgk)
Chứng minh:(sgk)
IV. Củng cố: (8')
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 29 sgk/83
V. Dặn dò và hướng dẫn học ở nhà:(2')
Về nhà thực hiện các bài tập: 30, 31, 32 sgk/83
File đính kèm:
- TIET8.DOC