Giáo án Hình học 8 - Tiết 16, bài 9: Hình chữ nhật

A. Mục tiêu:

1.Kiến thức: Bài học nhằm giúp học sinh:

-Nắm được định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật

2.Kỷ năng: Bài học nhằm rèn luyện cho học sinh các kỷ năng:

-Vẽ hình chữ nhật

-Chứng minh một tứ giác là hình chữ nhật

-Vận dụng các kiến về hình chữ nhật trong chứng minh, tính toán

3. Thái độ: Bài học giúp học rèn luyện các thao tác tư duy:

-Phân tích, so sánh, tương tự, tổng hợp.

B. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề

C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

GV: Thước + mô hình tứ giác động SGK

HS: - Học bài cũ + SGK

- Các dụng cụ học tập: Thước, Compa, giấy nháp.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1561 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 - Tiết 16, bài 9: Hình chữ nhật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 16 Ngày Soạn: 2/11/04 Đ9.hình chữ nhật A. Mục tiêu: 1.Kiến thức: Bài học nhằm giúp học sinh: -Nắm được định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật 2.Kỷ năng: Bài học nhằm rèn luyện cho học sinh các kỷ năng: -Vẽ hình chữ nhật -Chứng minh một tứ giác là hình chữ nhật -Vận dụng các kiến về hình chữ nhật trong chứng minh, tính toán 3. Thái độ: Bài học giúp học rèn luyện các thao tác tư duy: -Phân tích, so sánh, tương tự, tổng hợp. B. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: GV: Thước + mô hình tứ giác động SGK HS: - Học bài cũ + SGK - Các dụng cụ học tập: Thước, Compa, giấy nháp... D. Tiến trình lên lớp: I. ổn định lớp:( 1') II. Kiểm Tra Bài Cũ:(5') Câu hỏi: Nêu định nghĩa hình bình hành ? Đáp án: Tứ giác có các cạnh đối song song GV: Nhận xét cho điểm III. Bài mới: (') *Đặt vấn đề: (') GV: Đưa tranh vẽ hình 84 sgk/97. Tứ giác ABCD là hình gì trong các hình ta đã học? HS: ABCD là hình bình hành GV: ABCD là tứ giác có gì đặc biệt ? HS: Có bốn góc vuông GV: Hình có tên gọi khác là hình chữ nhật. Hình chữ nhật là gì, tính chất của nó như thế nào, làm thế nào để kiểm tra một tứ giác là hình chữ nhật ? Bài 9: “Hình chữ nhật “ giải đáp các thắc mắc trên. *Nội dung: (') Hoạt động của thầy và trò Nội dung ' HĐ1: Định nghĩa GV: Tứ giác hình 84/sgk có gì đặc biệt ? HS: có bốn góc vuông GV: tứ giác như thế gọi là hình bình hành GV: Hình bình hành là tứ giác thoả điều kiện gì ? HS: có bốn góc vuông GV: tóm tắt định nghĩa lên bảng GV: Hãy chứng minh hình chữ nhật ABCD cũng là hình bình hành, hình thang cân ? HS1: AD^DC và BC^DC suy ra AD//BC AB^BC và DC^BC suy ra AB//DC Vậy ABCD là hình bình hành HS2: AD^DC và BC^DC suy ra AD//BC Góc B bằng góc C bằng 900 Do đó: ABCD là hình thang cân. GV: Từ bài toán này ta rút ra nhận xét gì ? HS: hình chữ nhật cũng là hình bình hành, cũng là một hình thang cân. 1) Định nghĩa: B D C A Tứ giác ABCD là hình chữ nhật Û A = B = C = D = 900 Nhận xét: Hình chữ nhật cũng là hình bình hành, cũng là hình thang cân. ' HĐ2: Tính chất GV: Từ nhận xét trên hãy cho biết hình chữ nhật có tính chất gì ? (gợi ý nó có như hình bình hình hành không, hình thang cân không) HS: Vì hình chữ nhật cũng là một hình bình hành, cũng là một hình thang cân nên nó có tất cả các tính chất của hình bình hành, của hình thang cân. GV: Hãy chỉ rõ các tính chất của hình chữ nhật ? HS1: Các cạnh đối song song; các góc bằng nhau; các cạnh đối bằng nhau; hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường HS2: hai đường chéo bằng nhau GV: Hình chữ nhật và hình bình hành khác nhau như thế nào ? HS: hai đường chéo hình chữ nhật bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. 2) Tính chất *Hình chữ nhật có tất cả các tính chất của hình bình hành, của hình thang cân. *Trong hình chữ nhật, hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm. HĐ3: Dấu hiệu GV: từ định nghĩa và tính chất chỉ ra các dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật HS: Đọc mục Dấu hiệu sgk/97 GV: yêu cầu học về tự chứng minh các dấu hiệu ở mục Dấu hiệu sgk/98 GV: yêu cầu h/s vẽ một hình chữ nhật ABCD bất kì vào giấy nháp, gọi O là giao điểm của hai đường chéo, vẽ đường tròn tâm O bán kính OA. HS: thực hiện vào vở nháp GV: B, C, D có nằm trên đường tròn không ? HS: có GV: Như vây, có thể dùng compa để kiểm tra 1 tứ giác có phải là hình chữ nhật hay không ? HS: kiểm tra được GV: Kiểm tra như thế nào ? HS: Vẽ đường tròn có tâm là giao điểm của hai đường chéo và bán kính là khoảng cách từ tâm đó đến một đỉnh bất kỳ. Nếu cả ba điểm còn lại đều nằm trên đường tròn thì tứ giác đó là hình chữ nhật. 3) Dấu hiệu (như sgk/97) HĐ3: áp dụng GV: gọi một h/s đọc bài tập ?3 sgk/98 HS: đọc GV: Với ký hiệu hình học, từ hình 86 sgk/ 98 hãy nêu giả thiết của bài toán: HS: Tứ giác ABCD có: AB^AC, AD và BC cắt nhau tại M, AM=DM, BM=CM. GV: Tứ giác ABCD là hình gì ? HS: Tứ giác ABCD có AD và BC cắt nhau tại trung điểm nên ABCD là hình bình hành. Do góc A bằng 900. theo giả thiết nên ABCD là hình chữ nhật. GV: AM ? BC HS: AM bằng một nửa BC GV: như vậy trong tam giác vuông trung tuyến ứng với cạnh huyền có tính chất gì? HS: Trong tam giác vuông trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng một nửa cạnh huyền. GV: gọi một học sinh đọc bài tập ?4 sgk/98 HS: đọc GV: Với ký hiệu hình học, từ hình 87 sgk/ 98 hãy nêu giả thiết của bài toán: HS: Tứ giác ABCD có hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. GV: Tứ giác đó là hình gì ? HS: Tứ giác ABCD là hình hình chữ nhật. GV: tam giác ABC là tam giác gì ? HS: tam giác vuông GV: Như vây, nếu một tam giác có đường trung tuyến ứng với một cạnh bằng một nửa cạnh ấy thì tam giác đó là tam giác gì ? HS: Nếu một tam giác có đường trung tuyến ứng với một cạnh bằng một nửa cạnh ấy thì tam giác đó là tam giác vuông. GV: gọi một h/s đọc định lý sgk/99 4) áp dụng Định lý: (như sgk/ 97) Hình 87 A C O D B A C O D B Hình 86 IV. Củng cố: (') GV: Hình chữ nhật có tính chất gì ? GV: Tam giác có đường trung tuyến ứng với một cạnh bằng một nửa cạnh ấy thì tam giác đó là tam giác gì ? GV: yêu cầu h/s thực bài tập 58 sgk/99 Hướng dẫn: Vận dụng định lý Pitago V. Dặn dò và hướng dẫn học ở nhà:(') 1. Học thuộc đ/n, t/c, dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật 2. Làm bài tập: 59, 60, 61 sgk/99, tiết sau luyện tập

File đính kèm:

  • docTIET16.DOC