Giáo án Hình học 8 - Mai Văn Hiển - Tiết 16-17: Hình chữ nhật

I. Mục tiêu

+ HS nắm vững định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật.

+ Nắm vững tính chất: Trong tam giác vuông đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền, ngược lại trong một tam giác nếu trung tuyến ứng với một cạnh mà bằng nửa cạnh đó thì tam giác đó vuông.

+ Rèn luyện kĩ năng vẽ hình, C/M định lý

+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong vẽ hình.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Thước thẳng, SGK, bảng phụ

2. Học sinh: Ôn tập về HBH, Hình thang cân, chuẩn bị thước thẳng, vở ghi, vở nháp

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1248 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 - Mai Văn Hiển - Tiết 16-17: Hình chữ nhật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/10/2008 Ngày dạy : 28,29/10/2008 Tiết 16,17 Hình chữ nhật I. Mục tiêu + HS nắm vững định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật. + Nắm vững tính chất: Trong tam giác vuông đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền, ngược lại trong một tam giác nếu trung tuyến ứng với một cạnh mà bằng nửa cạnh đó thì tam giác đó vuông. + Rèn luyện kĩ năng vẽ hình, C/M định lý + Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong vẽ hình. II. Chuẩn bị Giáo viên: Thước thẳng, SGK, bảng phụ Học sinh: Ôn tập về HBH, Hình thang cân, chuẩn bị thước thẳng, vở ghi, vở nháp III. Lên lớp Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: HS1: Nêu TC của hình thang cân, tính các góc của hình thang cân ABCD nếu = 900 HS2: Nêu các TC của HBH, tính các góc của hình bình hành ABCD nếu = 900 . GV nhận xét cho điểm 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu ĐN hình CN + GV vẽ hình chữ nhật ABCD Giới thiệu về HCN, yêu cầu HS nêu ĐN hình chữ nhật. GV cho HS phát biểu ĐN hình chữ nhật theo H.Thang cân, HBH. + Yêu cầu HS làm ?1 SGK GV theo dõi giúp đỡ HS yếu thực hiện, gọi HS lên bảng thực hiện. + GV nhận xét sửa chữa bài làm của HS 3. Hoạt động3. Tìm hiểu TC của HCN + Cho HS nêu các tính chất của HCN được suy ra từ TC của HBH và hình thang cân. GV: Cho HS nhận xét về hai đường chéo của HCN. Từ đó phát biểu TC của HCN GV củng cố tính chất về đường chéo của HCN, Y/C học sinh chứng minh điều ngược lại + GV hướng dẫn HS vẽ hình và thực hiện CM: ABCD là hình gì?( Hình bình hành, hình thang cân) Hai góc ở một đáy của tứ giác ABCD bằng bao nhiêu độ? GV nhận xét sửa chữa bài làm của HS. GV: Như vậy để chứng minh một tứ giác là một hình CN ta có thể vận dụng những cách nào? ị chuyển sang phần 3 Hoạt động4. Dấu hiệu nhận biết GV: Nếu tứ giác đã cho là hình thang cân thì cần ĐK gì để trở thành HCN? Nếu tứ giác đã là HBH thì cần thêm ĐK gì để trở thành HCN? + GV treo bảng phụ vẽ sẵn hình chữ nhật trên bảng, cho HS giải ?2 SGK GV: Nếu tứ giác có 2 đường chéo bằng nhau có thể là HCN được không? Vì sao? GV củng cố các dấu hiệu nhận biết HCN, lưu ý dấu hiệu 4 đã được CM ở phần trên. Hoạt động5: áp dụng vào tam giác + Cho HS giải ?3 GV: Từ bài tập trên hãy rút ra định lý về đường TT trong tam giác vuông + Gọi HS phát biểu thành đinh lý, GV củng cố cho HS GV: Điều ngược lại của định lý có đúng không? Yêu cầu HS giải ?4 để rút ra kết luận GV cho HS phát biểu đầy đủ định lý như SGK. + Củng cố phần 4 bằng bài tập 60 SGK HS chuẩn bị để trả lời các câu hỏi của GV + Hai HS lên bảng trả lời, HS dưới lớp quan sát và nhận xét Định nghĩa + HS vẽ hình tứ giác có 4 góc vuông + HS phát biểu ĐN hình chữ nhật( Tứ giác có 4 góc vuông) + HS chỉ ra được: HCN cũng là hình thang cân, HBH và giải thích. HS giải ?1 SGK Tính chất HS nêu các tính chất của hình chữ nhật theo yêu cầu của GV + HS phát biểu tính chất về đường chéo của hình CN( bằng nhau và cắt nhau tại TĐ của mỗi đường) + HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV, vẽ hình và C/M điều ngược lại theo hướng dẫn của GV A B C D O + HS nêu các dấu hiệu nhận biết HCN từ sự hướng dẫn của GV Dấu hiệu nhận biết + HS nêu dấu hiệu nhận biết HCN ( 3 -4 HS) Nêu dấu hiệu về góc, về đường chéo đã biết ở trên HS tìm ra được: HBH, hình thang cân có một góc vuông cũng là hình CN + HS giải ? 2SGK + HS lấy phản ví dụ để CM tứ giác có hai đường chéo bằng nhau không phải là HCN 4. áp dụng vào tam giác + HS cả lớp nháp bài, giải ?3 Tư giác ABCD là HCN AM = 1/2 . BC Trong tam giác vuông, đường TT ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền. + HS giải ?4 để trả lời câu hỏi của GV + HS rút ra được TC: Nếu một tam giác có đường TT ứng với một cạnh bằng nửa cạnh đó thì tam giác đó là tam giác vuông. HS giải bài tập 60 SGK IV. Củng cố + Nhắc lại định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết HCN + Lưu ý tính chất đường trung tuyến của tam giác vuông, cách c/m tam giác vuông V. Hướng dẫn ở nhà + Ôn bà theo SGK, vở ghi + Làm các bài tập: 58, 59, 61, 62, 63 SGK + Chuẩn bị cho tiết luyện tập Nếu còn thời gian thì hướng dẫn bài tập 64 cho HS.

File đính kèm:

  • doch8 t16.doc