Giáo án hình học 6 tuần 8 tiết 8: Độ dài đoạn thẳng

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Biết khái niệm độ dài đoạn thẳng.

2.Kĩ năng:

- Biết dùng thước đo độ dài để đo đoạn thẳng.

- Biết so sánh hai đoạn thẳng.

II. Phương tiện dạy học:

1. Giáo viên: Đồ dùng dạy học, thước thẳng có chia khoảng, bảng phụ.

2. Học sinh : Đồ dùng học tập.

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1073 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hình học 6 tuần 8 tiết 8: Độ dài đoạn thẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/10/2011 Tuần: 8 Tiết: 8 ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết khái niệm độ dài đoạn thẳng. 2.Kĩ năng: - Biết dùng thước đo độ dài để đo đoạn thẳng. - Biết so sánh hai đoạn thẳng. II. Phương tiện dạy học: 1. Giáo viên: Đồ dùng dạy học, thước thẳng có chia khoảng, bảng phụ. 2. Học sinh : Đồ dùng học tập. III. Tiến trình dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. (6 phút) - Gọi 1 HS: Vẽ đoạn thẳng AB, nêu cách vẽ, và nêu định nghĩa về đoạn thẳng AB. Làm thế nào để biết đoạn thẳng AB có độ dài là bao nhiêu ? Như thế nào là 2 đoạn thẳng bằng nhau ? Hoặc lớn hơn ? Bé hơn ? Hôm nay chúng ta sẽ học bài: “ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG - HS vẽ đoạn thẳng AB và phát biểu định nghĩa đoạn thẳng AB là một hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa 2 điểm A và B. Hoạt động 2: Đo đoạn thẳng. (14 phút) - GV giới thiệu bài học và các dụng cụ dùng để đo độ dài của đoạn thẳng cho trước và hướng dẫn cách đo: Đặt cạnh của thước đi qua hai điểm A và B, sao cho vạch số 0 của thước trùng với đầu A , đầu B chỉ số đo đoạn thẳng trên thước. - GV gọi 1 HS lên bảng đo độ dài đoạn thẳng AB trên bảng. Điền kết quả vào ô trống AB = . . . . . cm - Làm thế nào để đo khỏang cách giữa hai điểm A và B? - HS có nhận xét gì về độ dài của đoạn thẳng? - GV nhấn mạnh: Mỗi đoạn thẳng có một độ dài. Độ dài đoạn thẳng là một số lớn hơn 0. - Ta còn nói độ dài AB là khoảng cách giữa hai điểm A và B - Khi điểm A trùng với điểm B thì khoảng cách giữa hai điểm A và B bằng 0. - Độ dài đoạn thẳng và khoảng cách có gì khác nhau không? Chú ý : - Đoạn thẳng là một hình còn độ dài đoạn thẳng là một số - HS lên bảng đo đoạn thẳng AB và điền kết quả vào ô trống AB = . . . . . cm - Đặt cạnh của thước đi qua hai điểm A và B, sao cho vạch số 0 của thước trùng với đầu A , đầu B chỉ số đo đoạn thẳng trên thước. - Mỗi đoạn thẳng có một độ dài xác định. - Độ dài đoạn thẳng là số lớn hơn 0, còn khoảng cách có thể bằng 0 . Hoạt động 3: So sánh hai đoạn thẳng (15 phút) - Cho HS đo độ dài ba đoạn thẳng AB, CD, EG trong hình 40 (sgk) - Từ kết quả đo được có nhận xét gì về hai đoạn thẳng: AB và CD; EG và CD; AB và EG - Hai đoạn thẳng được gọi là bằng nhau khi nào? - Cho HS cả lớp làm ?1 ( sgk) - Cho HS làm ?2 - Cho HS làm ?3 -HS đo độ dài ba đoạn thẳng AB, CD, EG trong hình 40 (sgk) - HS lên bảng trình bày: AB = 3 cm, CD = 3 cm, EG = 4 cm AB = CD EG > CD AB < EG - Hai đoạn thẳng bằng nhau khi có cùng độ dài. - Cả lớp cùng làm ?1 Một HS nêu kết quả. - HS làm ?2 sau đó 1 HS trả lời. Hình 42 a: Thước dây Hình 42b: Thước gấp Hình 42c: Thước xích - Một HS đọc kết quả. Hoạt động 4: Củng cố (7 phút) Cho HS: thảo luận nhóm và ghi kết quả trên bảng phụ. Làm bài tập 43 GV: Đưa ra đáp án để HS so sánh: Bài 43: AC = 2,8 cm; AB =3,1cm; BC = 3,4 cm Nên: AC < AB < BC. GV: Nhận xét bài làm của HS. HS: làm bài tập 43 theo nhóm treo lên bảng. Hoạt động 5 : Hướng dẫn về nhà. (3 phút) - Nắm vững nhận xét về độ dài đoạn thẳng, cách đo đoạn thẳng, cách so sánh hai đoạn thẳng. - Làm bài tập 42, 44 trang 119 (sgk). - Đọc bài Khi nào thì AM + BM = AB (Trang 161 sgk).

File đính kèm:

  • doctiet 8_hh.doc
Giáo án liên quan