I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nhằm củng cố và khắc sâu về: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì
AM + MB = AB, đo độ dài đoạn thẳng.
2.Kĩ năng:
- Biết vận dụng hệ thức AM + MB = AB khi M nằm giữa A và B để giải các bài toán đơn giản.
II. Phương tiện dạy học:
1. Giáo viên: Bài soạn, SGK , đồ dùng dạy học ,.
2. Học sinh : Đồ dùng học tập.
3 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 960 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hình học 6 tuần 10 tiết 10: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/10/2011
Tuần: 10
Tiết: 10 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nhằm củng cố và khắc sâu về: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì
AM + MB = AB, đo độ dài đoạn thẳng.
2.Kĩ năng:
- Biết vận dụng hệ thức AM + MB = AB khi M nằm giữa A và B để giải các bài toán đơn giản.
II. Phương tiện dạy học:
1. Giáo viên: Bài soạn, SGK , đồ dùng dạy học ,....
2. Học sinh : Đồ dùng học tập.
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. (8 phút)
- Khi nào thì độ dài AM cộng MB bằng AB?
Làm bài tập : Gọi N là điểm nằm giữa A và B , biết AN = 5 cm, NB = 15 cm. Tính độ dài đoạn thẳng AB.
- GV nhận xét và cho điểm.
- Khi điểm M nằm giữa A và B thì độ dài AM cộng MB bằng AB.
- N nằm giữa A và B nên ta có:
AN + NB = AB
AB = 5 + 15 = 20 (cm)
- HS nhận xét câu trả lời và bài làm của bạn.
Hoạt động 2: Luyện tập. (20 phút)
Bài 48/51(SGK):
- GV hướng dẫn cách làm và gọi một HS lên bảng làm.
- GV nhận xét bài làm của HS.
Bài tập 44/102 Sách Bài tập
- Với ba điểm A ,B , C như hình vẽ điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ?
- Ta có hệ thức gì ?
- Nếu biết AB và BC ta tính được AC
- Nếu biết AC và AB ta tính BC như thế nào ?
- Nếu biết AC và AB ta tính BC như thế nào ?
Bài tập 45 / 102 Sách Bài tập
GV : yêu cầu học sinh tự làm vào vở và gọi 1HS lên bảng trình bày .
- HS lên bảng làm:
Một phần năm độ dài sợi dây là : 0.25(m)
Chiều rộng của lớp học đó là :
4.1,25 + 0,25 = 5,25 (m)
- HS nhận xét bài làm của bạn.
Bài tập 44/102 Sách Bài tập
Lấy ba điểm A ,B ,C tùy ý trên đường thẳng như :
HS: HS lần lượt viết các hệ thức và kết luận
Điểm B nằm giữa hai điểm A và C nên :
AB + BC = AC
=> BC = AC – AB
AB = AC – BC
Như vậy chỉ đo hai lần ta có thể tính được độ dài các đoạn thẳng AB , BC hoặc AC .
Bài tập 45 / 102 Sách Bài tập
Vì M Î PQ nên
PM + MQ = PQ
2 + 3 = PQ
PQ = 5 cm
Hoạt động 3: Kiểm tra 15 phút. (15 phút)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
Câu 1: Cho điểm M nằm giữa hai điểm A và B, biết AM = 4 cm, AB = 7 cm. Tính MB ? (4 điểm).
Câu 2: (6 điểm) Vẽ đường thẳng a. Lấy 3 điểm A, B, C thuộc đường thẳng a sao cho AB = 2 cm, AC = 4 cm (điểm B nằm giữa hai điểm A, C)
So sánh độ dài hai đoạn thẳng AB và BC
Nêu tên hai tia đối
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1: vì M nằm giữa 2 điểm A, B nên 0.5 đ
Ta cĩ: AM + MB = AB. Thay AM = 4 cm; 1 đ
AB = 7 cm ta được: 4 + MB = 7 1 đ
MB = 7 -4 = 3 1 đ
Vậy MB = 3 cm 0.5 đ
Câu 2: a. HS tính được:
AB + BC = AC (do B nằm giữa A và C) 1 đ
2 + BC = 4 1 đ
BC = 4 – 2 = 2 cm 1 đ
Vậy AB = BC = 2 cm 1 đ
Hai tia đối nhau
BA và BC 2 đ
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà. (2 phút)
- Học lại lý thuyết và hoàn thành lại các bài tập đã làm
- Xem trước bài vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài.
File đính kèm:
- tiet 10_hh.doc