I/ MỤC TIÊU:
1/Kiến thức cơ bản:
Học sinh biết khái niệm tia.
Học sinh biết khái niệm hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau
Học sinh biết vẽ tia, biết viết tên và biết đọc tên một tia
Biết phân biệt hai tia chung gốc
2/ Kĩ năng : Rèn luyện vẽ tia, đọc tên tia, phân biệt hai tia đối nhau, điểm nằm trên tia,
3/ Thái độ: Tích cực, nghim tc v hứng thú học toán.
II/ CHUẨN BỊ & PHƯƠNG PHÁP:
1/ Chuẩn bị : Gv: SGK, thước, biểu bảng, hình ảnh tia,
Hs: SGK, ôn tập các kiến thức đường thẳng, điểm, đọc trước § 5
2/ Phương pháp : Trực quan, Nêu vấn đề, gợi mở, hỏi đáp.
3 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1232 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 6 - Lê Kim Tiến - Tuần 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 05
Tiết : 05
NS : 28 / 8 / 2012
ND : 6 / 9 / 2012
§5 TIA
I/ MỤC TIÊU:
1/Kiến thức cơ bản:
Học sinh biết khái niệm tia.
Học sinh biết khái niệm hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau
Học sinh biết vẽ tia, biết viết tên và biết đọc tên một tia
Biết phân biệt hai tia chung gốc
2/ Kĩ năng : Rèn luyện vẽ tia, đọc tên tia, phân biệt hai tia đối nhau, điểm nằm trên tia, …
3/ Thái độ: Tích cực, nghiêm túc và hứng thú học toán.
II/ CHUẨN BỊ & PHƯƠNG PHÁP:
1/ Chuẩn bị : Gv: SGK, thước, biểu bảng, hình ảnh tia, …
Hs: SGK, ôn tập các kiến thức đường thẳng, điểm, đọc trước § 5
2/ Phương pháp : Trực quan, Nêu vấn đề, gợi mở, hỏi đáp.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY & HỌC :
Ổn định lớp : KTSS
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: 1- TIA (12’)
GV: Cho hình vẽ. Đây là hình ảnh của tia Ax (hay nửa đường thẳng Ax).
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK
GV: Thế nào là một tia gốc O?
GV: Cho 3 HS lần lượt nhắc lại định nghĩa.
GV: Chốt lại định nghĩa
GV: Lưu ý: Khi đọc (viết) tên một tia ta phải đọc (viết) tên gốc trước.
GV: Yêu cầu HS nêu cách vẽ tia
GV: Cho một HS lên bảng vẽ tia By
GV: Cho HS nhận xét
GV: Nhận xét chung
GV: Giới thiệu: Tia By không bị giới hạng về phía y
HS: cả lớp theo dõi
HS: đọc thông tin
Học sinh đọc định nghĩa SGK
HS: lần lượt đứng lên nhắc lại định nghĩa
HS theo dõi
HS nêu cách vẽ tia
1 HS lên bảng vẽ tia By
HS nhận xét
HS cả lớp theo dõi
1. Tia
a)
b)
c)
Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là một tia gốc O.
HOẠT ĐỘNG 2: 2- HAI TIA ĐỐI NHAU (12’)
GV: Vẽ hình:
GV: Yêu cầu HS trên hình vẽ có những tia nào?
GV: Hai tia Ox và Oy có đặc điểm gì?
GV: Hai tia Ox và Oy tạo thành mấy đường thẳng? Và được gọi là hai tia như thế nào?
GV: Hai tia đối nhau phải có những điều kiện gì?
GV: Hãy cho biết hình vẽ trên có những tia nào đối nhau?
GV: Hãy cho biết mỗi điểm trên đường thẳng là gì?
?1 Tại sao hai tia Ax và By không phải là hai tia đối nhau?
Trên hình 28 có hai tia nào đối nhau?
GV: Cho HS nhận xét
GV: Nhận xét chung
HS quan sát hình vẽ
HS:Tia Ox, Oy
HS: Hai tia Ox và Oy có chung gốc O.
HS: Hai tia Ox và Oy tạo thành một đường thẳng. Được gọi là 2 tia đối nhau
HS: Hai tia gọi là đối nhau phải thoả mãn 2 điều kiện:
Chung gốc
Tạo thành 1 đường thẳng
HS: Tia Ax và Ay, Bx và By
HS: Mỗi điểm trên đường thẳng là gốc chung của 2 tia đỗi nhau
Học sinh quan sát hình và trả lời.
HS: Hoạt động giải ?1 SGK.
Hai tia Ax và By không phải là hai tia đối nhau vì chúng không có chung gốc.
HS nhận xét
2. Hai tia đối nhau
Mỗi điểm trên đường thẳng là gốc chung của hai tia đối nhau
?1
a) Hai tia Ax và By không phải là hai tia đối nhau vì chúng không có chung gốc.
b) Tia Ax và Ay, Bx và By
HOẠT ĐỘNG 3: 3-HAI TIA TRÙNG NHAU (10’)
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 29
GV: Hai tia Ax và AB có đặc điểm gì?
GV: Hai tia Ax và AB là hai tia trùng nhau.
GV: Hai tia trùng nhau là hai tia mà mọi điểm thuộc tia này đều là điểm thuộc tia kia và ngược lại.
GV: Hai tia không trùng nhau gọi là hai tia như thế nào?
GV: Cho HS đọc ?2
?2
GV: Cho HS thảo luận nhóm làm ?2
GV: Cho đại diện nhóm đứng lên trả lời
GV: Cho HS nhận xét
GV: Nhận xét chung
Học sinh quan sát hình vẽ
Quan sát và chỉ ra đặc điểm của hai tia Ax và AB:
- Chung gốc
- Tia này nằm trên tia kia.
HS: Hai tia không trùng nhau gọi là hai tia phân biệt
1HS đứng lên đọc ?2
HS: Tham gia thảo luận nhóm
Đại diện nhóm đứng lên trả lời
a) Tia OB trùng với tia Oy.
b) Hai tia Ox và Ax không trùng nhau vì chúng không chung gốc.
c) Hai tia Ox, Oy không đối nhau vì chúng không tạo thành một đường thẳng.
HS nhận xét
3. Hai tia trùng nhau
TiaAx và AB trùng nhau.
* Chú ý: Hai tia không trùng nhau gọi là hai tia phân biệt.
?2
a) Tia OB trùng với tia Oy.
b) Hai tia Ox và Ax không trùng nhau vì chúng không chung gốc.
c) Hai tia Ox, Oy không đối nhau vì chúng không tạo thành một đường thẳng.
HS nhận xét
Hoạt động 4: Củng cố (7’)
GV: Tia Ox là gì?
GV: Hai tia như thế nào được gọi là hai tia đối nhau?
GV: Hai tia có đặc điểm gì được gọi là hai tia trùng nhau?
GV: Cho HS đọc bài tập 23
GV: Trong các tia MN, MP, MQ, NP, NQ có những tia nào trùng nhau?
GV: Cho HS nhận xét
GV: Nhận xét chung
GV: Trong các tia MN, NM, MP có những tia nào đối nhau?
GV: Nêu tên hai tia gốc P đối nhau.
HS đứng lên trả lời
HS đọc bài tập 23 SGK.
HS đứng lên trả lời
HS tham gia nhận xét
HS: Không có tia nào đối nhau
HS:Hai tia PN, PQ
Bài tập 23 tr. 113 SGK
a) Các tia MN, MP, MP trùng nhau
Các tia NP; NQ trùng nhau.
b) Không có 2 tia nào đối nhau.
c) Hai tia PN và PQ đối nhau
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (4’)
-Học bài, Làm các bài tập: 22, 24, 25 SGK tr. 113
- Rèn luyện vẽ tia, đọc tên tia, vẽ các tia trùng nhau, đối nhau.
- Hướng dẫn làm bài tập 25 tr. 113
a)
b)
c)
DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
File đính kèm:
- GA HH 6 TUAN 05.doc