Tiết5 : HÌNH CHÓP VÀ THIẾT DIỆN
I. Mục tiêu bài dạy:
+ Cung cấp cho học sinh khái niệm hình chóp và thiết diện của hình chóp với mặt phẳng (P ).
+ Phương pháp tìm thiết diện.
II. Chuẩn bị:
1) Giáo viên: Giáo án công nghệ thông tin, sách giáo khoa, máy chiếu.
2) Học sinh: Bài soạn sách giáo khoa.
3) Phương pháp: Đặt vấn đề, quan sát, giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của phần mềm Powerpoin, sketchpad
III. Các bước tiến hành:
1. Ổn định lớp giới thiệu thành phần tham dự, bài dạy.(1')
2. Bài mới:
4 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 463 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 11 Tiết 5: Hình chóp và thiết diện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết5 : HÌNH CHÓP VÀ THIẾT DIỆN
I. Mục tiêu bài dạy:
+ Cung cấp cho học sinh khái niệm hình chóp và thiết diện của hình chóp với mặt phẳng (P ).
+ Phương pháp tìm thiết diện.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Giáo án công nghệ thông tin, sách giáo khoa, máy chiếu.
Học sinh: Bài soạn sách giáo khoa.
Phương pháp: Đặt vấn đề, quan sát, giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của phần mềm Powerpoin, sketchpad
III. Các bước tiến hành:
Ổn định lớp giới thiệu thành phần tham dự, bài dạy.(1')
Bài mới:
Time
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Minh họa
5'
HĐ1:
Nhìn hình vẽ nêu định nghĩa hình chóp.
+ Nêu đỉnh, đa giác đáy, các mặt bên, các cạnh đáy, cạnh bên.
Đ1:
Định nghĩa: Trong mp (a) cho đa giác A1A2...An và điểm S Ï (a). Hình tạo bởi n miền tam giác SA1A2, SA2A3,..., SAnA1 và miền đa giác A1A2...An gọi là hình chóp S A1A2...An.
+ Điểm S gọi là đỉnh của hình chóp
+ A1A2A3An: mặt đáy.
+SA1, SA2, SA3,, SAn : cạnh bên
+SA1A2,SA2A3,,SAnA1:mặt bên +A1A2,A2A3,A3A4,,AnA1: cạnh đáy
Slide2
Time
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Minh họa
5’
HĐ2
+ Làm sao gọi tên của chóp? dựa vào yếu tố nào? ( qua bài soạn ở nhà)
+ Dẫn vào hình minh họa
+ Nêu lưu ý
Đ2:
+ Khi gọi hình chóp dựa vào số cạnh của đa giác đáy.
+ Trên hình ta có chóp tam giác
(tứ diện) chóp tứ giác, chóp ng ũ giác.
Slide 3
10’
HĐ3:
+ Khi mặt phẳng (a) cắt các mặt phẳng của hình chóp ta có gì?
+ Các đoạn giao tuyến này như thế nào với nhau?
+ Vậy ta tìm thiết diện tức là cần tìm gì? Khi nào có thiết diện?
Đ3:
+ Mặt phẳng (a) cắt các mặt của hình chóp theo các đoạn thẳng gọi là đoạn giao tuyến.
+ Các đoạn giao tuyến nối tiếp nhau nằm trong mặtphẳng (a) tạo thành đa giác phẳng gọi là thiết diện.
+ Tìm thiết diện là tìm các đoạn giao tuyến, khi các đoạn giao tuyến khép kín ta có thiết diện.
Slide 4
Time
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Minh họa
10’
HĐ4
+ Nêu ví dụ
+ Ta đã có đoạn giao tuyến nào của mặt phẳng (MNP) với các mặt của chóp?
+ Bây giờ cần tìm giao tuyến của (MNP) với mặt phẳng nào?
+ Thiết diện là đa giác nào?
Đ4
+ Ta có đoạn thẳng MN của mặt phẳng (MNP) với (ABCD)
+ Ta cần tìm 2 đoạn giao tuyến của mặt phẳng (MNP) với (SAB) và (SCD).
+ Sau đó tìm 2 đoạn giao tuyến của mặt phẳng (MNP) với (SAD) và (SCD).
+ Thiết diện là ngũ giác MNFPE
(Slide 5)
10’
HĐ5:
+ Nêu ví dụ 2
+ Ta đã có đoạn giao tuyến nào của mặt phẳng (ABC') với các mặt phẳng của chóp.
+ Ta nên tìm giao tuyến của mặt phẳng (ABC') với mặt nào của chóp hay tìm giao điểm của (ABC') với cạnh của chóp.
+ Dự kiến học sinh nêu cách tìm giao tuyến của (ABC') với (SCD) bằng cách nêu AB cắt CD tại J, thì chỉ ra điều không hợp lí và hướng học sinh vào cách khác bằng cách giải trên máy tính.
Đ5
+ Đoạn giao tuyến đã có là BC'.
+ Ta cần tìm 2 đoạn giao tuyến của (ABC') với (SCD) và (SAD). Nên tập trung tìm giao điểm của SD với (ABC').
+ Gọi I là giao điểm của AC và BD thì SI cắt AC' tại I', sau đó BI' cắt SD tại D'.
+ Vậy có 2 đoạn giao tuyến nữa đó là C'D' và AD'.
+ Thiết diện là tứ giác ABC'D'.
Slide 6
Time
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Minh họa
4’
HĐ6: Củng cố dặn dò
+ Nắm phương pháp tìm thiết diện, làm bài tập sách giáo khoa.
Đ6:
+ Để tìm thiết diện ta tìm từng đoạn giao tuyến của mặt phẳng (a) và các mặt phẳng của chóp, các đoạn giao tuyến khép kín ta có thiết diện có lúc tìm giao giao điểm của mặt phẳng (a) với các cạnh của chóp.
File đính kèm:
- TIET 5.doc