Giáo án Hình học 11 Tiết 29: Luyện tập phương trình và hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn

Tiết: 29

Luyện tập: PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT NHIỀU ẨN

I – Mục tiêu

1. Kiến thức

Học sinh cần nắm được:

- khái niệm về nghiệm của phương trình và của hệ phương trình.

2. Kĩ năng

- Cách giải hệ bằng phương pháp cộng đại số và phương pháp thế, cách sử dụng máy tính cầm tay để giải.

- Giải được một số bài toán đưa về hệ phương trình

3. Tư duy thái độ

- tích cực, chủ động, hệ thống được các kiến thức đã học

 

doc3 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 11 Tiết 29: Luyện tập phương trình và hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/ 12/ 2011 Tiết: 29 Luyện tập: PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT NHIỀU ẨN I – Mục tiêu Kiến thức Học sinh cần nắm được: khái niệm về nghiệm của phương trình và của hệ phương trình. Kĩ năng - Cách giải hệ bằng phương pháp cộng đại số và phương pháp thế, cách sử dụng máy tính cầm tay để giải. Giải được một số bài toán đưa về hệ phương trình Tư duy thái độ tích cực, chủ động, hệ thống được các kiến thức đã học II – Chuẩn bị của GV và HS 1. Gv: phấn bút, máy tính cầm tay, giáo án, các slide, hệ thống bài tập về nhà. 2. HS: Kiến thức về giải hệ đã học, bài tập về nhà, máy tính cầm tay. III – Phương tiện dạy học - máy chiếu , máy tính xách tay, bảng phấn IV – Phương pháp dạy học - thuyết trình, vấn đáp V – Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra đầu giờ, kiểm tra xen lẫn trong bài học 3. Nội dung bài: Hoạt động 1: Ôn lại các kiến thức về nghiệm của phương trình bậc nhất 2 ẩn Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng – trình chiếu Gv đưa ra câu hỏi trên slide và gọi hs trả lời lần lượt các câu hỏi sau: (gọi 1 hs đứng tại chỗ ) ? nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn là gi? ? Tìm hai nghiệm của phương trình ? phương trình đã cho có bao nhiêu nghiệm ? tập nghiệm của nó thỏa mãn phương trình của đường nào mà em biết. Học sinh nghe, suy nghĩ và trả lời câu hỏi của gv: Phương trình đã cho có vô số nghiệm : hoặc - slide 3 Câu 1: Phương trình 2x – 3y = 6 có bao nhiêu nghiệm? Hãy chỉ ra 2 nghiệm của phương trình? Trả lời: Hai nghiệm của phương trình là: (x; y) = (0; -2) và (x; y) = (3; 0) Hoạt động 2: Ôn lại kiến thức giải hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng – trình chiếu Gv đưa ra câu hỏi trên slide Gọi hs trả lời các câu hỏi sau? Nêu các phương pháp giải hệ mà em biết? Giải hệ phương trình trên theo cách em chọn? Và kiểm tra lại bằng máy tính cầm tay. Gv nhận xét đánh giá bài giải của hs. Học sinh nghe, suy nghĩ và trả lời câu hỏi của gv: -1 hs lên bảng giải hệ - cả lớp cùng làm bằng các pp đã nêu. Chiếu slide 4 Hoạt động 3: Củng cố về nghiệm của hệ phương trình Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng – trình chiếu Gv: đưa ra bài tập trên slide và gọi hs đứng tại chỗ trả lời câu hỏi: cặp (x, y) là nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn khi nào? Gv: gọi hs đứng tại chỗ giải hệ theo hướng dẫn Học sinh nghe, suy nghĩ và trả lời câu hỏi của gv: - sử dụng máy tính cầm tay giải hệ hoặc nhẩm nghiệm và đưa ra kết quả. Chiếu slide 5 Hoạt động 4: Củng cố về cách giải hệ phương trình bậc nhất 3 ẩn bằng phương pháp Gauss Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng – trình chiếu Gv đưa ra bài toán(bài 5a - sgk) trên slide, đặt ra câu hỏi sau: có những pp nào giải hệ phương trình bậc nhất 3 ẩn mà em đã được học gv đưa ra pp pháp khử nghiệm đưa về dạng chéo tam giác bẳng gợi mở cho hs, sau đó yêu cầu 1 hs đứng tại chỗ khử nghiệm từng phương trình, khi đưa ra nghiệm yêu cầu hs ở dưới lớp kiểm tra lại bằng máy tính. Chú ý cho hs là pp Gauss là pp khử dần nghiệm, nó có thể dùng để giải các hệ phương trình bậc nhất nhiều hơn 3 ẩn nghe suy nghĩ và trả lời câu hỏi thực hành giải toán bằng pp Gauss kiểm tra bằng máy tính Chiếu slide 6 Hoạt động 5: Đưa bài toán thực tế về hệ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng – trình chiếu Gv đưa ra bài 3 trong sgk đs 10 yêu cầu một hs nêu cách chọn ẩn, đk của ẩn, lập hệ (vì đây là bài trong sgk có thể đã làm ở nhà). Giải nhanh hệ bằng máy tính cầm tay. Gv đưa ra bài toán 4 trên slide Yêu cầu hs đọc kĩ đầu bài; gọi 1 hs đứng tại chỗ nêu các bước giải. Gv chiếu lời giải trên slide. Hs xem lại bài làm ở nhà 1 HS trả lời câu hỏi của gv Các hs khác đối chiếu bài tập của mình với bài gv chữa cùng hs. hs suy nghĩ đưa về hệ giải hệ bằng MTĐT Chiếu slide 7-8 Hoạt động 6: (slide 9-10) Dành cho hs khá nếu bài học kết thúc sớm Củng cố: slide 12 Bài tập về nhà: hoàn tất các bài tập còn lại trong sgk làm thêm các bài tập sau: Bài 1: giải hệ sau: Bài 2: Giải các bài toán sau bằng cách lập hệ phương trình: a) Một gia đình có 4 người lớn và 3 trẻ em mua vé xem xiếc hết 370 000 đồng . Một gia đình khác có hai người lớn và hai trẻ em cũng mua vé xem xiếc tại rạp đó hết 200 000 đồng . Hỏi giá vé người lớn và giá vé trẻ em là bao nhiêu? b) Nếu lấy một số có hai chữ số chia cho tích hai chữ số của nó thì được thương là 12 và dư 18. Nếu lấy tổng bình phương các chữ số của số đó cộng với 9 thì được số đã cho. Hãy tìm số đó. Bài 3: Giải bài toán cổ Anh đi chợ phiên Cam ba đồng một Anh gửi một tiền Quýt một đồng năm Cam , thanh yên , quýt Thanh yên tươi tốt Không nhiều thì ít Năm đồng một trái Mua đủ một trăm Hỏi mỗi thứ mua bao nhiêu trái, biết rằng một tiền là 60 đồng?

File đính kèm:

  • docluyện tập hệ phương trình.doc