1. Kiến thức: Nắm chắc định nghĩa và các tính chất của hình vuông, đặc biệt là tính chất của hai đường chéo, các dấu hiệu nhận biết hình vuông. Thấy được hình vuông là dạng đặc biệt của hình chữ nhật và hình thoi.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng vẽ hình vuông, biết vận dụng các tính chất của hình vuông trong chứng minh, tính toán, nhận biết một hình vuông thông qua các dấu hiệu.
- Vận dụng những kiến thức về hình vuông trong thực tế, giáo dục mối liên hệ biện chứng thông qua mối liên hệ giữa hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi.
3 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 1143 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hình 8 - Tiết: 22 - Bài 12: Hình vuông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08 / 11 / 2013
TIẾT: 22 §12. HÌNH VUÔNG
I. MỤC TIÊU: Qua tiết học này HS cần đạt:
1. Kiến thức: Nắm chắc định nghĩa và các tính chất của hình vuông, đặc biệt là tính chất của hai đường chéo, các dấu hiệu nhận biết hình vuông. Thấy được hình vuông là dạng đặc biệt của hình chữ nhật và hình thoi.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng vẽ hình vuông, biết vận dụng các tính chất của hình vuông trong chứng minh, tính toán, nhận biết một hình vuông thông qua các dấu hiệu.
- Vận dụng những kiến thức về hình vuông trong thực tế, giáo dục mối liên hệ biện chứng thông qua mối liên hệ giữa hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi.
3. Giáo dục tư tưởng: Rèn luyện thêm thao tác phân tích & tổng hợp thông qua phân tích, chứng minh được các dấu hiệu.
II: ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
1. Giáo viên: Đề, bài giải sẵn trong bài giảng điện tử, máy chiếu, phấn màu.
2. Học sinh: Bảng nhóm, bút xạ, compa.
III:TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
1. Ổn định tổ chức:(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Chiếu slide 2
3. Tổ chức các hoạt động:
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
7’
6’
12’
8’
3’
Hoạt động 1: Định nghĩa.
Gv: Chiếu slide 4 để giới thiệu định nghĩa hình vuông.
Gv hỏi: Như vậy em nào có thể nêu được định nghĩa hình vuông?
GV hướng dẫn học sinh cách vẽ hình vuông.
Gv: Cho HS so sánh hình vuông với hình chữ nhật, với hình thoi.
Gv hỏi:
Vậy hình vuông có phải là hình chữ nhật không? Có phải là hình thoi không?
( cả lớp suy nghĩ, trả lời)
Gv: Theo em hình vuông có những tính chất gì?
Hoạt động 2: Tính chất
Chiếu slide 5,6
Gv hỏi: Em nào nêu được các tính chất về cạnh, góc và đường chéo của hình chữ nhật ?
Gv hỏi: Tương tự, em nào nêu được các tính chất về cạnh, góc và đường chéo của hình thoi?
Gv hỏi: Hình vuông là hình chữ nhật cũng là hình thoi nên tính chất của nó là hợp tính chất của hai hình.
Từ đó em nào rút ra được các tính chất của hình vuông: về cạnh, về góc và về đường chéo ?
Gv hỏi:
Qua tính chất đường chéo ta có thể vẽ hình vuông bằng cách nào ?
Gv liên kết sketchpad nhấn vào nút
Trong thực tế, sử dụng một sợi dây để kiểm tra một hình có là hình vuông hay không người thợ nề sẽ làm như thế nào? Vì sao ?
Hoạt động 3: Dấu hiệu nhận biết
Giáo viên chiếu slide 8 và cho liên kết sketchpad (nhấn vào nút LK) để trả lời các câu hỏi ở liên kết và dẫn dắt học sinh phát hiện và chứng minh các dấu hiệu nhận biết. Sau đó cho chiếu toàn bộ slide 8
Giáo viên giải thích:
- HCN có thêm một dấu hiệu riêng của hình thoi thì nó là hình vuông.
- Hình thoi có thêm một dấu hiệu riêng của hình CN thì nó là hình vuông.
GV chiếu slide 9 cho HS đọc nhận xét, cho xuất hiện hình vẽ rồi cho HS làm câu hỏi 2.
GV gọi 1 học sinh đọc lại 5 dấu hiệu nhận biết và cho sử dụng để làm ?2
Gv: Cho Hs nhận dạng các hình vuông từ tập hợp các hình Gv đã chuẩn bị sẵn ở slide 9. Bt [?2]
Nhóm làm 2 phút gọi đại diện nhóm lên trình bày
Hoạt động 4: Luyện tập
Bài 80 trang 108:
Giáo viên chiếu slide 10
Gv hỏi: Từ tính chất đối xứng của hình chữ nhật và hình thoi cho biết tính chất đối xứng của hình vuông?
Nếu còn thời gian chiếu slide 11 để hướng dẫn bài 82/tr108, nếu hết thì chiếu slide 12 để dặn dò về nhà.
Hình vuông là tứ giác có bốn góc vuông và bốn cạnh bằng nhau.
- Hình vuông là hình chữ nhật có 4 cạnh bằng nhau.
- Hình vuông là hình thoi có 4 góc vuông
- Vì hình vuông vừa là hình chữ nhật vừa là hình thoi nên hình vuông có tất cả những tính chất của hình chữ nhật & hình thoi.
- Các cạnh đối song song
- Các cạnh đối bằng nhau
- Các góc bằng nhau và bằng 900
- Hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
- Các cạnh đối song song
- Các cạnh bằng nhau
- Các góc đối bằng nhau
- Hai đường chéo vuông góc nhau, cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường và chúng là phân giác của các góc hình thoi
Hs thảo luận nhóm đôi & trả lời
-Vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau tại O.
- Vẽ đường tròn tâm O cắt hai đường thẳng trên tại A,B,C,D, tứ giác ABCD là hình vuông cần vẽ.
Đo các cạnh của tứ giác có bằng nhau hay không.
Đo hai đường chéo có bằng nhau hay không.
HS hoạt động nhóm (bốn nhóm)
Nhóm1, 2: hình a
Nhóm 3, 4: hình b
Nhóm 5, 6: hình c
Nhóm 7, 8: hình d
Hs phát biểu những phát hiện của mình. Gv nhận xét phần trả lời của Hs.
Có 4 trục và 1 tâm đối xứng.
1. Định nghĩa:
(SGK)
Tứ giác ABCD là hình vuông
2. Tính chất:
Trong hình vuông:
- Các cạnh đối song song
- Các cạnh bằng nhau
- Các góc đối bằng nhau
- Hai đường chéo bằng nhau, vuông góc nhau, cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường và chúng là phân giác của các góc hình vuông
3. Dấu hiệu nhận biết: (SGK)
4.Củng cố: (1’)
- Gọi học sinh nhắc lại định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình vuông.
5. Bài tập về nhà: (2’)
- Học thuộc định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết hình vuông.
- Làm các bài tập: 79,81,82,83,84 trang 108, 109 SGK
- Nhận xét giờ học.
File đính kèm:
- GA Hinh vuong.doc