Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 20: Phòng, chống tệ nạn xã hội (Tiết 2) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Giúp HS hiểu:

- Tác hại của TNXH

- Một số quy định của pháp luật nước ta về phòng, chống TNXH và ý nghĩa của nó

- Trách nhiệm của công dân nói chung, học sinh nói riêng trong việc phòng, chống

TNXH và biện pháp phòng tránh .

2. Kỹ năng

* KNBH:- Nhận biết được những biểu hiện của tệ nạn xã hội ;

- Biết phòng ngừa tệ nạn xã hội cho bản thân

* KNS: - Suy nghĩ tích cực, kiểm soát tình cảm, giải quyết vấn đề.

3. Thái độ

* TĐBH: - Đồng tình với chủ trương của nhà nước và những quy định của pháp luật ;

- Xa lánh các tệ nạn xã hội và căm ghét những kẻ lôI kéo trẻ em , thanh niên vào tệ

nạn xã hội ;

- Ủng hộ những hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội.

* Giá trị sống: - Giá trị giản dị, giá trị tự do

4. Định hướng năng lực

1. Năng lực chung: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Giao tiếp và hợp

tác; sử dụng ngôn ngữ; tính toán.

2. Năng lực đặc thù: Giao tiếp, điều chỉnh hành vi đạo đức

pdf3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 185 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 20: Phòng, chống tệ nạn xã hội (Tiết 2) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 09/01/2020 Tiết 20 - Bài 13: PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI (Tiết 2) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Giúp HS hiểu: - Tác hại của TNXH - Một số quy định của pháp luật nước ta về phòng, chống TNXH và ý nghĩa của nó - Trách nhiệm của công dân nói chung, học sinh nói riêng trong việc phòng, chống TNXH và biện pháp phòng tránh . 2. Kỹ năng * KNBH:- Nhận biết được những biểu hiện của tệ nạn xã hội ; - Biết phòng ngừa tệ nạn xã hội cho bản thân * KNS: - Suy nghĩ tích cực, kiểm soát tình cảm, giải quyết vấn đề. 3. Thái độ * TĐBH: - Đồng tình với chủ trương của nhà nước và những quy định của pháp luật ; - Xa lánh các tệ nạn xã hội và căm ghét những kẻ lôI kéo trẻ em , thanh niên vào tệ nạn xã hội ; - Ủng hộ những hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội. * Giá trị sống: - Giá trị giản dị, giá trị tự do 4. Định hướng năng lực 1. Năng lực chung: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Giao tiếp và hợp tác; sử dụng ngôn ngữ; tính toán. 2. Năng lực đặc thù: Giao tiếp, điều chỉnh hành vi đạo đức II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Sgk, bảng phụ , phiếu học tập , tranh ảnh về phòng, chống tệ nạn xã hội. 2. Học sinh: - Chuẩn bị bài theo hướng dẫn. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm, đóng vai. 2. Kĩ thuật: chia sẻ nhóm, động não, đặt câu hỏi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ôn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là tệ nạn xã hội? Cho ví dụ về tệ nạn xã 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu thế nào là tệ nạn XH. Vậy tệ nạn XH có tác hại gì? Pháp luật nước ta quy định như thế nào về các tệ nạn XH, công dân và HS có trách nhiệm ra sao đối với tệ nạn XH... Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiếp trong bài hôm nay. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV-HS Nội dung * HĐ1: HDHS tìm hiểu tiếp nội dung bài học. II. Nội dung bài học: (Tiếp theo) 2. Tác hại của TNXH ? Cho biết tác hại của tệ nạn xã hội đối với bản thân người mắc tệ nạn ? Đối với gia đình ? Đối với cộng đồng và toàn xã hội ? * Tác hại của tệ nạn XH: - Đối với bản thân : + Huỷ hoại sức khoẻ dẫn đến cái chết + Sa sút tinh thần , huỷ hoại đạo đức con người . + Vi phạm pháp luật . - Đối với gia đình : + kinh tế cạn kiệt ,ảnh hưởng đến đời sống vạt chất tinh thân của gia đình . + Gia đình bị tan vỡ . - Đối với cộng đồng xh : + ảnh hưởng đến kinh tế , suy giảm sức lao động của xh . + Suy thoái giống nòi . +Mất trật tự an toàn xh (cướp của , giết người ) ? Pháp luật nghiêm cấm những hành vi nào để phòng, chống tệ nạn xã hội ? GV giới thiệu Điều 199: Tội sử dụng trái phép chất ma tuý. Người nào nghiện ma tuý dưới bất cứ hình thức nào đã bị xử phạt , giáo dục nhiều lần không thay đổi sẽ bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm Nếu tái phạm phạt từ 2 năm đến 5 năm ? Là học sinh em ý thức được trách nhiệm của mình là phải làm gì để phòng ,chống tệ nạn xã hội ? - Ảnh hưởng đến sức khoẻ - Ảnh hưởng đến tinh thần và đạo đức - Gia đình tan nát - Ảnh hưởng về kinh tế - Ảnh hưởng đến trật xã hội - Suy thoái nòi giống , AIDS,chết 3. Một số quy định của pháp luật về phòng và chống tệ nạn xã hội: - Cấm đánh bạc và tổ chức đánh bạc. - Nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển , tàng trữ , mua bán , sử dụng, tổ chức sử dụng, lôi kéo, dụ dỗ, cưỡng bức sử dụng ma tuý. - Những người nghiện ma tuý buộc phải cai nghiện - Nghiêm cấm mại dâm, dụ dỗ, dẫn dắt mại dâm. * Đối với trẻ em : - Không được uống rượu, hút thuốc, đánh bạc, dùng chất kích thích có hại cho sức khoẻ. 4. Trách nhiệm của HS: - Có lối sống giản dị , lành mạnh - Giữ gìn và giúp nhau không xa vào tệ nạn HX. - Tuân theo quy định của pháp luật. - Tham gia các phong trào phòng , chống tệ nạn XH. - Tuyên truyền, vận động mọi người tệ nạn XH * HĐ2: HDHS luyện tập GV gọi HS đọc y/c bài tập 1: HS trình bày III. Bài tập 1. Bài tập 1: ý kiến cá nhân, giải thích lý do chọn những ý kiến này. GV : Yêu cầu HS làm bài tập 3, 5, 6 HS : Lên bảng làm HS : Dưới lớp làm vào vở GV : Nhận xét, chốt đáp án đúng. GV y/c HS sắm vai theo nhóm - theo nội dung sau: Nhóm 1: Mô tả sinh hoạt của một người nghiện. Nhóm 2: Một người bạn rủ em chơi điện tử Nhóm 3: Một người nhờ em mang một - Nghiêm cấm dụ dỗ, lôi kéo trẻ em sử dụng các chất trên. - Nghiêm cấm dụ dỗ trẻ em mại dâm, bán hoặc cho trẻ em sử dụng văn hoá phẩm đồi trụy. - Cấm các trò chơi ảnh hưởng xấu đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em GV : Kết luận nội dung của bài. - Đánh bài ăn tiền, chơi điện tử ăn tiền, đánh tam cúc ăn tiền, đánh lô, đánh đề... 2. Bài tập 3: - Ý nghĩ của Hoàng là sai. - Nếu em là Hoàng em sẽ không nghe theo lời dụ dỗ của bà hàng nước và về nói thật với mẹ, xin lỗi mẹ, hứa với mẹ lần sau không tái phạm nữa. 3. Bài tập 5: - Theo em Hằng có thể sẽ bị người đàn ông đó dụ dỗ làm việc xấu, cưỡng hiếp, dẫn dắt làm gái mại dâm và có thể bị bắt cóc bán ra nước ngoài. - Nếu em là Hằng, em sẽ kiên quyết không đi theo người đàn ông lạ mặt đó. Nếu vẫn bị người đàn ông đó đeo bám thì sẽ nhờ người lớn, cha mẹ, thầy cô giúp đỡ. 4. Bài tập 6: - Đồng ý với các ý kiến: a, c, g, i, k. - Không đồng ý với ý kiến: b, d, đ, e, h. món đồ tới một địa điểm. HS các nhóm lần lượt đóng vai HS cả lớp nhận xét, bổ sung và bình chọn nhóm thể hiện thành công nhất. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - KT trình bày 1 phút: HS nêu trách nhiệm của công dân và HS trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội. - GV khái quát lại nội dung của bài. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - Liên hệ ở địa phương mình có các tệ nạn xã hội gì? HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - HS về nhà tìm hiểu thêm các tệ nạn xã hội của địa phương. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Về nhà học thuộc bài, làm các bài tập còn lại trong sgk. - Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về tệ nạn xã hội. - Nghiên cứu trước bài 14: Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS. *************************************************

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_tiet_20_phong_chong_te_nan_x.pdf