I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hs hiểu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của ông
bà, cha mẹ với con cháu.
2. Kỹ năng:
KNBH: - Hs biết cách ứng xủ phù hợp với các quy định của pháp luật về quyền và
nghĩa vụ của bản thân trong đình .
- Hs Biết đánh giá hành vi của bản thân và của người khác theo quy định của pháp
luật .
KNS: giải quyết vấn đề, hợp tác, phát triển tình cảm
3. Thái độ:
TĐBH:- Hs có thái độ trân trọng gia đình và tình cảm gia đình, có ý thức xây dựng
gia đình hạnh phúc .
- Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em.
Giá trị sống: yêu thương, hạnh phúc
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và Sáng tạo; Giao tiếp và
Hợp tác; Sử dụng ngôn ngữ; Tính toán.
b. Năng lực đặc thù: giao tiếp, phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi đạo đức
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: phiếu học tập, tài liệu
2. Học sinh: Học bài cũ, trả lời câu hỏi phần đặt vấn đề
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm, đóng vai,
2. Kĩ thuật: chia sẻ nhóm, động não, đặt câu hỏi, trình bày 1 phút
35 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 163 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 19 đến 31 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS xã Khoen On, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 8A1: 22/1/2021.
Tiết 19. Bài 12:
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hs hiểu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của ông
bà, cha mẹ với con cháu.
2. Kỹ năng:
KNBH: - Hs biết cách ứng xủ phù hợp với các quy định của pháp luật về quyền và
nghĩa vụ của bản thân trong đình .
- Hs Biết đánh giá hành vi của bản thân và của người khác theo quy định của pháp
luật .
KNS: giải quyết vấn đề, hợp tác, phát triển tình cảm
3. Thái độ:
TĐBH:- Hs có thái độ trân trọng gia đình và tình cảm gia đình, có ý thức xây dựng
gia đình hạnh phúc .
- Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em.
Giá trị sống: yêu thương, hạnh phúc
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và Sáng tạo; Giao tiếp và
Hợp tác; Sử dụng ngôn ngữ; Tính toán.
b. Năng lực đặc thù: giao tiếp, phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi đạo đức
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: phiếu học tập, tài liệu
2. Học sinh: Học bài cũ, trả lời câu hỏi phần đặt vấn đề
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm, đóng vai,
2. Kĩ thuật: chia sẻ nhóm, động não, đặt câu hỏi, trình bày 1 phút
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra:
Lao động tự giác và sáng tạo có ý nghĩa như thế nào? Trách nhiệm của học sinh?
3. Bài mới:
* HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động.
Gv: Gia đình và tình cảm gia đình là điều thiêng liêng với mỗi con người. Để xây
dựng gia đình hạnh phúc mỗi người phải thực hiện tôt bổn phận trách nhiệm của mình
đối với gia đình ...
* HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
Hoạt động của GV- HS Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu
phần đặt vấn đề .
I. Đặt vấn đề
1. Bài ca dao :
Gv: gọi hs đọc diễn cảm bài ca dao.
HĐN đôi- 3 phút: Giải thích nghĩa của bài ca
dao đó.
HS thảo luận- Đại diện nhóm báo cáo- HS
tương tác với nhau
GV nhận xét, kl
H: Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về tình
cảm gia đình.
H: Tình cảm gia đình đối với em quan trọng
như thế nào?
HS trình bày ý kiến cá nhân- Tương tác với nhau.
Gv : Hướng dẫn hs thảo luận các câu hỏi .
Phiếu học tập:
1, Em hãy kể về những việc ông bà, cha mẹ,
anh chị đã làm cho em?
2, Kể những việc em đã làm cho ông bà, cha
mẹ, anh chị em?
Hs: kể - Trao đổi trước lớp- Nhận xét
GV nhận xét, bổ sung.
H: Em sẽ cảm thấy như thế nào khi không có tình
thương sự chăm sóc dạy dỗ của cha mẹ?
HS đọc hai mẩu truyện của phần đặt vấn đề
H: Em đồng ý với cách cư xử của nhân vậy
nào? Vì sao ?
HSTL- Nhận xét
GV nhận xét, kl:
- Đồng tình với cách cư xử của nhân vật Tuấn
vì cách cư xử ấy đã thể hiện tình yêu thương
và nghĩa vụ chăm sóc ông bà.
- Việc làm của con trai cụ Lam là không chấp nhận
được. Anh ta là đứa con bất hiếu, cần lên án những
người có cách cư xử như anh con trai cụ Lam.
H: Qua 2 tình huống trên em rút ra được bài
học gì?
- Là con cháu phải kính trọng, yêu thương,
chăm sóc ông bà..
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu
nội dung bài học:
H: Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ như thế nào đối
với con?
Liên hệ với gia đình em?
GV phân tích, lấy VD minh họa.
2. Truyện đọc:
II. Nội dung bài học .
1. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ
và ông bà :
- Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ:
+ Nuôi dạy con thành những công
dân tốt.
H: Ông bà có quyền và nghĩa vụ như thế nào
đối với cháu?VD liên hệ
HSTL- Nhận xét lẫn nhau
GV nhận xét, chốt- Lấy VD minh họa
*Hoạt động 3: HD HS làm bài tập
Chia HS thành 3 nhóm thảo luận (3 phút)
Nhóm 1 : Bài tập 3 SGK tr 33
Nhóm 2: Bài tập 4 SGKtr 33
Nhóm 3: Bài tập 5 SGK tr33
Các nhóm tranh luận và trả lời câu hỏi
GV giải đáp những thắc mắc- kl đáp án đúng
GV kết luận: Mỗi người trong gia đình đều có
trách nhiệm và bổn phận đối với nhau. Những
điều chúng ta vừa tìm ra là phù hợp với quy
định của pháp luật.
* Tổ chức cho HS đóng vai các tình huống bài
tập 3,4,5- SGK.
+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của con, tôn trọng ý kiến của
con.
+ Không được phân biệt đối xử
giữa các con.
+ Không ngược đãi xúc phạm con,
không ép buộc con làm những điều trái
pháp luật, trái đạo đức.
- Ông bà nội, ông bà ngoại:
+ Có quyền và nghĩa vụ trông nom
chăm sóc, giáo dục cháu.
+ Nuôi dưỡng cháu chưa thành
niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật
nếu cháu không có người nuôi
dưỡng.
III. Bài tập:
Bài tập 3: Bố mẹ Chi đúng họ
không xâm phạm quyền tự do của
con vì cha mẹ có quyền quản lý
trông nom
- Chi sai vì không tôn trọng ý kiến
bố mẹ
- Cách ứng xử đúng là nghe lời bố
mẹ không đi chơi xa.
Bài tập 4: Cả Sơn và mẹ Sơn đều
có lỗi
- Sơn đua đòi ăn chơi
- Vì cha mẹ quá nuông chiều
buông lỏng quản lý, không kết hợp
cùng nhà trường.
Bài tập 5:
- Bố mẹ Lâm cư xử không đúng vì
cha mẹ phải chịu trách nhiệm về
hành vi của con cái.phảI bồi
thường
- Lâm vi phạm luật an toàn GT
đường bộ.
* HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập.
KT trình bày 1 phút: HS nêu những thắc mắc của bản thân
GV khái quát lại nội dung của bài
* HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng.
GV đọc truyện: “ Cha tôi”- Sách bài tập tình huống GDCD 8
Những chi tiết nào cho thấy người cha đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của cha
mẹ với con?
Em có nhận xét gì về suy nghĩ của người con?
* HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.
- Nêu những việc làm tốt và chưa tốt của gia đình em hoặc gia đình khác về giáo dục
con cái?
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Về nhà học bài, làm bài tập 1,2 SGK
- Tìm hiểu quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà,
cha mẹ; giữa anh chị em trong gia đình với nhau.
- Liên hệ ở gia đình em, hàng xóm em về nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha
mẹ, nghĩa vụ của anh chị em trong gia đình.
Ngày dạy: 8A1: 29/1/2021.
Tiết 20. Bài 12:
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH
(tiếp)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hs hiểu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của con
cháu đối với ông bà, cha mẹ; anh chị em trong gia đình với nhau.
2. Kỹ năng:
- KNBH: Hs biết cách ứng xử phù hợp với các quy định của pháp luật về quyền và
nghĩa vụ của bản thân trong đình.
- KNS: Hs Biết đánh giá hành vi của bản thân và của người khác theo quy định của
pháp luật.
3. Thái độ:
- TĐBH: Hs có thái độ trân trọng gia đình và tình cảm gia đình, có ý thức xây dựng gia đình
hạnh phúc; Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em
- Giá trị sống: hạnh phúc, yêu thương, kính trọng ông bà, bố mẹ
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và Sáng tạo; Giao tiếp và
Hợp tác; Sử dụng ngôn ngữ; Tính toán.
b. Năng lực đặc thù: giao tiếp, phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi đạo đức, hành
vi pháp luật
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: phiếu học tập, tài liệu
2. Học sinh: chuẩn bị bài ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm, trò chơi,
2. Kĩ thuật: chia sẻ nhóm, động não, đặt câu hỏi, trình bày 1 phút
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ như thế nào đối với con?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV- HS Nội dung
* HĐ 1: Tìm hiểu tiếp phần nội dung bài học
GV: Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con
người, là môi trường quan trọng hình
thành và giáo dục nhân cách
H: Con cháu trong gia đình có quyền và
nghĩa vụ như thế nào đối với ông bà, cha mẹ?
II. Nội dung bài học:
2. Quyền và nghĩa vụ của con cháu đối
với ông bà, cha mẹ:
- Con cháu có bổn phận yêu quý, kính
VD minh họa
H: Anh chị em trong gia đình có bổn phận
gì với nhau?
VD minh họa
*HĐ2: HD HS làm bài tập
Bài 6: GV đọc yêu cầu bài tập
HS trình bày cách cư xử
GV nhận xét, kl
Phiếu học tập:
Tình huống: Nam 13 tuổi là cháu nội của
ông bà An. Bố mẹ Nam bị tai nạn qua đời,
ông nội Nam muốn đón Nam về nuôi
nhưng bà nội Nam lại không đồng ý. Theo
em, ai đúng? Ai sai?
GV chia HS lớp thành 3 nhóm, tổ chức trò
chơi sắm vai tình hống
HS TLN bàn (3phút)- Đ.diện trình bày-
Nhận xét.
GV nhận xét, kl
Trò chơi tiếp sức- 5 phút: Tìm những
câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm gia
đình, anh chị em trong gia đình.
Chia lớp thành 3 đội- Đội nào ghi được
nhiều câu và đúng nhất thì thắng.
trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà
- Có quyền và nghĩa vụ chăm sóc nuôi
dưỡng cha mẹ, ông bà. Đặc biệt khi cha
mẹ ông bà ốm đau gìa yếu nghiêm cấm
con cháu có hành vi ngược đãi xúc
phạm cha mẹ ông bà.
3. Anh chị em có bổn phận: thương
yêu, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau và
nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha
mẹ.
III. Bài tập
Bài 6: Cách cư xử.
- Ngăn cản không cho bất hoà nghiêm
trọng hơn.
- Khuyên hai bên thật bình tĩnh, giải
thích khuyên bảo để thấy được đúng
sai.
- Ông An đúng, vì ông bà có quyền và
nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu chưa thành
niên nếu cháu không có người nuôi
dưỡng.
* HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập.
KT trình bày 1 phút: HS nêu những thắc mắc của bản thân
GV khái quát lại nội dung của bài
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng.
- Lấy VD về những trường hợp con cháu có hành vi bạc đãi, sai đối với ông bà, cha
mẹ.
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.
- Tìm những câu danh ngôn, ca dao, tục ngữ, câu truyện hay nói về công lao của cha
mẹ đối với con cái.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Về nhà học thuộc bài, làm các bài tập còn lại trong SGK.
- Ôn lại tất cả những bài đã học từ đầu năm.
- Xem lại tất cả các bài tập ở cuối mỗi bài, tiết sau ôn tập HKI
Ngày dạy: 8A1: 29/1/2021.
Tiết 21. Bài 13:
PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Thế nào là tệ nạn xã hội.
2. Về kỹ năng:
* KNBH: Nhận biết được những biểu hiện của tệ nạn xã hội
* KNS: Suy nghĩ tích cực, kiểm soát tình cảm, giải quyết vấn đề
3. Về thái độ:
* TĐBH: Xa lánh các tệ nạn xã hội và căm ghét những kẻ lôI kéo trẻ em, thanh niên
vào tệ nạn xã hội;
* Giá trị sống: Giá trị giản dị, giá trị tự do
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung: Tự chủ và tự học, Giải quyết vấn đề và Sáng tạo; Giao tiếp và
Hợp tác
b. Năng lực đặc thù: phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi đạo đức, hành vi pháp
luật
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Sgk, Stk, bảng phụ, phiếu học tập, tranh ảnh có nội dung liên quan đến bài.
2. Học sinh: chuẩn bị bài ở nhà .
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm
2. Kĩ thuật: động não, đặt câu hỏi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới:
* HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động.
GTB: Xã hội ta hiện nay đang đứng trước một thức thách lớn đó là các tệ nạn
xã hội, tệ nạn nguy hiểm là ma tuý, cờ bạc, mại dâm, ba tệ nạn này đang làm băng
hoại những giá trị đạo đức của xã hội nói chung và tuổi trẻ học đường nói riêng....
* HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
Hoạt động của GV- HS Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu
phần đặt vấn đề .
Gv: Gọi học sinh đọc phần đặt vấn đề.
*Thảo luận nhóm- 5 phút theo các câu hỏi:
Nhóm 1: Em có đồng tình với ý kiến của
bạn An không? Vì sao?
Em sẽ làm gì nếu các bạn trong lớp em cũng
I. Đặt vấn đề .
chơi như vậy?
Nhóm 2: Theo em P, H và bà Tâm có vi
phạm pháp luật không? Và phạm tội gì ? Họ
sẽ bị xử lý như thế nào?
Nhóm 3: Qua 3 ví dụ trên, em rút ra được
những bài học gì?
Theo em cờ bạc, ma tuý, mại dâm có liên
quan đến nhau không? Tại sao?
HSTL - đại diện nhóm trình bày ý kiến của
nhóm mình - Nhóm khác bổ sung.
Gv : Nhận xét, kết luận:
Nhóm 1:
Ý kiến của An là đúng
Vì lúc đầu là chơi ít tiền, sau đó quen ham mê
sẽ chơi nhiều. Mà hành vi chơi bài bằng tiền là
hành vi đánh bạc, hành vi vi phạm pháp luật.
Nếu các bạn ở lớp chơi em sẽ ngăn cản,
nếu không được sẽ nhờ cô giáo can thiệp.
Nhóm 2:
H và P vi phạm pháp luật về tội cờ bạc nghiện
hút (chứ không phải chỉ là vi phạm đạo đức)
Bà Tâm vi phạp pháp luật về tội tổ chức bán
ma tuý .
Bà Tâm, P và H sẽ bị pháp luật xử lí theo
quy định theo quy định.
Nhóm 3:
- Không chơi bài ăn tiền dù là ít
- Không ham mê cờ bạc.
- Không nghe kẻ xấu để nghiện hút.
- 3 tệ nạn ma túy, cờ bạc, mại dâm là bạn
đồng hành với nhau. Ma tuý mại dâm trực
tiếp dẫn đến HIV/AIDS.
H: Theo em những nguyên nhân nào khiến
con người sa vào các tệ nạn xẫ hội?
- Lười nhác ham chơi.
- Cha mẹ nuông chiều .
- Hoàn cảnh gia đình éo le, cha mẹ buông
lỏng con cái.
- Bạn bè xấu rủ rê lôi kéo
- Bị dụ dỗ, ép buộc, khống chế. Do thiếu hiểu biết.
H: Nguyên nhân nào là nguyên nhân chính?
Em có biện pháp gì giữ mình không sa vào
các tệ nạn xh?
HSTL
GV: Nguyên nhân chính là do con người
thiếu hiểu biết, thiếu tính tự chủ .
H: Trách nhiệm phòng chống tệ nạn xã hội
là trách nhiệm của ai ?
- Của bản thân, gia đình, xã hội .
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
H: Thế nào là tệ nạn xã hội? VD?
GV y/c HS cả lớp lấy mỗi người 2 VD
HS trao đổi kết quả lẫn nhau- Nhận xét
H: Trong các tệ nạn xã hội thì tệ nạn xã hội
nào là nguy hiểm nhất?
- Nguy hiểm nhất là tệ nạn cờ bạc, ma túy,
mại dâm.
GV phân tích, lấy VD.
II. Nội dung bài học .
1. Khái niệm
- Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội
bao gồm những hành vi sai lệch
chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức
và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi
mặt đối với đời sống xã hội.
* HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập.
Thế nào là tệ nạn xã hội? VD?
* HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng.
Liên hệ ở địa phương mình có các tệ nạn xã hội gì?
* HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.
HS đóng vai tình huống: Em đang học bài thì có bạn rủ đi đánh điện tử.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Tệ nạn xã hội có tác hại như thế nào đối với mỗi người?
- Pháp luật nước ta quy định như thế nào để phòng, chống các tệ nạn xã hội?
- Trách nhiệm của học sinh?
Ngày dạy: 8A1: 26/2/2021.
Tiết 22 - Bài 13: PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI
(tiếp)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
Hs hiểu :
- Tác hại của TNXH
- Một số quy định của pháp luật nước ta về phòng, chống TNXH và ý nghĩa của nó
- Trách nhiệm của công dân nói chung, học sinh nói riêng trong việc phòng, chống
TNXH và biện pháp phòng tránh.
2. Về kỹ năng:
* KNBH:
- Nhận biết được những biểu hiện của tệ nạn xã hội ;
- Biết phòng ngừa tệ nạn xã hội cho bản thân
* KNS: Suy nghĩ tích cực, kiểm soát tình cảm, giải quyết vấn đề
3. Về thái độ:
TĐBH:
- Đồng tình với chủ trương của nhà nước và những quy định của pháp luật;
- Xa lánh các tệ nạn xã hội và căm ghét những kẻ lôI kéo trẻ em, thanh niên vào tệ
nạn xã hội;
- Ủng hộ những hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội.
* Giá trị sống: Giá trị giản dị, giá trị tự do
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung: Tự chủ và tự học, Giải quyết vấn đề và Sáng tạo; Giao tiếp và
Hợp tác, ngôn ngữ,
b. Năng lực đặc thù: phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi đạo đức, hành vi pháp
luật
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Sgk, Stk, bảng phụ, phiếu học tập, tranh ảnh có nội dung liên quan đến bài.
2. HS: chuẩn bị bài ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm
2. Kĩ thuật: động não, đặt câu hỏi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra:
H: Tệ nạn xã hội là gì? Kể 4 tệ nạn xã hội? Theo em, tệ nạn xã hội nào là nguy hiểm
nhất?
3. Bài mới:
* HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
GV dẫn dắt tiết 1 vào tiết 2
* HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV-HS Nội dung kiến thức trọng tâm
HĐ1: Tìm hiểu tiếp phần nội dung bài
học.
TLN- 3 phút: Cho biết tác hại của tệ
nạn xã hội đối với bản thân người mắc tệ
nạn (Nhóm 1,3,5)? Đối với gia đình
(nhóm 2,4,6)? Đối với cộng đồng và
toàn xã hội (nhóm 7,8)?
* Tác hại của tệ nạn xh :
- Đối với bản thân :
+ Huỷ hoại sức khoẻ dẫn đến cái chết
+ Sa sút tinh thần, huỷ hoại đạo đức con
người.
+ Vi phạm pháp luật
- Đối với gia đình:
+ Kinh tế cạn kiệt, ảnh hưởng đến đời
sống vạt chất tinh thân của gia đình.
+ Gia đình bị tan vỡ.
- Đối với cộng đồng xh:
+ Ảnh hưởng đến kinh tế, suy giảm sức
lao động của xh.
+ Suy thoái giống nòi.
+ Mất trật tự an toàn xh (cướp của, giết
người)
H: Pháp luật nghiêm cấm những hành vi
nào để phòng, chống tệ nạn xã hội?
II. Nội dung bài học:
2. Tác hại của TNXH
- Đối với bản thân : Ảnh hưởng đến sức
khoẻ, sa sút đến tinh thần, hủy hoại đạo
đức, vi phạm pháp luật dẫn đến tù tội
- Đối với gia đình: kinh tế cạn kiệt, hạnh
phúc gia đình tan vỡ, con cái thất học, hư
hỏng,
- Đối với xã hội: rối loạn trật xã hội, suy
thoái giống nòi, gây đại dịch AIDS.
3. Biện pháp phòng tránh:
a. Một số quy định của pháp luật về
phòng và chống tệ nạn xã hội:
- Cấm đánh bạc và tổ chức đánh bạc.
- Nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển, tàng
trữ, mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng,
lôi kéo, dụ dỗ, cưỡng bức sử dụng ma
tuý.
- Những người nghiện ma tuý buộc phải
cai nghiện.
- Nghiêm cấm mại dâm, dụ dỗ, dẫn dắt
mại dâm.
* Đối với trẻ em:
- Không được uống rượu, hút thuốc,
đánh bạc, dùng chất kích thích có hại cho
sức khoẻ.
- Nghiêm cấm dụ dỗ, lôi kéo trẻ em sử
dụng các chất trên.
- Nghiêm cấm dụ dỗ trẻ em mại dâm,
bán hoặc cho trẻ em sử dụng văn hoá
GV giới thiệu Điều 199: Tội sử dụng
trái phép chất ma tuý.
Người nào nghiện ma tuý dưới bất cứ
hình thức nào đã bị xử phạt, giáo dục
nhiều lần không thay đổi sẽ bị phạt tù từ
3 tháng đến 2 năm
Nếu tái phạm phạt từ 2 năm đến 5 năm
H : Là học sinh em ý thức được trách
nhiệm của mình là phải làm gì để
phòng, chống tệ nạn xã hội ?
HĐ2: HD học sinh làm bài tập
GV đọc y/c bài tập 1:
HS trình bày ý kiến cá nhân- giải thích lý
do chọn những ý kiến này.
GV y/c HS sắm vai theo nhóm- theo nội
dung sau:
Nhóm 1: Mô tả hành vi của một người
nghiện đang lên cơn thèm thuốc
Nhóm 2: Một người bạn rủ em chơi điện
tử
Nhóm 3: Một người nhờ em mang một
món đồ tới một địa điểm.
HS các nhóm lần lượt đóng vai
HS cả lớp nhận xét, bổ sung và bình
chọn nhóm thể hiện thành công nhất.
phẩm đồi trụy.
- Cấm các trò chơi ảnh hưởng xấu đến sự
phát triển lành mạnh của trẻ em .
b. Trách nhiệm của HS:
- Có lối sống giản dị, lành mạnh
- Giữ gìn và giúp nhau không xa vào
- Tuân theo quy định của pháp luật
- Tham gia các phong trào phòng, chống.
- Tuyên truyền, vận động mọi người.
III- Bài tập
1. Bài tập 1 (SGK tr 37).
- Đáp án là : a, c, g, i, k
2. Bài tập 2.
* HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
Tệ nạn xã hội có tác hại gì?
* HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
GV cho HS làm 1 số bài tập tình huống trong SBTTH GDCD8
* HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
Tìm hiểu những tệ nạn xã hội ở địa phương em? Đề xuất biện pháp phòng chống, loại
bỏ những tệ nạn đó.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Về nhà học bài, làm bài tập còn lại trong SGK.
- Chuẩn bị bài 14- Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.
- Sưu tầm tranh ảnh, số liệu vể HIV/AIDS
Ngày dạy: 8A1: 26/2/2021.
Tiết 23- Bài 14 : PHÒNG, CHỐNG NHIỄM HIV/AIDS.
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: Hs hiểu:
- Tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS .
- Các biện pháp phòng tránh nhiễm HIV/AIDS .
- Những quy định của pháp luật về phòng ,chống nhiễm HIV/AIDS .
- Trách nhiệm của công dân trong việc phòng chống nhiễm HIV/AIDS .
2. Về kỹ năng:
* KNBH:
- Biết giữ mình để không bị nhiễm HIV/AIDS .
- Không phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS.
* KNS: giải quyết vấn đề, hợp tác, phát triển tình cảm
3. Về thái độ:
* TĐBH:
- Ủng hộ những hoạt động phòng chống nhiễm HIV/AIDS.
- Không phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS.
* Giá trị sống: đoàn kết, yêu thương.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung: Tự chủ và tự học, Giải quyết vấn đề và Sáng tạo; Giao tiếp và
Hợp tác, ngôn ngữ,
b. Năng lực đặc thù: phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi đạo đức, hành vi pháp luật
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Sgk,Stk, bảng phụ, phiếu học tập, tranh ảnh có nội dung liên quan đến bài.
2. HS: chuẩn bị bài ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm
2. Kĩ thuật: động não, đặt câu hỏi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra:
Pháp luật nước ta có những quy định gì để phòng, chống tệ nạn xã hội
3. Bài mới:
* HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
* Giới thiệu bài: Như chúng ta đã biết HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm trên thế
giới trong đó có Việt Nam. HIV/AIDS đã gây những đau thương cho người mắc bệnh
và người thân của họ, cũng như để lại hậu quả nặng nề cho xh. Pháp luật nhà nước ta
đã có những quy định để phòng, chống nhiễm HIV/AIDS. Để hiểu rõ hơn điều này,
chúng ta cùng nhau tìm hiểu tiết học này.
* HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức trọng tâm
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu
phần dặt vấn đề .
I. Đặt vấn đề.
Gv: Gọi học sinh đọc phần đặt vấn đề .
Hs: đọc.
H: Tai hoạ giáng xuống gia đình bạn của Mai
là gì ?
- Anh trai bạn Mai đã chết vì bệnh AIDS.
H: Nguyên nhân nào đã dẫn đến cái chết cho
anh trai bạn Mai?
- Do bị bạn bè xấu lôi kéo tiêm chích ma tuý
mà bị HIV/AIDS.
H: Cảm nhận của em về nỗi đau mà AIDS
gây ra cho bản thân và người thân của họ?
- Đối với người nhiễm HIV /AIDS là nỗi bi
quan hoảng sợ cái chết đến gần, mặc cảm tự ti
trước người thân, bạn bè. Đối với gia đình là
nỗi đau mất đi người thân.
H: Lời nhắn nhủ mà bạn của Mai nói trong
bức thư là gì?
HSTL
Gv : Lời nhắn nhủ của bạn Mai “Đừng chết vì
thiếu hiểu biết về AIDS ”cũng là bài học cho
chúng ta. Hãy tự bảo vệ mình trước hiểm hoạ
AIDS, sống lành mạnh để không rơi vào cảnh
đau thương như gia đình của Mai.
H: Theo em con người có thể ngăn chặn được
thảm hoạ của AIDS không? Vì sao?
Hs : Thảo luận trả lời.
Gv : Kết luận.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu
nội dung bài học:
H : HIV là gì? AIDS là gì?
GVCC:
H: HIV có tính chất nguy hiểm như thế nào?
- HIV /AIDS đang là một đại dịch của thế
giới và Việt Nam, đó là căn bệnh vô cùng
nguy hiểm đối với sức khẻo, tính mạng của
con người và tương lai nòi giống dân tộc, ảnh
hưởng đến kinh tế xh của đất nước.
II. Nội dung bài học .
1. Khái niệm:
- HIV là tên của một loại vi rút gây
suy giảm miễn dịch ở người,
- AIDS là giai đoạn cuối của sự
nhiễm HIV
- HIV/AIDS là hội chứng suy giảm
miễm dịch mắc phải ở người.
2. Tác hại:
- HIV/ AIDS là đại dịch của thế gíới
và nhân loại
- Nguy hiểm đến sức khoẻ, tính
mạng, kinh tế.
- Ảnh hưởng đến nòi giống, kinh tế,
xã hội
3. Con đường lây truyền, cách
H: HIV lây truyền qua những con đường nào?
H: Cách phòng tránh HIV/AIDS?
H: Pháp luật nước ta có những quy định nào
để phòng, chống HIV/AIDS?
Gv: Treo bảng phụ những quy định của pháp
luật về phòng chống nhiễm HIV/AIDS.
H: Bản thân mỗi người có trách nhiệm như
thế nào trong vấn đề này ?
Hoạt động 3: Hướng dẫn hs làm bài tập
H: Nêu mối quan hệ giữa HIV /AIDS với các
tệ nạn xh khác?
Hs : thảo luận, trả lời
GV nhận xét, kl.
Gv đọc y/c bài 3
HS trình bày ý kiến cá nhân- nhận xét, bổ
sung
GV nhận xét, kl
phòng tránh:
* Con đường lây nhiễm:
- Lây truyền qua đường máu .
- Lây truyền qua quan hệ tình dục
- Lây truyền từ mẹ sang con
* Cách phòng tránh:
- Tránh tiếp xúc với máu của người
nhiễm HIV/AIDS.
- Không dùng chung bơm kim tiêm
- Không quan hệ tình dục bừa bãi.
4. Quy định của pháp luật:
(SGK- T39)
5. Trách nhiệm của cá nhân:
- Mọi người cần có hiểu biết đầy đủ
về HIV /AIDS
- Không phân biệt đối xử với người
nhiễm HIV/AIDS và gia đình của
họ
- Tích cực tham gia phòng chống
HIV/AIDS .
III. Bài tập
Bài 1:
Bài 3:
Các con đường b,e,g,i.
* HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- HIV lây truyền qua những con đường nào?
- Cách phòng tránh HIV/AIDS?
* HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
(Kết hợp với mục III. Bài tập)
* HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
GV cho HS làm bài tập trong SBTTH GDCD 8
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Về nhà học bài , hoàn thành các bài tập .
- Chuẩn bị bài 15- Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại
Y/C: Đọc phần đặt vấn đề và trả lời câu hỏi
Đọc trước phần nội dung bài học
Ngày dạy: 8A1: 5/3/2021.
Tiết 24 - Bài 15:
PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ, CHÁY, NỔ
VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Hs nắm được những quy định thông thường của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ
khí cháy nổ và các chất độc hại .
- Phân tích được tính chất nguy hiểm của vũ khí, các chất dễ gây cháy, gây nổ và các
chất độc hại khác; trách nhiệm của HS.
2. Về kỹ năng:
* KNBH: Biết cách phòng ngừa và nhắc nhở người khác cùng thực hiện.
* KNS: Hợp tác, giải quyết vấn đề.
3. Về thái độ:
* TĐBH: Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của nhà nước về phòng ngừa tai nạn
vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại ; nhắc nhở mọi người xung quanh cùng thực hiện.
* Giá trị sống: hợp tác, đoàn kết
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung: Tự chủ và tự
File đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_tiet_19_den_31_nam_hoc_2019.pdf