I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Qua bài, học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Hiểu thế nào là tự tin.
- Nêu được một số biểu hiện của tính tự tin.
- Hiểu cách rèn luyện để trở thành người có tính tự tin trong cuộc sống.
2. Kĩ năng:
- Biết thể hiện sự tự tin trong những công việc cụ thể.
- Kính trọng những người có tính tự tin và ghét thói a dua, ba phải
3. Thái độ:
Tin ở bản thân mình, không a dua, dao động trong hành động.
4. Năng lực - phẩm chất:
- Năng lực: nhận thức, giải quyết vấn đề, đánh giá và điều chỉnh hành vi, sáng tạo.
- Phẩm chất: tự chủ, tự tin.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Phương tiện: SGK, SGV, Giáo án, phiếu học tập, truyện người tốt việc tốt.
2. Học sinh: SGK, SBT, vở ghi, học bài cũ chuẩn bị bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, thảo luận nhóm, luyện tập thực hành.
2. Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động khởi động
* Ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
? Ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình ,dòng họ?
? Bản thân em đã làm gì để việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia
đình, dòng họ mình ?
4 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 114 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 14: Tự tin - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 7A. 15/11/2019 7B. 13/11/2019
Tiết 14 - Bài 11: TỰ TIN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Qua bài, học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Hiểu thế nào là tự tin.
- Nêu được một số biểu hiện của tính tự tin.
- Hiểu cách rèn luyện để trở thành người có tính tự tin trong cuộc sống.
2. Kĩ năng:
- Biết thể hiện sự tự tin trong những công việc cụ thể.
- Kính trọng những người có tính tự tin và ghét thói a dua, ba phải
3. Thái độ:
Tin ở bản thân mình, không a dua, dao động trong hành động.
4. Năng lực - phẩm chất:
- Năng lực: nhận thức, giải quyết vấn đề, đánh giá và điều chỉnh hành vi, sáng tạo.
- Phẩm chất: tự chủ, tự tin.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Phương tiện: SGK, SGV, Giáo án, phiếu học tập, truyện người tốt việc tốt.
2. Học sinh: SGK, SBT, vở ghi, học bài cũ chuẩn bị bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, thảo luận nhóm, luyện tập thực hành.
2. Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động khởi động
* Ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
? Ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình ,dòng họ?
? Bản thân em đã làm gì để việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia
đình, dòng họ mình ?
* Vào bài mới:
Kể câu chuyện về Lê Thái Hoàng – tấm gương tự tin -> GV dẫn vào bài.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt
* HĐ 1. Truyện đọc: Nhóm
- PP: Vấn đáp, TL nhóm, đọc sáng tạo.
- KT: Đặt câu hỏi, TL nhóm, động não.
- Gọi HS đọc diễn cảm đọc truyện
* TL nhóm: 3 nhóm (5 phút)
- Nhóm 1: Bạn Hà học tiếng anh trong
điều kiện và hoàn cảnh như thế nào?
I. Truyện đọc:
(Trịnh Hải Hà và chuyến du lịch
Xin -ga –po)
* Bạn Hà học tiếng anh trong điều kiện
và hoàn cảnh:
- Góc học tập là căn gác xép nhỏ ở ban
công, giá sách kiêm tốn, máy cát sét cũ kĩ
- Nhóm 2: Bạn Hà đi du học nước
ngoài là do đâu?
- Nhóm 3: Hãy nêu những biểu hiện
thể hiện sự thành công đó?
- HS báo cáo kết quả - HS khác nhận
xét, bổ sung.
- GV NX, chốt kiến thức.
? Vậy, em sẽ học tập được bạn Hà điều
gì qua câu chuyện trên?
* HĐ 2. Nội dung bài học:
- PP: Vấn đáp, TL nhóm, đọc stạo.
- KT: Đặt câu hỏi, TL nhóm, động não.
? Qua câu chuyện cho biết tự tin là gì?
* TL nhóm: 4 nhóm (3 phút)
- Nhóm 1,2: Nêu một số việc làm mà
bạn trong nhóm em đã hành động một
cách tự tin?
- Nhóm 2,3: Kể một số việc làm do
thiếu tự tin nên không hoàn thành công
việc?
- HS báo cáo kết quả - HS khác nhận
xét, bổ sung.
- GV NX, chốt kiến thức.
? Lấy một số ví dụ về tính tự tin trong
cuộc sống đặc biệt những vd về những
con người gặp khó khăn ,hoạn nạn
- Bạn Hà không đi học thêm, chỉ học
sgk, học sách nâng cao và học theo
chương trình dạy tiếng anh trên ti vi.
- Bạn Hà cùng anh trai nói chuyện với
người nước ngoài
* Bạn Hà được đi du học nước ngoài là do:
- Là học sinh giỏi toàn diện
- Nói tiếng anh thành thạo
- Vượt qua kì thi tuyển chọn của người
Xin- ga- po.
- Chủ động và tự tin trong học tập
* Biểu hiện:
- Bạn tin vào khả năng của mình
- Chủ động trong học tập: Tự học
- Bạn là người ham học: Chăm đọc
sách, học theo chương trình dạy học từ
xa trên truyền hình.
-> Chủ động và tự tin trong học tập, tin
vào khả năng của mình
- Chủ động trong học tập: Tự học
- Ham học
II. Nội dung bài học:
1. Khái niệm:
- Là tin tưởng vào khả năng của bản
thân, chủ động trong mọi việc, dám tự
quyết định và hành động một cách
chắc chắn...
* Nội dung bài học a /sgk/34
Tự tin Thiếu tự tin
- Tham gia thi
HS giỏi của
huyện
- Đảm nhiệm vai
trò lớp trưởng
của lớp
- Dám đấu tranh
chống cái xấu
- Vượt lên trên
tật nguyền, mặc
cảm tham gia xây
dựng đất nước.....
- Không tham gia
thi thơ của câu
lạc bộ thơ văn
- Luôn cảm thấy
mình yếu đuối
- Không dám
quyết định công
việc của mình....
2. Ý nghĩa:
* Ví dụ :
- Anh Nguyễn Ngọc Kí
nhưng biết vượt lên hoàn cảnh nhờ có
lòng tự tin?
? Cho biết tự tin giúp chúng ta có được
điều gì trong cuộc sống?
- GV nhận xét, rút ra nội dung bài học b.
? Vậy để có tính tự tin em sẽ rèn luyện
ntn trong học tập và trong cuộc sống?
- GV nhận xét rút ra nội dung bài học c.
* HĐ 3: Luyện tập.
? Tự nhận xét xem em có tính tự tin
chưa? Lấy ví dụ minh họa?
- GV gọi hs đọc bài tập b/sgk/34
? Để suy nghĩ và hành động một cách
tự tin con người cần có phẩm chất và
điều kiện gì?
- GV chuẩn bị bài tập trên bảng phụ
? Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
1. Người tự tin chỉ một mình quyết định
công việc, không cần nghe ai và hợp
tác với ai?
2. Tự lập có mối quan hệ với tự tin.
- Chị Nguyễn Thị Sẩm
- Bạn Nguyễn thị Hậu
=> Giúp con người có thêm sức mạnh,
nghị lực và sáng tạo để làm nên sự
nghiệp lín.
* Nội dung bài học b/sgk/34
3. Rèn luyện tính tự tin
=> Chủ động, tự giác trong học tập và
tham gia các hoạt động tập thể.
* Nội dung bài học c/sgk/34
III. Luyện tập:
* Bài tập a/sgk
- Em đã tự tin: Nói, hát, phát biểu
trước đám đông.
- Em chưa tự tin: Làm 1 bài tập em
không tin chắc đã làm đúng.
* Bài tập b/sgk
Đáp án : 1,3,4,5,6,8
* Bài tập bổ trợ
1. Không đúng vì có ý kiến đóng góp
xây dựng của ngưòi khác...có thêm sức
mạnh và kinh nghiêm.
2 . Tự lập và tự tin có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau người có tính tự tin
mới có tính tự lập trong cuộc sống
4. Hoạt động vận dụng:
- Tìm ca dao, tục ngữvề tự tin.
- Hãy giới thiệu một ngày hoạt động của mình với bạn bè, người thân.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Tìm hiểu thêm những tấm gương vượt khó trong học tập.
* Học bài:
- Học nội dung bài học sgk.
- Làm các bài tập sgk.
* Chuẩn bị Bài tiếp theo: Thực hành ngoại khóa.
+ Tìm hiểu về luật giao thông đường bộ Việt Nam.
+ Tìm hiểu về ý thức tham gia giao thông của người dân địa phương em.
...............................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_tiet_14_tu_tin_nam_hoc_2019.pdf