Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 14 đến 18 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Giúp HS hiểu thế nào là tự tin, ý nghĩa, cách rèn luyện để trở thành người có

lòng tự tin .

2. Kĩ năng:

- KNBH : HS biết tin tưởng vào khả năng của bản thân trong học tập và trong

lao động.

- Kĩ năng sống: tư duy, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

3. Thái độ:

- TĐBH : HS có ý thức vươn lên trong cuộc sống.

- Giá trị sống: tự tin, chủ động trong cuộc sống

4. Định hướng năng lực

a. Năng lực chung: Tự học; Giải quyết vấn đề; Sáng tạo; Giao tiếp; Hợp tác;

Sử dụng ngôn ngữ

b. Năng lực đặc thù: giao tiếp, phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi đạo

đức

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: phiếu học tập, tài liệu

2. Học sinh: Học bài cũ, trả lời câu hỏi phần đặt vấn đề

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:

1. Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm, đóng vai,

2. Kĩ thuật: chia sẻ nhóm, động não, đặt câu hỏi

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động

Em hiểu thế nào về câu tục ngữ "Có cứng mới đứng đầu gió" GV cho HS tự

do trả lời sau đó dẫn dắt vào bài

pdf16 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 180 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 14 đến 18 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 14- Bài 11: TỰ TIN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Giúp HS hiểu thế nào là tự tin, ý nghĩa, cách rèn luyện để trở thành người có lòng tự tin . 2. Kĩ năng: - KNBH : HS biết tin tưởng vào khả năng của bản thân trong học tập và trong lao động. - Kĩ năng sống: tư duy, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề. 3. Thái độ: - TĐBH : HS có ý thức vươn lên trong cuộc sống. - Giá trị sống: tự tin, chủ động trong cuộc sống 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: Tự học; Giải quyết vấn đề; Sáng tạo; Giao tiếp; Hợp tác; Sử dụng ngôn ngữ b. Năng lực đặc thù: giao tiếp, phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi đạo đức II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: phiếu học tập, tài liệu 2. Học sinh: Học bài cũ, trả lời câu hỏi phần đặt vấn đề III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm, đóng vai, 2. Kĩ thuật: chia sẻ nhóm, động não, đặt câu hỏi IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1 Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Em hiểu thế nào về câu tục ngữ "Có cứng mới đứng đầu gió" GV cho HS tự do trả lời sau đó dẫn dắt vào bài. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung *HĐỘNG 1:Tìm hiểu truyện đọc sgk. GV: Gọi HS đọc truyện. H: Bạn Hà học tiếng Anh trong điều kiện, hoàn cảnh ntn? - Góc học tập là căn gác xép ở ban công, giá sách khiêm tốn, máy cát sét củ kĩ. - Hà không đi học thêm, chỉ học ở SGK, sách nâng cao và học theo chương trình dạy tiếng Anh trên tivi. 1. Truyện đọc: “Trịnh Hải Hà và chuyến du học Xin- ga-po”. - Hà cùng anh trai nói chuyện với người nước ngoài. H: Lí do nào mà bạn Hà được tuyển đi du học ở nước ngoài? - Hà là học sinh giỏi toàn diện. - Nói tiếng Anh thành thạo. - Vượt qua kì thi tuyển chọn của người Xin-ga-po. H: Hãy nêu những việc làm thể hiện sự tự tin của Hà?. - Hà là người chủ động, tự tin trong htập. - Tin tưởng vào khả năng của bản thân mình, chủ động trong học tập. - Là người ham học: chăm đọc sách, học theo chương trình dạy trên tivi. H: Qua câu truyện trên em rút ra bài học gì cho bản than mình? - Cần phải tự tin vào chính mình, tin vào khả năng của mình, có ý chí vươn lên trong học tập. GVKL: Tự tin giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực sáng tạo làm nên sự nghiệp lớn.Nếu không có tự tin con người trở nên nhỏ bé yếu đuối. HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài học. H: Theo em tự tin là gì? VD? TLN- 3 Phút: Hãy nêu 1 vài việc làm thể hiện sự tự tin của bản thân em và kết quả của việc làm đó? Các nhóm thảo luận-Trình bày- Các nhóm tương tác lẫn nhau. H: Hãy nêu ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống? VD? H: Em sẽ rèn luyện tính tự tin ntn? 2. Nội dung bài học: a. Khái niệm: Tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang, dao động, cương quyết, dám nghĩ, dám làm. b. Ý nghĩa: - Giúp con người có thêm nghị lực, sức mạnh,sự sáng tạo để làm nên sự nghiệp lớn - Nếu thiếu tự tin con người sẽ trở nên nhỏ bé và yếu đuối. c. Cách rèn luyện: - Chủ động, tự giác trong học tập. - Tích cực tham gia các hoạt động tập TLN 4- 3 phút: Em hiểu thế nào là tự lực, tự lập? Từ đó nêu mqh giữa tự lực, tự tin và tự lập? HS thảo luận- Báo cáo- Các nhóm nhận xét, bổ sung GV nhận xét, chốt lại: * Tự lực: tự làm lấy và giải quyết các công việc của bản thân. * Tự lập: tự xây dựng cuộc sống cho mình, không dựa dẫm vào người khác. * Tự tin, tự lực, tự lập có mqh chặt chẽ, người có tính tự tin mới có tính tự lập, tự lực trong cuộc sống. GV: Kết luận- chuyển ý *HĐỘNG 3: HD học sinh làm bài tập *Tình huống : Người tự tin chỉ 1 mình giải quyết công việc không cần nghe ai, không cần hợp tác với ai? HS t.bày ý kiến cá nhân GV nhận xét, kl Bài b (SGK). HS đọc yêu cầu HSTL cá nhân GV: Nhận xét, kl. thể. - Khắc phục tính rụt rè, tự ti, dữa dẫm, ba phải.. 3. Bài tập. - Tình huống này không đúng vì có ý kiến đóng góp xây dựng của người khác sẽ có tác dụng lớn đến công việc, sự hợp tác đúng giúp chúng ta thành công. Bài b : Đồng ý: 1,3,4,5,6,8. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập KT trình bày 1 phút: HS nêu những thắc mắc của bản thân GV khái quát lại nội dung của bài HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng Tích hợp GD tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: GV đọc truyện: “ Hai bàn tay”. GV HDHS trả lời các câu hỏi sau: Anh Ba muốn tự mình ra nước ngoài làm gì? Nếu tự mình ra nước ngoài, anh Ba sẽ gặp khó khăn gì? Anh có sợ khó khăn đó không? “Đây, tiền đây!- Anh Ba vừa nói vừa giơ bàn tay”. Câu nói và hành động giơ bàn tay của anh Ba nói lên điều gì? HS trả lời- Nhận xét. GV nhận xét, bổ sung, giáo dục đạo đức HS. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Hãy kể 1 việc làm thể hiện sự thiếu tự tin và hậu quả của nó? V. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Về nhà học thuộc bài, làm bài tập c, d (SGK- T35) - Ôn lại tất cả những bài đã học từ đầu năm, tiết sau ôn tập học kỳ 1 - Xem lại tất cả các bài tập ở cuối mỗi bài. Ngày soạn: Ngày giảng: TIẾT 15: ÔN TẬP HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : - Giúp HS nắm kiến thức đã học một cách có hệ thống, biết khắc sâu một số kiến thức đã học. 2. Kĩ năng: - HS biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. 3. Thái độ: - HS biết sống và làm việc theo các chuẩn mực đạo đức đã học. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: Tự chủ và tự học, Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Giao tiếp và hợp tác; năng lực ngôn ngữ, khoa học b. Năng lực đặc thù: phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi đạo đức II. CHUẨN BỊ. 1. GV: SGK, SGV giáo dục công dân 7. 2. HS: Ôn lại nội dung các bài đã học. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm, đóng vai, trò chơi 2. Kĩ thuật: chia sẻ nhóm, động não, đặt câu hỏi IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Trò chơi nhanh : Chia lớp làm 3 đội chơi tiếp sức- 2 phút H : Nêu những phẩm chất đạo đức đã học ở lớp 7 từ đầu năm đến giờ ? Hết 2 phút đội nào ghi được nhiều đáp án nhất thì thắng. HOẠT ĐỘNG 2: Ôn tập Hoạt động của GV và HS Nội dung *H ĐỘNG 1: Ôn lại nội dung các bài đã học( phần lí thuyết). GV: Hướng dẫn HS ôn lại nội dung các phẩm chất đạo đức đã học trong học kì I: GV gọi HS lên bảng nêu khái niệm, ý nghĩa, cách rèn luyện các phẩm chất đã học: H: Giản dị là gì? Sống giản dị có ý nghĩa như thế nào? H: Trung thực là gì? Trung thực có ý nghĩa gì? H: Yêu thương con người là gì? Cần rèn luyện lòng yêu thương con người như thế nào? H: Tôn sư trọng đạo là gì? Vì sao phải biết ơn các thầy giáo, cô giáo? H: Đoàn kết, tương trợ là gì? Ý nghĩa? I. Lí thuyết: 1. Sống giản dị: Khái niệm, ý nghĩa 2. Trung thực: Khái niệm, ý nghĩa 3. Tự trọng: Khái niệm, ý nghĩa 4. Yêu thương con người: Khái niệm, cách rèn luyện 5. Tôn sư, trọng đạo: khái niệm, cách rèn luyện 6. Đoàn kết, tương trợ: Khái H: Khoan dung là gì? Theo em cần phải rèn luyện lòng khoan dung như thế nào? * Khoan dung là rộng lòng tha thứ, tôn trọng, thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm. * Cách rèn luyện: - Sống cởi mở, gần gũi với mọi người . - Cư xử chân thành, rộng lượng. - Biết tôn trọng cá tính, sở thích, thói quen của người khác . - Khi người khác đã biết lỗi và sửa lỗi thì ta nên tha thứ, chấp nhận, đối xử tử tế. H: Tự tin là gì? Tự tin có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? *HĐỘNG 2: Tình huống: Quê Hà là một vùng quê nghèo khó. Bao đời nay, trong dòng họ của Hà chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. Hà không bao giờ muốn giới thiệu quê hương và dòng họ mình với bạn bè. Hà cảm thấy xấu hổ về đất quê nghèo và dòng họ của mình. a. Em có đồng ý với cách nghĩ của Hà không? Vì sao? b. Nếu là bạn của Hà em sẽ khuyên Hà như thế nào? GV: y/c HS xem lại tất cả các bài tập SGK, bài tập nào chưa rõ thì cô giáo hoặc các bạn. Hoạt động cặp đôi: HS liên hệ và lấy VD minh họa về những chuẩn mực đạo đức. niệm, ý nghĩa 7. Khoan dung: Khái niệm, cách rèn luyện 8. Tự tin: Khái niệm, ý nghĩa II. Thực hành các nội dung đã học Bài tập 1: a. Không đồng ý với ý kiến của Hà. Vì: Gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp, có thể là truyền thống về học tập, hoặc lao động, văn hoá, đạo đức... b. Khuyên Hà: - Cần phải tự hào về quê hương và dòng họ của mình, tìm hiểu các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. - Hà cần cố gắng lao động chăm chỉ, học tập thật giỏi để góp phần xây dựng truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ Bài tập 2: liên hệ bản thân thực hiện tốt những chuẩn mực đạo đức nào đã được học HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập KT trình bày 1 phút: HS nêu những thắc mắc của bản thân GV khái quát lại nội dung của bài, nhấn mạnh một số câu hỏi yêu cầu HS về làm đề cương ôn chuẩn bị thi HKI. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng Tìm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về: Giản dị, Trung thực, Tự trọng, Yêu thương con người, Tôn sư trọng đạo, Đoàn kết, tương trợ, Khoan dung, Tự tin HS làm việc cá nhân- Trình bày kết quả- HS cả lớp nhận xét, bổ sung GV nhận xét, đưa ra 1 số câu ca dao tục ngữ tiêu biểu và giáo dục HS. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Tìm những tấm gương tiêu biểu về các phẩm chất tốt đẹp đã học V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Về nhà học thuộc bài, ôn lại tất cả bài tập tình huống cuối mỗi bài - Làm đề cương ôn tập theo các câu hỏi đã ôn, chuẩn bị tiết sau thi HKI Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 17: THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA Chủ đề: Trật tự an toàn giao thông. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Thấy được mức độ gia tăng nhanh các phương tiện giao thông và mức độ báo động các vụ tai nạn giao thông đang xảy ra hàng ngày. - Nắm được những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông. 2. Kĩ năng: - Thực hiện tốt quy định giao thông khi đi đường 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức tôn trọng luật giao thông, đảm bảo an toàn cho mình và người khác. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: Tự chủ và tự học, Giải quyết vấn đề và Sáng tạo; Giao tiếpvà Hợp tác b. Năng lực đặc thù: phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi đạo đức, hành vi pháp luật II. CHUẨN BỊ: 1. Gv: - Nghiên cứu SGK, SGV, giáo án. - Các bức tranh về tai nạn giao thông - Một số biến báo hiệu giao thông 2. Hs: - Học thuộc bài cũ; Chuẩn bị bài theo yêu cầu tiết trước III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm, đóng vai, 2. Kĩ thuật: chia sẻ nhóm, động não, đặt câu hỏi III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ôn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động GV treo tranh ảnh về người nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS HS nhận xét- GV dẫn dắt vào bài HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV- HS Nội dung HĐ1: GV: Nêu sơ qua về tình hình tai nạn giao thông tren toàn quốc hện nay. Hiện nay ở Việt Nam trung bình mỗi ngày có khoảng 30 người chết, 80người bị thương do tai nạn giao thông. - Theo số liệu của ủy ban an tàn giao thông quốc gia thì nếu như năm 1990 trên cả nước có 6110 vụ tai nạn, số người chết là 2268 người, số người bị thương là 4956 người. Thì đến năm 2001 đã có tới 2531 vụ tai nạn giao thông, làm chết 10866 người và 29449 ngời bị thương phải cấp 1. Tìm hiểu tình hình tai nạn giao thông hiện nay ở địa phương. cứu. H: Vậy qua đó các em có nhận xét gì về tình hình tai nạn giao thông hiện nay? HS: nhận xét. H: Em hãy liên hệ với thực tế ở địa phương mình xem hàng năm có bao nhiêu vụ tai nạn giao thông xảy ra? HS: đọc số liệu đã tìm hiểu được. H: Em nào đã chứng kiến vụ tai nạn giao thông đã xảy ra ở trên địa phương mình? Thái độ, suy nghĩ của em như thế nào? - Xe máy đi lạng lách đánh võng đâm vào ô tô, người lái xe chết tại chỗ. - Xe ôtô đi không đẻ ý đường do rơm rạ phơi ngoài đường nên đã trật bánh lăn xuống vệ đường làm chết hai hành khách. - Xe đạp khi sang đường không để ý xin đường nên đã bị xe máy phóng nhanh đi sau tông phải. Tai nạn giao thông gây ra những nỗi đau đớn khôn nguôi. HĐ2: Phiếu học tập: TLN 4- 5 phút: Vậy theo các em có những nguyên nhân nào dẫn đến các vụ tai nạn giao thông hiện nay? HS thảo luận- Các nhóm báo cáo, nhận xét lẫn nhau GV nhận xét, bổ sung, kl: H: Trong những nguyên nhân trên thì đâu là nguyên nhân chính dẫ đến các vụ tai nạn giao thông? - Do sự thiếu hiểu biết và ý thức kém của người tham gia giao thông như: đua xe trái phép, phóng nhanh vượt ẩu, đi hàng ba, hàng tư, đi không đúng làn đường HĐ 3: H: Làm thế nào để tránh được tai nạn giao thông, đảm bảo an toàn giao thông khi đi - Tình hình tai nạn giao thông ngày càng gia tăng, đã đến mứcđộ báo động. 2. Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông. - Dân số tăng nhanh. - Các phương tiện giao thông ngày càng phát triển. - Ý thức của người tham gia giao thông còn kém. - Quản lí của nhà nước về giao thông còn nhiều hạn chế. - Sự thiếu hiểu biết của người dân 3. Những biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thông. - Phải tìm hiểu nắm vững, tuân thủ đường? GV giới thiệu về quyển tài liệu giáo dục kĩ năng An toàn giao thông đường bộ cho học sinh. HD học sinh thực hiện một số yêu cầu trong tài liệu. H: Dựa vào màu sắc, hình khối em hãy phân biệt các loại biển báo? HS lên bảng chỉ- Nhận xét GV nhận xét, kl, giới thiệu khái quát các loại biển báo. theo đúng những quy định của luật giao thông. - Tuyên truyền luật giao thông cho mọi người nhất là các em nhỏ. - Khắc phục tình trạng coi thường hoặc cố tình vi phạm luật giao thông. 4. Một số biển báo hiệu giao thông đường bộ. - Biển báo cấm. - Biển báo nguy hiểm. - Biển chỉ dẫn. - Biển báo hiệu lệnh. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập KT trình bày 1 phút: HS nêu những thắc mắc của bản thân H: Em hãy cho biết nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông? Khi tham gia giao thông em cần phải tuân thủ những quy định gì? HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng Tổ chức cho HS đóng vai, tình huống: “Gia đình bạn Hoa đi đám cưới, bố Hoa chở Hoa và mẹ của Hoa. Bố Hoa không có bằng lái xe, mũ bảo hiểm thì bị hỏng quai, Hoa đã học lớp 9. Hoa không muốn lên xe vì sợ công an giao thông phạt, bố mẹ Hoa không nghe.” GV chia lớp làm 3 nhóm Các nhóm thảo luận- xây dựng kịch bản, cách xử lý tình huống và lên đóng trước cả lớp- Các nhóm nhận xét lẫn nhau. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Em hãy đóng vai là một người tuyên truyền viên Tuyên truyền về an toàn giao thông đối với người đi bộ, đi xe đạp và xe máy tại bản em. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - HS về nhà học bài - Học thuộc bài, tìm hiểu thêm về con số tai nạn giao thông ở Than Uyên trong những năm gần đây. - Tìm hiểu về tình tác hại của ma túy, HIV/AIDS và cách phòng tránh, các tệ nạn xã hội. Tiết sau thực hành ngoại khóa chủ đề về: Phòng chống HIV/AIDS, ma túy và các tệ nạn xã hội. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 18: THỰC HÀNH, NGOẠI KHÓA: CHỦ ĐỀ VỀ PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS, MA TÚY VÀ CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS có được hiểu biết về hiểm họa HIV/AIDS từ đó nắm được cách thức và biện pháp phòng chống. - Hiểu về ma túy, tệ nạn xã hội và tác hại của nó 2. Kĩ năng: - Ứng xử, hành động có hiểu biết để tránh xa các tệ nạn xã hội. 3. Thái độ: - Đồng tình ủng hộ chương trình phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống HIV/AIDS, tránh xa ma túy. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: Tự học; Giải quyết vấn đề; Sáng tạo; Giao tiếp; Hợp tác; Sử dụng ngôn ngữ; Tính toán. b. Năng lực đặc thù: giao tiếp, phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi đạo đức, hành vi pháp luật II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Sổ tay phòng chống HIV/AIDS, ma túy và các tệ nạn xã hội, tài liệu liên quan, phiếu học tập, tranh ảnh 2. Học sinh: Học bài cũ, sưu tầm tài liệu về HIV/AIDS, ma túy và các tệ nạn xã hội III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm, đóng vai, 2. Kĩ thuật: chia sẻ nhóm, động não, đặt câu hỏi III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ôn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động GV treo tranh ảnh về người nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS HS nhận xét- GV dẫn dắt vào bài HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Cho HS đọc tài liệu và trả lời các câu hỏi về HIV/AIDS: GV giới thiệu về HIV/AIDS, ma túy và các tệ nạn xã hội. Hoạt động nhóm đôi- 3 phút Phiếu học tập 1: Em hãy điền ý đúng vào các phần còn trống sau đây? A, HIV là tên một loại vi rút gây B, AIDS là giai đoạn . HS thảo luận- Báo cáo, các nhóm nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, kl : A. Suy giảm miễn dịch ở người. B. Cuối của sự nhiễm HIV. Hoạt động cá nhân- 5 phút: Phiếu học tập 2: Khoanh tròn vào đáp án đúng: Câu 1. HIV lây truyền qua con đường nào sau đây? A. Đường máu. B. Đường tình dục. I. Tìm hiểu về HIV/AIDS C. Đường từ mẹ sang con. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 2. HIV/AIDS có tác hại như thế nào đối với cá nhân, gia đình và xã hội? A. Ảnh hưởng đến kinh tế- xã hội. B. Ảnh hưởng đến tương lai, nòi giống. C. Ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 3. Theo em, tình hình nhiễm HIV/AIDS của thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay là: A. Tăng. B. Không tăng. C. Giảm. D. Bình thường. Câu 4. Nếu bạn bè, người thân nhiễm HIV, em sẽ làm gì? A. Xa lánh ruồng bỏ. B. Để người lớn trong gia đình và xã hội quan tâm. C. Quan tâm, động viên, chăm sóc. D. Không động viên, chăm sóc. Câu 5. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến HIV/AIDS? A. Kém hiểu biết, tâm sinh lí thay đổi. B. Đời sống không lành mạnh, bản thân không làm chủ. C. Kinh tế phát triển. D. Phương án A và B. Câu 6. Các đường nào sau đây không lây nhiễm HIV? A. Đường máu. B. Ăn uống, nói chuyện. C. Từ mẹ sang con. D. Đáp án A và C. HS làm việc cá nhân- Đổi kết quả GV đưa ra đáp án- HS chấm chéo lẫn nhau. Đáp án: Câu Đáp án 1 D 2 D 3 A 4 C 5 D 6 B * Hoạt động 2: Tìm hiểu về ma túy và các tệ 2. Tìm hiểu về ma túy và nạn xã hội GV: Lần lượt đưa ra các câu hỏi HS: trả lời GV: NX. bổ sung các tệ nạn xã hội HS thảo luận nhóm 4 (5 phút): H: Ma tuý ảnh hưởng đến sức khoẻ của người như thế nào? HS thảo luận- Đại diện báo cáo- HS các nhóm tương tác với nhau GV nhận xét, kết luận: Nghiện ma tuý ảnh hưởng đến sức khoẻ của người nghiện, có thể dẫn đến nhiễm độc mãn tính cho cơ thể, gây ra rối loạn ở từng bộ phận, đến suy nhược toàn thân của người nghiện như: - Đối với hệ tiêu hoá, người nghiện luôn có cảm giác chán ăn, vì vậy họ không muốn ăn, tiết dịch của hệ tiêu hoá giảm, thường có cảm giác buồn nôn, đau bụng, đại tiện lúc lỏng, lúc táo bón. - Đối với hệ tuần hoàn, thường bị loạn nhịp, huyết áp tăng giảm đột ngột, mạch máu bi xơ cứng, đặc biệt là hệ mạch não làm ảnh hưởng đến hoạt động của bộ não. - Đối với hệ hô hấp, những đối tượng hít ma tuý thường bị viêm mũi, viêm xoang, viêm đường hô hấp trên và dưới. - Các bệnh về da, người nghiện bị rối loạn cảm giác da nên không cảm giác thấy bẩn, họ thường sợ nước, vì vậy họ rất ngại tắm rửa- đây là điều kiện thuận lợi cho các bệnh da phát triển như: ghẻ, lở, hắc lào, viêm đa não. - Đối với hệ thần kinh, người nghiện nặng có biểu hiện rối loạn phản xạ thần kinh, đau đầu, chóng mặt, trí nhớ giảm sút, viêm dây thần kinh, rối loạn cảm giác, run chân tay, chậm chạp, u sầu, ngại vận động, dễ bị kích động dẫn tới tội ác. H: Thế nào là: Người nghiện ma tuý? Em hãy diễn tả lại biểu hiện của người lên cơn nghiện mà em từng chứng kiến hoặc xem trên ti vi? HS cá nhân trình bày- Tương tác với nhau. GV nhận xét, chốt lại: Người nghiện ma tuý là người sử dụng chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này. Người nghiện ma tuý có các đặc trưng sau: - Có sự ham muốn thông kìm chế được và phải sử dụng nó bất kỳ giá nào. - Có khuynh hướng tăng dần liều dùng (liều dùng lần sau cao hơn liều dùng trước mới có tác dụng). - Tâm sinh lý bị lệ thuộc vào tác dụng của chất đó. - Thiếu thuốc sẽ xuất hiện các triệu chứng như: uể oải, hạ huyết áp, lên cơn co giật, đau đớn và có thể làm bất cứ điều gì miễn là có chất ma tuý để dùng. H: Nguyên nhân nào khiến con người ta sa vào các tệ nạn xã hội? HS cá nhân trình bày- Tương tác với nhau. GV nhận xét, chốt lại: * Nguyên nhân khách quan . - Kỷ cương pháp luật chưa nghiêm, còn nhiều tiêu cực trong xã hội. - Kinh tế kém phát triển. - Chính sách mở cửa trong kinh tế thị trường. - Ảnh hưởng của văn hoá đồi truỵ. - Cha mẹ nuông chiều, quản lý con cái không tốt, hoàn cảnh gia đình éo le. - Bạn bè xấu rủ rê lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, khống chế. * Nguyên nhân chủ quan . - Lười lao động, ham chơi, đua đòi, thích ăn ngon ,mặc đẹp - Tò mò, ưa của lạ, thích thử nghiệm, tìm cảm giác mới lạ. - Do thiếu hiểu biết. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập KT trình bày 1 phút: HS nêu những thắc mắc của bản thân H: Là học sinh em cần làm gì để mình không sa vào tệ nạn xã hội HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng Tổ chức cho HS đóng vai, tình huống: “Một người bạn rủ em đi chơi điện tử ăn tiền”. HS tự xây dựng kịch bản và đóng vai. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Em hãy đóng vai là một người tuyên truyền viên Tuyên truyền về tác hại, cách phòng tránh HIV/AIDS, ma túy và các tệ nạn xã hội tại địa phương em. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - HS về nhà học bài - Tìm hiểu về thực trạng HIV/AIDS, ma túy và các tệ nạn xã hội ở địa phương em. - Chuẩn bị bài Sống và làm việc có kế hoạch, đọc phần thông tin, trả lời câu hỏi, lập kế hoạch học tập và làm việc trong 1 tuần của em.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_7_tiet_14_den_18_nam_hoc_2019.pdf
Giáo án liên quan