Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Giúp HS hiểu nội dung, ý nghĩa và bổn phận của mỗi người trong việc giữ

gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

2. Kĩ năng:

- HS biết kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, xoá

bỏ tập tục lạc hậu của dòng họ, gia đình.

3. Thái độ:

- HS có tình cảm trân trọng, tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ, biết

ơn thế hệ đi trước và tiếp tục phất huy những truyền thống đó.

4. Phẩm chất, năng lực cần đạt

- Có ý thức tìm hiểu truyền thống của gia đình, dòng họ, quê hương; tích cực

học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ, quê hương.

- Quan tâm đến các công việc của gia đình.

- Không đồng tình với những hành vi không phù hợp với nếp sống văn hoá và

quy định ở gia đình, xã hội.

a. Năng lực chung: Tự chủ, tự học; hợp tác; giải quyết các vấn đề và sáng tạo; giao tiếp.

b. Năng lực đặc thù: NL nhận thức, tìm tòi và tư duy.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 7, Ca dao - tục ngữ về gia đình.

2. Học sinh:Xem trước nội dung bài học.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT.

1. Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, hoạt động nhóm

2. Kĩ thuật: Đọc -viết tích cực, chia sẻ nhóm (đôi, bốn), trình bày 1 phút

pdf4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 197 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:11/11/2019 Tiết 13 - Bài 10 GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Giúp HS hiểu nội dung, ý nghĩa và bổn phận của mỗi người trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 2. Kĩ năng: - HS biết kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, xoá bỏ tập tục lạc hậu của dòng họ, gia đình. 3. Thái độ: - HS có tình cảm trân trọng, tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ, biết ơn thế hệ đi trước và tiếp tục phất huy những truyền thống đó. 4. Phẩm chất, năng lực cần đạt - Có ý thức tìm hiểu truyền thống của gia đình, dòng họ, quê hương; tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ, quê hương. - Quan tâm đến các công việc của gia đình. - Không đồng tình với những hành vi không phù hợp với nếp sống văn hoá và quy định ở gia đình, xã hội. a. Năng lực chung: Tự chủ, tự học; hợp tác; giải quyết các vấn đề và sáng tạo; giao tiếp. b. Năng lực đặc thù: NL nhận thức, tìm tòi và tư duy... II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 7, Ca dao - tục ngữ về gia đình. 2. Học sinh:Xem trước nội dung bài học. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT. 1. Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, hoạt động nhóm 2. Kĩ thuật: Đọc -viết tích cực, chia sẻ nhóm (đôi, bốn), trình bày 1 phút III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Hãy nêu trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng gia đình văn hoá? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động Hiện nay một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc đang bị mất dần. Vậy làm thế nào để giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ cô trò chúng ta cùng đi tìm hiểu nội dung bài học... Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung Tìm hiểu truyện đọc - GV: Gọi HS đọc truyện. - HĐN đôi - 5p, báo cáo kq ? Hãy nêu những chi tiết thể hiện sự cần cù quyết tâm của gia đình nhân vật tôi. I. TRUYỆN ĐỌC. “Truyện kể từ một trang trại” * Nhận xét: - Hai bàn tay cha và anh trai tôi dày lên, chai sạn vì phải cày, cuốc đất... ? Kết quả tốt đẹp mà gia đình đó đã đạt được là gì. ? Những việc làm nào chứng tỏ nhân vật "Tôi" đã giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình. ? Việc làm của gia đình trên thể hiện đức tính gì. Tìm hiểu nội dung bài học. - HĐ cá nhân - tương tác - 5p ? Hãy kể tên một số truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mà em biết? HS: Nhiều gia đình dòng họ có những truyền thống tốt đẹp về học tập, lao động, nghề nghiệp, văn hóa đạo đức... ? Có phải tất cả các truyền thống đều cần phải giữ gìn và phát huy? HS: Không phải kế thừa tất cả truyền thống của gia đình dòng họ mà chỉ kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp. - HĐ cá nhân ? Khi nói về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình em có cảm xúc gì? HG: Tự bộc lộ (tự hào về những truyền thống tốt đẹp...) ? Em hiểu thế nào là giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ? ? Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ có ý nghĩa gì? ? Học sinh cần phải làm để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ? - Biến quả đồi thành trang trại kiểu mẫu. - Trang trại có hơn 100 ha đất màu mỡ, trồng bạch đàn, hòe, mía, cây ăn quả, nuôi bò, dê, gà... - Bắt đầu từ chuồng gà nhỏ bé. - Mẹ cho 10 cô gà con, 10 cô gà đẻ trứng. Số tiền có được tôi mua sách, báo.. => Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình. II. NỘI DUNG BÀI HỌC 1. Những truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ. - Học tập, lao động, văn hoá, đạo đức... 2. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ: - Là bảo vệ, tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy. 3. Ý nghĩa - Giúp ta có thêm, kinh nghiệm, sức mạnh trong cuộc sống. - Làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam. 4. Trách nhiệm của học sinh - Phải trân trọng, tự hào, tiếp nối truyền thống. - Sống trong sạch, lương thiện. - Không bảo thủ, lạc hậu. - Không xem thường hoặc làm tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ. - Mỗi chúng ta phải biết kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, xoá bỏ tập tục lạc hậu của dòng họ, gia đình. HS: Đọc nội dung bài học sgk. Hoạt động 3: Luyện tập HS: Đọc tình huống trả lời câu hỏi - HĐ cá nhân - 2p, tương tác - 2p GV: Chuẩn kiến thức HS: Đọc xác định yêu cầu bài tập - HĐN đôi - 2p HS: Phát biểu ý kiến GV: Chuẩn kiến thức. Liên hệ thực tế cuộc sống. III. BÀI TẬP Bài tập b: Em không đồng ý với cách nghĩ của Hiên bởi mỗi vùng quê có những nét đặc trưng riêng có những vẻ đẹp riêng ta nên tự hào về quê hương mình. Bài tập c: Đồng ý 1,2,5. - Gia đình, dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp. - Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình là thể hiện lòng biết ơn cha mẹ, ông bà tổ tiên. - Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình giúp ta có thêm sức mạnh trong cuộc sống. Hoạt động 4: Vận dụng (Trên lớp/ở nhà) HS: Thi trả lời cá nhân - GV: Chuẩn kiến thức ? Bản thân em có những việc làm nào để góp phần giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ. - Phải trân trọng, tự hào, tiếp nối truyền thống. - Sống trong sạch, lương thiện. - Không bảo thủ, lạc hậu. - Không xem thường hoặc làm tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ. GV: Đọc cho học sinh nghe một số câu ca dao tục ngữ về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (có thể làm ở nhà) - HS đọc bài ca dao hoặc câu tục ngữ về tình cảm gia đình. - Tìm những câu chuyện về kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BÀI HỌC TIẾT SAU - Học bài, làm bài tập a,d sgk/32. - Đọc trước bài 11. Tự tin + Đọc phần truyện đọc sgk trang 33 + Trả lời các câu hỏi sgk, đọc trước phần nội dung bài học. __________________________________________

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_7_bai_10_giu_gin_va_phat_huy_t.pdf
Giáo án liên quan