Giáo án địa lý 8

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1 Kiến thức: Học sinh cần phải hiểu rõ đặc điểm, vị trí địa lý, kích thước, địa hình và khoáng sản của Châu Á.

2. kỹ năng:

- Giúp HS củng cố và phát triển các kỹ năng phân tích và so sánh các đối tượng điạ lý trên lược đồ .

3.Thái độ:Học sinh có hứng thú học tâp

II:CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên

- Lược đồ vị trí địa lý Châu Á trên địa cầu.

- Bản đồ địa hình khoàng sản và sông ngòi Châu Á.SGK ,Giáo án.

2.Học sinh .

SGK, vở ghi

III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

1 Ổn định lớp.

2.Kiểm tra bài cũ:

3Bài mới: GV giới thiệu bài mới.

 

doc71 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1761 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án địa lý 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 TIẾT 1 NGÀY SOẠN NGÀY DẠY : PHẦN I. THIÊN NHIÊN , CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC (t.t) CHƯƠNG XI: CHÂU Á BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN. --*-- I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1 Kiến thức: Học sinh cần phải hiểu rõ đặc điểm, vị trí địa lý, kích thước, địa hình và khoáng sản của Châu Á. 2. kỹ năng: Giúp HS củng cố và phát triển các kỹ năng phân tích và so sánh các đối tượng điạ lý trên lược đồ . 3.Thái độ:Học sinh có hứng thú học tâp II:CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên - Lược đồ vị trí địa lý Châu Á trên địa cầu. - Bản đồ địa hình khoàng sản và sông ngòi Châu Á.SGK ,Giáo án. 2.Học sinh . SGK, vở ghi III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1 Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ: 3Bài mới: GV giới thiệu bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ KÍCH THƯỚC CỦA CHÂU LỤC. Cá nhân ,cặp GV : Cho 5 HS lần lượt lên bảng ghi diện tích của 5 châu lục mà các em đã được học ở lớp 7. HS : Nhận xét . ? Vậy còn Châu Á có diện tích bao nhiêu (41,5 triệu km2) ? ? Diện tích của Châu Á so với các châu lục khác như thế nào? HS : Trả lời. GV : Nhận xét - Kết luận. - Là châu lục lớn nhất trong các châu lục . GV : Cho 4 nhóm thảo luận : HS : Quan sát H 1.1 và thảo luận ? Điểm cực B , cực N , phần dất liền của Châu Á nằm trên những vĩ độ địa lý nào ? ? Châu Á tiếp giáp với châu lục và đại dương nào ? ? Chiều dài từ điểm cực B đến điểm cực N, chiều rộng từ bờ T sang bờ Đ là bao nhiêu km ? HS : Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. GV : Nhận xét - Kết luận. - HS đại diện nhóm 1 lên chỉ điểm cực B, N của châu lục trên bản đồ. - Đại diện nhóm 2 nhận xét. + Cực B mũi Sê-li-u-skin ( nằm trên vĩ độ 77044/B ). + Cực N mũi Pi – ai ( phía nam bán đảo Malắcca 1016/B ) - Đại diện nhóm 3 lên chỉ các phía tiếp giáp của châu Á với các châu lục và đại dương. - Đại diện nhóm 4 lên chỉ chiều dài và chiều rộng của châu Á trên bản đồ . GV : Kết luận – Lưu ý HS . - Châu Á chỉ tiếp giáp với 2 châu lục là châu Âu và châu Phi. Đối với châu Đại Dương châu Á chỉ tiếp cận chứ không tiếp giáp. * HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN. Cá nhân +Cặp HOẠT ĐỘNG1.1 TÌM HIỂU. Đặc điểm địa hình GV : Yêu cầu HS quan sát H 1.2. Tìm và đọc tên các dãy núi chính : Hy-ma-lay-a, Côn luân, Thiên sơn, An tai…. Và các sơn nguyên chính : Trung Xibia, Tây tạng, A-rap, I-ran, Đề-can… ? Tìm và đọc tên các đồng bằng lớn ở châu Á ? HS : Nhắc lại: khái niệm sơn nguyên. GV : Cho 2 HS lên bảng - 1 em đọc tên các dãy núi, sơn nguyên, đồng bằng . - 1 em chỉ trên bản đồ các dãy núi, sơn nguyên và đồng bằng đó. HS : Nhận xét. GV : Bổ sung - Kết luận. ? Vậy địa hình của châu Á có đặc điểm như thế nào ? ? Có gì khác với các châu lục khác ? HS : Có nhiều dãy núi và sơn nguyên cao đồ sộ . ? Đồng bằng ở đây như thế nào ? HS : Có nhiều đồng bằng rộng lớn . GV : Nhận xét - Kết luận HOẠT ĐỘNG1,1 TÌM HIỂU Khoáng sản HS : Quan sát H 1.2 cho biết ở châu Á có những khoáng sản chủ yếu nào ? Kể tên ? ? Dầu mỏ, khí đốt tập trung nhiều nhất ở những khu vực nào? GV : Cho 1 HS lên bảng chỉ các khoáng sản đó trên bản đồ. HS khác nhận xét . GV : Nhận xét - Kết luận. ? Các em thấyt ở châu Á cvó nguồn khoáng sản như thế nào?. HS : Khoáng sản rất phong phú. GV : Tổng kết . NỘI DUNG 1.VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ KÍCH THƯỚC CỦA CHÂU LỤC. - Châu Á là châu lục lớn nhất thế giới ( 41,5 triệu km2) - Châu Á kéo dài từ vùng cực B đến vùng xích đạo, tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương rộng lớn 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN. a. Đặc điểm địa hình: - Trên lãnh thổ châu Á có nhiều hệ thống Núi, Sơn nguyên cao đồ sộ chạy theo 2 hướng chính (Đ – T và B-N) và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới nằm xen kẽ với nhau, làm cho địa hình bị chia cắt phức tạp. b. Khoáng sản : - Châu Á có nguồn khoáng sản phong phú, quan trong nhất là : Dầu mỏ, Khí đốt, Than, Sắt, Crôm và nhiều kim loại màu 4. Đánh giá GV : Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi và bài tập 1 ở (SGK). 5.Hoạt động nối tiếp - Học bài, làm bài tập. - Tìm hiểu trước bài mới ( Bài 2 : Khí hậu châu Á). IV.RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… --------------------------- TUẦN 2 TIẾT 2 NGÀY SOẠN NGÀY DẠY BÀI 2: KHÍ HẬU CHÂU Á --*-- I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1 Kiến thức. SGK, vở ghi: Học sinh hiểu được tính phức tạp, đa dạng của khí hậu châu Á mà nguyên nhân chính là do vị trí địa lý , kích thước rộng lớn và địa hình bị chia cắt mạnh của lãnh thổ - Hiểu rõ đặc điểm các kiểu khí hậu chính của châu Á. 2. kỹ năng Củng cố và nâng cao các kỹ năng phân tích vẽ biểu đồ và đọc lược đồ khí hậu . 3.Thái độ:Bảo vệ khí hậu toàn cầu. II:CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên. - Bản đồ các đới khí hậu Châu Á . - Các biểu đồ khí hậu thuộc các kiểu khí hậu chung 2.Học sinh . SGK, vở ghi III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1.Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: ? Châu Á tiếp giáp với những châu lục và đại dương nào ? (HS chỉ trên bản đồ) ? Địa hình châu Á có đặc điểm như thế nào ? 3.Bài mới: GV giới thiệu bài mới. . HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU KHÍ HẬU CHÂU Á PHÂN HOÁ RẤT ĐA DẠNG. Cá nhân ,cặp GV : Hướng dẫn HS tự nghiên cứu H 2.1 và trả lời câu hỏi: ? Xác định và đọc tên các đới khí hậu từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo theo kinh tuyến 800Đ HS : Trả lời : Có 5 đới khí hậu. GV : Cho 1, 2 HS lên bảng chỉ giới hạn của từng đới khí hậu đó. ? Tại sao khí hậu châu Á lại chia thành nhiều đới như vậy ? HS : Trả lời , HS khác nhận xét. GV : Nhận xét - Bổ sung. - Do ảnh hưởng của vị trí địa lý theo vĩ độ, dẫn đến sự phân hoá của khí hậu châu Á thành nhiều đới. - Do lãnh thổ trải dài từ cực Bắc đến vùng xích đạo . - Trong từng đới khí hậu của châu Á lại còn phân hoá thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau. ? Quan sát H 2.1 chỉ một trong các đới khí hậu có nhiều kiểu khí hậu và đọc tên các kiểu khí hậu thuộc đới đó. HS : Đới khí hậu ôn đới có 3 kiểu khí hậu : + Kiểu ôn đới lục địa. + Kiểu ôn đới gió mùa + Kiểu ôn đới hải dương - Đới khí hậu cận nhiệt có 4 kiểu khí hậu. + Kiểu cận nhiệt địa trung hải. + Kiểu cận nhiệt gió mùa. + Kiểu cận nhiệt lục địa. + Kiểu núi cao. GV : Nhận xét - Bổ sung - Cho một HS lên chỉ trên bản đồ các kiểu khí hậu trong từng đới khí hậu . ? Vì sao trong các đới khí hậu châu Á lại có nhiều kiểu khí hậu như vậy ? HS : Do lãnh thổ châu Á rất rộng lớn, do ảnh hưởng của biển. GV : Bổ sung - Kết luận. - Do kích thước rộng lớn của lãnh thổ, ảnh hưởng của lục địa và đại dương làm cho khí hậu thay đổi theo các kiểu khác nhau. * HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU KHÍ HẬU CHÂU Á PHÂN HOÁ RẤT ĐA Nhóm+cá nhân GV : Chia lớp làm 4 nhóm cho HS thảo luận. - Nhóm 1 : quan sát H 2.1 chỉ và tìm ra các khu vực thuộc các kiểu khí hậu gió mùa ? - Nhóm 2 : Nêu đặc điểm chung của các kiểu khí hậu gió mùa ? - Nhóm 3 : Xác định các khu vực thuộc các kiểu khí hậu lục địa ? - Nhóm 4 : Cho biết các kiểu khí hậu lục địa có các đặc điểm chung gì ? HS : Thảo luận trong 5 phút. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả - nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV : Nhận xét - Kết luận. - Khí hậu châu Á có sự phổ biến các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa, cùng với nơi phân bố cuả các kiểu khí hậu đó. NỘI DUNG 1.KHÍ HẬU CHÂU Á PHÂN HOÁ RẤT ĐA DẠNG. a. Khí hậu châu Á phân hoá thành nhiều đới khác nhau . - Đới khí hậu cực và cận cực. - Đới khí hậu ôn đới. - Đới khí hậu cận nhiệt đới - Đới khí hậu nhiệt đới - Đới khí hậu xích đạo. + Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo. b.Các đới khí hậu châu Á thường phân hoá thànhnhiều kiểu khí hậu khác nhau. - Đới ôn đới Có 3 kiểu khí hậu khác nhau. - Đới khí hậu cận nhiệt có 4 kiểu khí hậu khác nhau. - Đới nhiệt đới có 2 kiểu khí hậu khác nhau. + Do lãnh thổ rất rộng lớn và ảnh hưởng của đại dương và lục địa. 2. KHÍ HẬU CHÂU Á PHÂN HOÁ RẤT ĐA DẠNG. - Nơi phân bố của các kiểu khí hậu đó là: + Kiểu khí hậu gió mùa phân bố ở Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á. + Kiểu khí hậu lục địa phân bố ở các vùng nội địa và các khu vực Tây Nam Á 4 . Đánh giá GV : Cho HS đọc phần ghi nhớ . BÀI TẬP 1: Khoanh tròn câu trả lời đúng. - Sự đa dạng của khí hậu châu Á là do : a. Lãnh thổ rộng lớn. b. Địa hình đa dạng. c. Núi non hiểm trở. d. Câu a, b đúng. e. Câu a, b , c đúng . BÀI TẬP 2 : Điền vào bảng dưới đây đặc điểm chủ yếu của các kiểu khí hậu phổ biến ở châu Á. Các kiểu khí hậu Nơi phân bố Về mùa đông Về mùa hạ - Kiểu khí hậu gió mùa - Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á - Gió thổi từ nội địa ra biển khô, lạnh, mưa không đáng kể - Gió từ đại dương thổi vào nóng, ẩm mưa nhiều - Kiểu khí hậu lục địa . - Ở các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á. - Khô và lạnh, mưa trung bình 200 – 500mm - Khô nóng, lượng mưa trung bình 200 – 500mm 5 . Hoạt động nối tiếp Học bài, làm bài tập. - Tìm hiểu trước bài mới ( Bài 3 : Sông ngòi và cảnh quan châu Á). IV.RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ------------------------------ TUẦN 3 TIẾT 3 NGÀY SOẠN NGÀY DẠY BÀI 3: SÔNG NGÒI VÀ CẢNH QUAN CHÂU Á --*-- I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1 . Kiến thức: Học sinh hiểu được châu Á có mạng lưới sông ngòi phát triển, có nhiều hệ thống sông ngòi. - Trình bày được đặc điểm của một số hệ thống sông và giải thích nguyên nhân . - Trình bày được đặc điểm phân hoá của các cảnh quan và nguyên nhân của sự phân hoá đó. - Biết được những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên châu Á. 2. kỹ năng. HS : Biết dựa vào bản đồ để tìm một số đặc điểm của sông ngòi và cảnh quan châu Á. HS : Xác lập được mối quan hệ giữa địa hình khí hậu với sông ngòi cảnh quan châu Á . 3.Thái độ.Bảo vệ môi trường. II:CHUẨN BỊ: : 1.Giáo viên - Bản đồ tự nhiên Châu Á . - Bản đồ cảnh quan tự nhiên Châu Á . - Tranh ảnh về một số cảnh quan châu Á. 2.Học sinh . SGK, vở ghi III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1.Ổn định: 2Kiểm tra bài cũ: ? Khí hậu Châu Á phân hoá đa dạng như thế nào ? 3.Bài mới: GV giới thiệu bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI. Nhóm ,cá nhân. GV : Cho HS hoạt động theo tổ . - Tổ 1, 2 ? Dựa vào H 1.2 cho biết các sông lớn ở Bác Á và Đông Á bắt nguồn từ khu vực nào ? đổ vào biện và đại dương nào ? ? Sông Cửu Long chảy qua nước ta bắt nguồn từ cao nguyên nào ? - Tổ 3, 4 ? Các sông ở Trung và Nam Á , Tây Á và Đông Nam Á bắt nguồn từ khu vực nào ? Đổ vào biển và đại dương nào ? ? Dựa vào H 1.2 và H 2.1 cho biết sông Ôbi chảy theo hướng nào ? Qua các đới khí hậu nào ? ? Tại sao về mùa Xuân vùng Trung và Hạ lưu sông Ôbi lại có lũ băng lớn ? HS : Thảo luận trong 8 phút . - Đại diện các tổ trình bày kết quả, tổ khác nhận xét, bổ sung. GV : Nhận xét - Bổ sung. ? Vì sao chế độ nước của sông ngòi châu Á lại phức tạp ? - Do có nhiều nguồn cung cấp nước khác nhau , khí hậu, chế độ mưa khác nhau giữa các khu vực . - GV giải thích cho HS hiểu tại sao sông Ôbi ở hạ lưu lại có lũ băng lớn vào mùa xuân. * HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU CÁC CẢNH QUAN TỰ NHIÊN. Cá nhân/cặp. GV : Yêu cầu HS quan sát lên lược đồ các cảnh quan tự nhiên châu Á (H 3.1) HS : Quan sát và trả lời câu hỏi. ? Hãy đọc tên các cảnh quan ở châu Á theo thứ tự từ Bắc đến Nam dọc theo kinh tuyến 800 . GV : Cho 1 HS lên chỉ và đọc tên các cảnh quan đó . ? Kể tên các cảnh quan phân bố ở khu vực khí hậu gió mùa và các cảnh quan ở khu vực khí hậu lục địa khô hạn. HS – Các cảnh quan ở khu vực gió mùa là : + Rừng lá kim (Taiga) + Rừng hỗn hợp và rừng lá rộng. + Rừng cận nhiệt đới ẩm. + Xa van và cây bụi. GV : Nhận xét - Bổ sung. ? Em có nhận xét gì về sự phân hoá của các cảnh quan ở châu Á HS : Cảnh quan tự nhiên ở châu Á phân hoá rất đa dạng . GV : Sự phân hoá của các cảnh quan ở châu Á gắn liền với điều kiện khí hậu . ? Với các đới cảnh quan đó thì thiên nhiên châu Á có những thuận lợi và khó khăn gì ? *HOẠT ĐỘNG 3 : TÌM HIỂU NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA THIÊN NHIÊN CHÂU Á Cá nhân/cặp. GV : Yêu cầu HS quan sát bản đồ tự nhiên châu Á và trả lời câu hỏi. ? Hãy cho biết châu Á có những thuận lợi và khó khăn gì về tự nhiên đối với sản xuất và đời sống con người ? HS : Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. - Có nhiều thiên tai, khí hậu khắc nghiệt. GV : Bổ sung - Kết Luận - Thuận lợi : Có nhiều tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn (Than, Dầu khí, Sắt…) . + Thiên nhiên đa dạng . - Khó khăn : Núi cao hiểm trở …. NỘI DUNG 1.ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI. - Châu Á có mạng lưới sông ngòi khá phát triển, có nhiều hệ thống sông lớn nhưng phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp . 2. CÁC CẢNH QUAN TỰ NHIÊN. - Cảnh quan tự nhiên phân hoá rất đa dạng do địa hình và khí hậu đa dạng . - Các cảnh quan vùng gió mùa và vùng lục địa khô hạn chiếm diện tích lớn . - Rừng lá kim phân bố ở Xibia. - Rừng cận nhiệt và nhiệt đới ẩm có nhiều ở Đông Nam Á và Nam Á. 3. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA THIÊN NHIÊN CHÂU Á. - Thuận lợi : Thiên nhiên đa dạng, phong phú. Có nhiều khoáng sản trữ lượng lớn (Than, Sắt, Dầu khí…). - Khó khăn : Núi cao, hiểm trở, khí hậu giá lạnh, khô hạn. - Động đất, Núi lửa, Bão tố, Lũ lụt… 4. Đánh giá Dựa vào bản đồ tự nhiên châu Á H 1.2 trình bày đặc điểm chung của sông ngòi châu Á. Hoàn thành bảng sau: Khu vực Tên sông lớn Nguồn cung cấp nước Mùa lũ Bắc Á Đông Á Đông Nam Á và Nam Á Tây Nam Á và Trung Á 5: Hoạt động nối tiếp - Học bài, làm bài tập. - Tìm hiểu trước bài thực hành ( Bài 4 : Thực hành). RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… --------------------------- TUẦN 4 TIẾT 4 NGÀY SOẠN NGÀY DẠY : BÀI 4: THỰC HÀNH PHÂN TÍCH HOÀN LƯU GIÓ MÙA Ở CHÂU Á. --*-- I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức : Học sinh cần hiểu được nguồn gốc hình thành và sự thay đổi hướng gió của khu vực gió mùa châu Á. - Làm quen với một loại lược đồ khí hậu mà các em ít được biết đó là lược đồ phân bố khí áp và hướng gió . 2. Kỹ năng HS : Nắm được kỹ năng đọc, phân tích sự thay đổi khí áp và hướng gió trên lược đồ. 3.Thái độ.Thái độ học tập tốt. II:CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên - 2 lược đồ phân bố khí áp và các hướng gió chính về mùa Đông và mùa Hạ ở châu Á. 2.Học sinh . SGK, vở ghi III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1.Ổn định; 2Kiểm tra bài cũ Kiểm tra 15’ A/Đề: I.Trắc nghiệm 1.Kể tên các đới khí hậu ở Châu Á. 2.Tại sao sông ngòi ở Trung á kém phát triển . 3. Giải thích vì sao khí hậu Châu Á phân hóa đa dạng. B/Đáp án 1/ Đới cưc và cận cực. Đới ôn đới. Cận nhiệt đới. Nhiệt đới. Xích đạo 2/Vì ở Trung Á có khí hậu khô hạn.( 2đ ) 3/ Do vị trí kéo dài từ vùng cực bắc đến vùng xích đạo, do lãnh thổ rộng lớn và ảnh hưởng của địa hình …(4đ) 3.Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. NỘI DUNG. HĐ 1 TÌM HIỂU PHÂN TÍCH HƯỚNG GIÓ VỀ MÙA ĐÔNG (Cặp nhóm) GV : Hướng dẫn HS quan sát lược đồ phấn bố khí áp và hướng gió mùa Đông H 4.1, H 4.2. ? Hãy xác định và đọc tên các trung tâm áp thấp và áp cao trên lược đồ ? ? Xác định các hướng gió chính của 3 khu vực : Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á ghi vào bảng. HĐ 2: TÌM HIỂU PHÂN TÍCH HƯỚNG GIÓ VỀ MÙA HÈ Cặp nhóm Bài 2 HS dựa vào H 4.2 cho biết . ? Các trung tâm áp thấp và áp cao nằm ở những nơi nào ? ? Xác định các hướng gió chính theo từng khu vực và ghi vào bảng; Bài 3 Ghi những kiến thức đã biết qua phân tích ở trên vào bảng sau GV : Cho 1 , 2 HS lên bảng làm bài . HS : 1, 2 em nhận xét, bổ sung. 1.PHÂN TÍCH HƯỚNG GIÓ VỀ MÙA ĐÔNG hướng gió theo mùa Khu vực Hướng gió mùa Đông ( T 1) Hướng gió mùa Hạ ( T 7) Đông Á Tây bắc Đông Nam Đông Nam Á Bắc ,Tây b Đông Nam. Nam Á Đông B Tây nam ,Nam . PHÂN TÍCH HƯỚNG GIÓ VỀ MÙA HÈ Mùa Khu vực Hướng gió chính Từ áp cao… đến áp thấp… Mùa Đông Đông Á, Đông Nam Á ,Nam Á Bắc ,Tây b Đông B Hao oai –áp thấp Iran Mùa Hè Đông Á, Đông Nam Á ,Nam Á Đông N, Tây nam C.Xi bia-T.Xích đạo và alê út 4/ Đánh giá: Học sinh xác định hướng gió mùa đông và mùa hè. 5/ Hoạt động nối tiếp Học bài và xem bài mới. IV.RÚT KINH NGHIỆM ………………………………………………………………………………………………………………………… TUẦN 5 TIẾT 5 NGÀY SOẠN NGÀY DẠY : --------------------------- BÀI 5: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ XÃ HỘI CHÂU Á. --*-- I.MỤC TIÊU BÀI HỌC 1 . Kiến thức: Học sinh biết so sánh số liệu để nhận xét sự gia tăng dân số ở các châu lục , thấy được châu Á có số dân đông nhất so với các châu lục khác , mức độ tăng dân số châu Á đạt mức trung bình thế giới. - Quan sát ảnh và lược đồ nhận xét sự đa dạng của các chủng tộc cùng chung sống trên lãnh thổ châu Á. - Biết được tên các tôn giáo lớn , sơ lược về sự ra đời của các tôn giáo này. 2. kỹ năng. Rèn luyện cho HS kỹ năng quan sát bản đồ, lược đồ , rút ra nhận xét. Cách tính mức tăng dân số (%) . 3.Thái độ.Tôn trọng tôn giáo,Dân tộc. II:CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên - Bản đồ các nước trên thế giới. - Lược đồ, các tranh ảnh về dân cư châu Á (nếu có). - Các tranh ảnh trong SGK phóng lớn. 2.Học sinh . SGK, vở ghi III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Ổn định 2Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: GV giới thiệu bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU MỘT CHÂU LỤC ĐÔNG DÂN NHẤT THẾ GIỚI. Nhóm ./cặp. GV : Yêu cầu 1, 2 HS đoán số dân của châu Á. -HS : Cả lớp đọc bảng 5.1 và trả lời câu hỏi. ? Em hãy nhận xét số dân và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của châu Á so với các châu lục khác và thế giới ?. HS : Dân số châu Á cao nhất thế giới. ? Tại sao dân cư lại tập trung đông ở châu Á mà lại tập trung đông ở một số khu vực ? HS : Trả lời GV :Nhận xét - Bổ sung. - Do châu Á có nhiều đồng bằng rộng lớn . - Do sản xuất nông nghiệp trên các đồng bằng cần nhiều sức lao động . HS : Đọc kênh chữ ở SGK Phần I. ? Dân số châu Á so với các châu lục khác như thế nào ? GV : Nhận xét - Kết luận. HS : Tính mức gia tăng tương đối của dân số các châu lục qua 50 năm (Quy định chung dân số năm 1950 là 100% tính đến năm 2000) % . GV : Hướng dẫn HS cách tính VD : châu Phi : 784 triệu người x 100% - Năm 2000 = 354,7% 221 triệu người Như vậy năm 2000 so với năm 1950 dân số châu Phi tăng 354,7% HS : Thảo luận trong 5 phút . GV : Cho đại diện các tổ lên báo cáo kếtt quả vào bảng kẻ sẵn . GV : Nhận xét - Bổ sung. HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU DÂN CƯ THUỘC NHIỀU CHỦNG TỘC (Cá nhân.) GV : Cho cả lớp quan sát H 5.1 để trả lời câu hỏi. ? Hãy cho biết dân cư châu Á thuộc những chủng tộc nào ? ? Các chủng tộc đó thường sống chủ yếu ở những khu vực nào ? HS : Trả lời 1,2 HS khác nhận xét, bổ sung. ? Các chủng tộc này có đặc điềm gì giống và khác nhau. GV : Nhận xét - Kết luận. - Tuy khác nhau về hình thái nhưng các chủng tộc đềi có quyền bình đẳng chung sống trong mọi hoạt động KT - VH - XH HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU NƠI RA ĐỜI CỦA CÁC TÔN GIÁO LỚN. Nhóm ,cá nhân HS : Đọc bài Phần III (SGK). ? Em có những hiểu biết gì về các tôn giáo ? HS : 1,2 em phát biểu về sự hiểu biết của mình . GV : Bổ sung - Kết luận. - Sự ra đời của tôn giáo là do nhu cầu mong muốn của con người. Do đó thần linh của cư dân ở các vùng khác nhau là rất khác nhau. GV : Cho HS quan sát H 5.2 và hoạt động theo nhóm . ? Hãy nói về sự hiểu biết của bản thân và hãy giới thiệu về nơi hành lễ của một số tôn giáo. HS : Đại diện các tổ báo cáo kết quả . GV : Cho Hs biết thêm về đặc điểm đa tính ngưỡng của người Việt Nam, và khẳng định sự tích cực và tiêu cực ở trong tôn giáo. NỘI DUNG 1.MỘT CHÂU LỤC ĐÔNG DÂN NHẤT THẾ GIỚI. - Châu Á là châu lục có số dân đông nhất so với các châu lục khác. Mặc dù tỷ lệ gia tăng dân số đa dạng ngang với mức trung bình của thế giới . 2. DÂN CƯ THUỘC NHIỀU CHỦNG TỘC . - Dân cư châu Á chủ yếu thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-ít, Ơ-rô-pê-ô-ít và một số ít thuộc chủng tộc Ô-xtra-lô-ít. - Các chủng tộc tuy khác nhau về hình thái nhưng đều có quyền và khả năng như nhau trong mọi hoạt động KT – VH – XH 3. NƠI RA ĐỜI CỦA CÁC TÔN GIÁO LỚN. - Châu Á cũng là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn : Phật giáo, Hồi giáo, Ki tô giáo , Ấn Độ giáo. 4 Đánh giá ? Dân số châu Á năm 2002 bằng bao niêu % dân số thế giới ? Đứng thứ mấy trong các châu lục ? ? Người Việt Nam thuộc chủng tộc nào ? ? Hãy vẽ mũi tên vào sơ đồ sau để biểu hiện các khu vực phân bố chủ yếu của các chủng tộc ở châu Á ? Đông Á Bắc Á Trung Á Ơ-rô-pê-ô-it Ô-xtra-lô-it Môn-gô-lô-it Đông Nam Á Nam Á Tây Nam Á 5. Hoạt động nối tiếp - Học bài, làm bài tập. - Chuẩn bị bài thực hành. RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… KIỂM TRA CỦA BGH KIỂM TRA CỦA TỔ CM SỐ LƯỢNG: NỘI DUNG: HÌNH THỨC: ĐỀ NGHỊ: Vĩnh An ngày: TUẦN 6 TIẾT 6 NGÀY SOẠN NGÀY DẠY : ----------------------------------- BÀI 6: THỰC HÀNH ĐỌC PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC THÀNH PHỐ LỚN CỦA CHÂU Á. --*-- I.MỤC TIÊU BÀI HỌC 1 . Kiến thức: Học sinh nắm được đặc điểm về tình hình phân bố dân cư và thành phố lớn của châu Á. - Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên đến sự phân bố dân cư và đô thị châu Á. 2. kỹ năng: Rèn luyện cho HS kỹ năng đọc, phân tích bản đồ phân bố dân cư và các mối quan hệ giữa yếu tố tự nhiên và dân cư xã hội. Rèn luyện kỹ năng xác định, nhận biết vị trí các quốc gia, các thành phố lớn của châu Á 3.Thái độ. Học sinh học tập nghiêm túc. II:CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên - Bản đồ tự nhiên châu Á . - Bản đồ các nước trên thế giới. - Lược đồ mật sộ dân số và những thành phố lớn của châu Á (phóng to). 2.Học sinh . SGK, vở ghi III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1 Ổn định 2Kiểm tra bài cũ: ? Cho biết nguyên nhân của sự tập trung đông dân ở châu Á ? ? Hãy cho biết các yếu tố tự nhiên thường ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư đô thị. 3 Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH . NỘI DUNG Hoạt động 1. Phân bố dân cư Châu á. GV : Hướng dẫn HS đọc yêu cầu của Bài thực hành 1. ? Nhận biết khu vực có mật độ dân số từ thấp đến cao và điền vào bảng ? ? Kết hợp với lược đồ tự nhiên châu Á và các kiến thức đã học giải thích sự phân bố mật độ dân cự GV : Yêu cầu HS nhắc lại phương pháp làm việc với bản đồ - Dùng ký hiệu nhận biết đặc điểm phân bố dân cư . - Đọc ký hiệu mật độ dân số . - Nhận xét dạng mật độ nào chiếm diện tích lớn nhất, nhỏ nhất. * Hoạtđộng 2. Các thành phố lớn. (nhóm) GV : Cho mỗi nhóm thảo luận một dạng mật độ dân số và điền vào bảng.: Mật độ dân số, nơi phân bố ,đặc điểm. - Dùng ký hiệu nhận biết đặc điểm phân bố dân cư . - Đọc ký hiệu mật độ dân số . - Nhận xét dạng mật độ nào chiếm diện tích lớn nhất, nhỏ nhất. GV : Cho mỗi nhóm thảo luận một dạng mật độ dân số và điền vào bảng. HS : Sau 10 phút đại diện các nhóm báo cáo kết quả , nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV : Đánh giá - Kết luận . Các thành phố lớn. GV : Yêu cầu các nhóm hoàn thành một cột trong bảng số liệu. HS : Sua khi thảo luận xong yêu cầu mỗi nhóm 2 đại diện lên báo cáo kết quả. - Một HS đọc tên quốc gia, tên thành phố lớn của quốc gia đó. - Một HS khác định vị trí các nước đó trên bản đồ . - Nhận xét và giải thích về sự phân bố các đô thị lớn của châu Á. GV : Cho các nhóm khác theo dõi nhận xét, bổ sung. 1. Phân bố dân cư Châu á. Mật độ dân số Nơi phân bố Đặc điểm tự nhiên (địa hình, sông ngòi, khí hậu) Dưới 1người/km2 Bắc LB Nga, Tây TQ, Arậpxêut, Áp-ga-ni-xtan, Pa-kix-tan - Khí hậu rất lạnh, khô. - Địa hình rất cao, đồ sộ, hiểm trở. - Mạng lưới sông ngòi thưa. Từ 1 – 50 người/km2 Nam LB Nga, Phần Lan, bán Đảo Trung - Ấn, khu vực Đông Nam Á, Đông nam Thổ nhĩ kỳ, I ran. - Khí hậu ôn đới lục địa, nhiệt đới khô. - Địa hình đồi núi, cao nguyên . - Mạng lưới sông ngòi thưa. Từ 51 – 100 người/km2 Ven biển địa trung hải, Trung tâm Ấn Độ, Một số đảo In-đô-nê-xi-a, Trung quốc - Khí hậu ôn hoà, có mưa. - Địa hình đồi núi thấp . - Khu vực các sông lớn Trên 100 người/km2 Ven biển Nhật Bản, Đông TQ, ven biển Việt Nam, Nam Thái Lan, ven biển Ấn Độ, một số đảo In - Đô - Khí hậu ôn đới hải dương và nhiệt đới gió mùa. - Địa hình đồng bằng châu thổ ven biển rộng. - Mạng lưới sông ngòi dày, nhiều nước. ? Kết hợp với lược đồ tự nhiên châu Á và các kiến 2Các thành phố lớn. - Các thành phố lớn đông dân của châu Á tập trung ven biển 2 đại dương lớn , nơi các đồng bằng châu thổ màu mỡ, rộng lớn . - Khí hậu nhiệt đới ôn hoà có gió mùa hoạy động . Thuận lợi cho nông nghiệp, công nghiệp nhất là nền nông nghiệp lúa nước. 4 . Đánh giá ? Yêu cầu HS lên bảng xác định trên lược đồ 2 nơi có mật độ dân số trên 100 người / km2 (chưa đến 1 người / km2 ). ? Hãy xác định vị trí các thành phố lớn của châu Á . 5. Hoạt động nối tiếp - Học bài, làm bài tập. - Tìm hiểu trước các bài ôn tập. RÚT KINH NGHIỆM ………………………………………

File đính kèm:

  • docGA Dia 8_New1.doc
Giáo án liên quan