Giáo án Địa lý 6 - Bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa - Năm học 2017- 2018 - Nguyễn Thị Thu Thuỷ

I. MỤC TIÊU

 1 Kiến thức:

 - Biết được vì sao không khí có độ ẩm và nhận xét được mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí và độ ẩm.

 - Trình bày được quá trình tạo mây, mưa. Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất.

 2. Kĩ năng: Biết đọc bản đồ phân bố lượng mưa và phân tích biểu đồ lượng mưa.

 3. Thái độ: qua bài học HS có ý thức bảo vệ cây xanh, giữ gìn môi trường.

4. Định hướng phát triển năng lực tự học

- Năng lực chung: Tự học, giao tiếp, hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng tranh ảnh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 GV: Bản đồ phân bố mưa trên Trái Đất, máy chiếu

 HS: bút, vở, sách giáo khoa, tập bản đồ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1. Ổn định tổ chức (1/)

 2. Kiểm tra bài cũ (5/)

 Khí áp là gì ? Tại sao có khí áp ?

 Nguyên nhân sinh ra gió ?

 

doc5 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 404 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 6 - Bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa - Năm học 2017- 2018 - Nguyễn Thị Thu Thuỷ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/1/2018 Tiết 24- Bài 20: HƠI NƯỚC TRONG KHÔNG KHÍ. MƯA I. MỤC TIÊU 1 Kiến thức: - Biết được vì sao không khí có độ ẩm và nhận xét được mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí và độ ẩm. - Trình bày được quá trình tạo mây, mưa. Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất. 2. Kĩ năng: Biết đọc bản đồ phân bố lượng mưa và phân tích biểu đồ lượng mưa. 3. Thái độ: qua bài học HS có ý thức bảo vệ cây xanh, giữ gìn môi trường. 4. Định hướng phát triển năng lực tự học - Năng lực chung: Tự học, giao tiếp, hợp tác. - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng tranh ảnh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Bản đồ phân bố mưa trên Trái Đất, máy chiếu HS: bút, vở, sách giáo khoa, tập bản đồ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1/) 2. Kiểm tra bài cũ (5/) Khí áp là gì ? Tại sao có khí áp ? Nguyên nhân sinh ra gió ? 3. Bài mới * HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (1/) HĐ của GV HĐ của HS Phát huy NL Quan sát các bức ảnh sắp xếp các từ vào bức ảnh sao cho phù hợp a. Mưa đá. b. Tuyết rơi. c. Mưa rào. d. Sương Mặc dù hơi nước chiếm tỉ lệ nhỏ trong không khí, nhưng nó là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây mưa. Vậy khi nào hiện tượng mưa xảy ra ? Đó là nội dung chúng ta sẽ tìm hiểu hôm nay. HS quan sát ảnh và sắp xếp 1-c; 2-d; 3-b; 4-a NL: Ngôn ngữ, GQVĐ, quan sát tranh ảnh, bản đồ. *HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (30/) Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Phát huy NL Hoạt động 1(16/): Tìm hiểu hơi nước và độ ẩm không khí Quan sát hình ảnh hãy cho biết nguyên nhân không khí có độ ẩm ? (do sự bốc hơi nước từ ao, hồ, sông, biển, đại dương, nước mưa làm không khí) Dựa vào bảng lượng hơi nước tối đa, hãy cho biết hơi nước tối đa trong không khí chứa được bao nhiêu ở nhiệt độ 10oC, 20ooC, 30oC ? TL: 10oC = 5g / m3 20oC = 17g /m3 30oC = 30g/ m3 Nhiệt độ không khí càng cao thì hiện tượng gì sẽ xảy ra ? Gv cho HS thảo luận nhóm (2/) Nhóm 1+2: Khi nào không khí bão hòa hơi nước? Nhóm 3+4: Điều kiện hơi nước ngưng tụ? Gv gọi đại diện các nhóm trình bày ý kiến Gv gọi các HS nhận xét và bổ sung Gv nhận xét và bổ sung Hoạt động 2(14/): Tìm hiểu mưa và sự phân bố mưa trên Trái Đất Qua quan đoạn phim em hãy cho biết điều kiện hình thành mưa? Để biết được lượng mưa trung bình của một địa phương người ta dùng dụng cụ gì để đo ? (thùng vũ kế) Để tính được lượng mưa trung bình trong ngày của một địa phương người ta làm cách nào ? Gv cho HS thảo luận cặp (2/) Dựa vào biểu đồ mưa thành phố Hồ Chí Minh, cho biết : + Tháng có mưa nhiều nhất ? Lương mưa khoảng bao nhiêu ? + Tháng có mưa ít nhất ? Lượng mưa khoảng bao nhiêu ? GV gọi các cặp trình bày HS nhận xét GV nhận xét Quan sát bản đồ nhận xét sự phân bố mưa trên Thế giới? Qua bản đồ Việt Nam nằm ở khu vực có lượng mưa là bào nhiêu? 1. Hơi nước và độ ẩm không khí a. Độ ẩm không khí: - Khái niệm: là lượng hơi hơi nước chứa trong không khí. - Dụng cụ đo: ẩm kế b. Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí: Nhiệt độ không khí càng cao, lượng hơi nước chứa trong không khí càng nhiều. c. Khi không khí chứa lượng hơi nước tối đa, lúc đó ta nói không khí đã bão hòa. d. Khi không khí đã bão hòa mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước, do bốc lên cao, hoặc do tiếp xúc với không khí lạnh hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước (mây, mưa). 2. Mưa và sự phân bố mưa trên Trái Đất - Mưa: + Khi không khí bốc lên cao, hơi nước ngưng tụ thành hạt nhỏ, mây. + Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục làm các hạt to dần rơi xuống đất. - Dụng cụ đo là vũ kế (Thùng đo mưa). - Tính lượng mưa trung bình của một địa phương + Lượng mưa TB ngày bằng tổng lượng mưa của các trận mưa trong ngày. + Tính lượng mưa trong tháng: Cộng tất cả lượng mưa các ngày trongtháng. +Tính lượng mưa trong năm: Cộng toàn bộ lượng mưa trong cả 12 tháng lại. - Sự phân bố mưa Sự phân bố mưa trên Trái đất không đều, từ Xích đạo về hai cực. + Mưa nhiều nhất ở vùng Xích đạo. + Mưa ít nhất ở hai vùng cực và gần cực Bắc và Nam. - Năng lực tự học, giao tiếp, ngôn ngữ, GQVĐ, quan sát tranh ảnh, báo cáo. - HTDH: Nhóm, cá nhân. - PP/KT DH: nêu vấn đề, vấn đáp, TL nhóm. - Năng lực tự học, giao tiếp, ngôn ngữ, GQVĐ, bản đồ, báo cáo. - HTDH: Nhóm, cá nhân. - PP/KT DH: nêu vấn đề, vấn đáp, TL nhóm. *HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (1/) HĐ của GV HĐ của HS Phát huy NL Vì sao lượng mưa phân bố không đều? HS dựa vào kiến thức đã học để trả lời. Do vị trí và nhiệt độ NL; cá nhân, bản đồ 4. Củng cố (5/) Trong điều kiện nào, hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây, mưa? (Hoàn thành sơ đồ) Không khí bão hoà hơi nước ... .. 5. Hướng dẫn học bài (2/) - Về nhà học bài, làm các bài tập1, 2, 3 tr 63 - 64. - Nghiên cứu thực hành Rút kinh nghiệm Tiếp xúc với khối khí lạnh Hơi nước bị lạnh do bốc lên cao Phụ lục Không khí bão hoà hơi nước Hơi nước ngưng tụ thành các hạt nhỏ tạo thành mây Gặp điều kiện thuận lợi tiếp tụ ngưng tụ thành hạt nước to dần thành mưa

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_6_bai_20_hoi_nuoc_trong_khong_khi_mua_nam_hoc.doc
Giáo án liên quan