I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được thực trạng và phân bố ngành lâm nghiệp của nước ta; vai trò của từng loại rừng
- Trình bày được sự phát triển và phân bố ngành thủy sản
- Thấy đc sự cần thiết phải vừa khai thac, vừa bảo vệ và trồng rừng; khai thác nguồn lợi thủy sản 1 cách hợp lí và bảo vệ các vùng biển, ven biển khỏi bị ô nhiễm.
2. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, có trách nhiệm với môi trường, với cộng đồng, đất nước.
3. Năng lực
a. Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, lược đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ biểu đồ.
5. GDMT: mục II.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bản đồ lâm nghiệp và thuỷ sản, máy chiếu.
2. Học sinh: Chuẩn bị theo hướng dẫn.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại, luyện tập thực hành, hoạt động nhóm.
2. Kỹ thuật: Vở bài tập, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình học bài mới.
3. Bài mới
Hoạt đông 1. Khởi động
- GV giới thiệu bài: Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi; đó là điều kiện thuận lợi để phát triển lâm nghiệp. Vậy ngành lâm nghiệp nước ta phát triển và phân bố như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
6 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 9A. 06/10/2020 9B. 06/10/2020
Tiết 9 - Bài 9
SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được thực trạng và phân bố ngành lâm nghiệp của nước ta; vai trò của từng loại rừng
- Trình bày được sự phát triển và phân bố ngành thủy sản
- Thấy đc sự cần thiết phải vừa khai thac, vừa bảo vệ và trồng rừng; khai thác nguồn lợi thủy sản 1 cách hợp lí và bảo vệ các vùng biển, ven biển khỏi bị ô nhiễm.
2. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, có trách nhiệm với môi trường, với cộng đồng, đất nước.
3. Năng lực
a. Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, lược đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ biểu đồ.
5. GDMT: mục II.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bản đồ lâm nghiệp và thuỷ sản, máy chiếu.
2. Học sinh: Chuẩn bị theo hướng dẫn.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại, luyện tập thực hành, hoạt động nhóm.
2. Kỹ thuật: Vở bài tập, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình học bài mới.
3. Bài mới
Hoạt đông 1. Khởi động
- GV giới thiệu bài: Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi; đó là điều kiện thuận lợi để phát triển lâm nghiệp. Vậy ngành lâm nghiệp nước ta phát triển và phân bố như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
HĐộng của GV và HS
Nội dung
1. Tìm hiểu ngành lâm nghiệp
- GV. Lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong phát triển KT- XH và giữ gìn môi trường sinh thái.
? Dựa vào bảng 9.1 và hình 9.2 kết hợp đọc kênh chữ (mục 1), cho biết độ che phủ rừng của nước ta? tỉ lệ này cao hay thấp? Vì sao?
- GV giới thiệu công thức tính độ che phủ rừng: Độ che phủ rừng (%) = Diện tích rừng: Diện tích tự nhiên (S tự nhiên của VN làm tròn là 33 triệu ha).
? Tỉ lệ này nói lên điều gì về thực trạng tài nguyên rừng nước ta?
? Tài nguyên rừng nước ta đang bị cạn kệt dẫn tới những hậu quả gì?
- HS phát hiện nhanh (KT động não)
? Dựa vào bảng 9.1/sgk/34 cho biết rừng nước ta gồm có những loại nào?
- HS phát biểu.
- GV tổ chức thảo luận nhóm lớn:
? Nối các ô trong PHT sao cho chính xác nhất về tỉ trọng diện tích, vai trò và đặc điểm phân bố của các loại rừng nước ta?
- HS TL nhóm (3p) hoàn thiện PHT
- Đại diện nhóm báo cáo. Các nhóm nx.
- GV chốt kiến thức.
I. Lâm nghiệp
1. Tài nguyên rừng
- Hiện trạng: Độ che phủ rừng là 35% (tỉ lệ này còn thấp vì nước ta có ¾ diện tích là đồi núi)
-> Tài nguyên rừng đang bị cạn kiệt.
-> Hậu quả: Suy giảm các loài động vật, tăng nguy cơ sạt lở, xói mòn đất, sa mạc hoá và ô nhiễm môi trường.
Chiếm 40,9% trong cơ cấu diện tích rừng nước ta
Chiếm 12,5% trong cơ cấu diện tích rừng nước ta
Chiếm 46,6% trong cơ cấu diện tích rừng nước ta
P.bố ở núi thấp, trung du
Rừng sản xuất
Rừng phòng hộ
Rừng đặc dụng
Phân bố ở môi trường tiêu biểu điển hình cho các hệ sinh thái
cung cấp nguyên liệu cho CN dân dụng XK;
Phòng chống thiên tai, bảo vệ MT
bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ các giống loài quí hiếm
ở núi cao, ven biển
.
- GV: treo bản đồ nông-lâm- thủy sản
- HS xác định vùng p.bố của các loại rừng.
? Nhận xét chung về vai trò của tài nguyên rừng?
? Nước ta đã có biện pháp gì để bảo vệ nguyên rừng hiện nay?
2. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp
? Cơ cấu ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động nào?
? Tình hình phát triển của từng hoạt động trong ngành lâm nghiệp?
? Khai thác lâm sản tập trung chủ yếu ở đâu?
? Tên các trung tâm chế biến gỗ?
- HS: Quan sát H9.1, phân tích hình
(N-L kết hợp)
? Giải thích và nêu ý nghĩa của mô hình kinh tế này?
? Việc trồng rừng đem lại lợi ích gì?
* Thảo luận nhóm cặp đôi
? Tại sao phải khai thác kết hợp với trồng và bảo vệ rừng?
- HS báo cáo -> nx, bổ sung.
- GV chốt
? Nhận xét chung về ngành lâm nghiệp?
Rừng có vai trò quan trọng trong việc phát triển KT- XH và bảo vệ môi trường.
- Phải khai thác rừng hợp lí đi đôi với bảo vệ và trồng rừng.
2. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp
- Cơ cấu ngành lâm nghiệp bao gồm:
+ Khai thác gỗ, lâm sản.
+ Hoạt động trồng rừng, bảo vệ rừng.
- Khai thác lâm sản:
+ Tập trung chủ yếu tại các khu vực rừng sản xuất ở TDMNBB, Tây Nguyên, BTB.
+ Sản lượng 2,5 m3/năm
- Trung tâm chế biến gỗ: Bắc Giang, Vinh, Quy Nhơn, TP HCM.
- Trồng rừng:
- Phấn đấu đến năm 2020 đưa tỉ lệ che phủ lên 45%
- Thực hiện mô hình nông lâm kết hợp.
-> Đem lại hiệu quả to lớn về khai thác, bảo vệ và tái tạo đất rừng, tài nguyên rừng.
* Lợi ích từ việc trồng rừng:
- Bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế gió bão, lũ lụt, hạn hán và sa mạc hoá.
- Góp phần hình thành và bảo vệ đất, chống xói mòn, bảo vệ nguồn gen quí hiếm.
- Cung cấp nhiều lâm sản thoả mãn nhu cầu của sản xuất và đời sống. (Tạo sự phát triển bền vững)
* Ngành lâm nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và giữ gìn môi trường sinh thái song chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, và chưa đáp ứng được yêu cầu.
3. Ngành thuỷ sản
- Tích môi trường:
- GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép:
Vòng 1:
Nhóm 1,2: Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành khai thác thuỷ sản ntn?
Nhóm 3,4: Hãy cho biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra cho nguồn lợi thủy sản của nước ta hiện nay cũng như cho ngành thủy sản?
- HS các nhóm thảo luận -> báo cáo
-> nhận xét
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
Vòng 2: Nhóm chuyên gia.
- HS chia sẻ thông tin.
? Với những thuận lợi và khó khăn này, chúng ta cần làm gì để phát huy nguồn lợi thủy sản và khắc phục những khó khăn, hạn chế để phát triển ngành thủy sản?
- HS tiến hành thảo luận -> báo cáo, nhận xét
- GV nhận xét, chốt kieens thức, giáo dục ý thức bảo vệ mooi trường.
II. Ngành thuỷ sản
1. Nguồn lợi thuỷ sản
* Thuận lợi:
- Mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày.
- Vùng biển rộng 1 triệu km2.
- Bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh, nhiều đầm phá, rừng ngập mặn...
- Nguồn lợi về thủy sản: 4 ngư trường lớn: Cà Mau - Kiên Giang; Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa Vũng Tàu; Quảng Ninh - Hải Phòng; Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
- Nhiều diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản. (nước ngọt, nước mặn, nước lợ), bãi triều, rừng ngập mặn...
* Khó khăn: Hay bị thiên tai (bão, gió mùa Đông Bắc,); ô nhiễm môi trường biển; nguồn lợi ts bị suy giảm; vốn đầu tư ít; phương tiện đánh bắt thô sơ và trình độ của ngư dân chưa cao; tranh chấp trên biển,...
* Giải pháp:
- Tích cực dự báo, phòng chống thiên tai, đặc biệt là bão.
- Tích cực tuyên truyền và thực hiện các hành động thiết thực bảo vệ môi trường nước, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất: hệ thống tàu thuyền, trang thiết bị đánh bắt,...
- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến
- Tăng cường bảo vệ biên giới quốc gia trên biển, bảo vệ ngư dân.
? Quan sát Bảng 9.2 hãy so sánh số liệu trong bảng, rút ra nhận xét về sự phát triển của ngành thuỷ sản về:
+ Tổng sản lượng thủy sản, thủy sản khai thác, thủy sản nuôi trồng?
+ Sản lượng thủy sản khai thác so với sản lượng thủy sản nuôi trồng?
? Xác định các tỉnh có sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản lớn ở nước ta?
- HS xác định trên bản đồ.
? Hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản của nước ta phân bố chủ yếu ở đâu?
? Tình hình xuất khẩu thủy sản của nước ta hiện nay ntn?
? Tiến bộ của xuất khẩu thuỷ sản có ảnh hưởng gì đến sự phát triển ngành?
- GV: Xuất khẩu thủy sản là đòn bẩy tác động đến toàn bộ các khâu khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản thúc đẩy ngành thuỷ sản ptriển.
- GV. Chuẩn kiến thức.
2. Sự phát triển và p.bố ngành thuỷ sản
- Từ 1990 - 2002 sản lượng thủy sản tăng nhanh liên tục từ 890,6 nghìn tấn đến 2647,4 nghìn tấn...(gấp gần 3 lần)
- Ngành khai thác hải sản: Tăng 1074 nghìn tấn(2,47 lần)
- Ngành nuôi trồng thủy sản: Tăng 682 nghìn tấn (5,2 lần)
-> Sản lượng khai thác chiếm tỉ trọng lớn hơn và tăng nhiều hơn nuôi trồng. Sản lượng thủy sản nuôi trồng có tốc độ tăng nhanh hơn.
- Phân bố chủ yếu ở DHNTB, Nam Bộ.
- Xuất khẩu thuỷ sản có bước phát triển vượt bậc. Năm 1999 đạt 971 triệu USD 2002 đạt 2014 triệu USD
-> Xuất khẩu thủy sản tăng nhanh -> thúc đẩy ngành thủy sản phát triển, góp phần chuyển dich cơ cấu kinh tế nông thôn và khai thác tiềm năng to lớn của đất nước.
Ghi nhớ sgk/37
Hoạt động 3. Luyện tập
- HS lên bảng xác định các vùng phân bố rừng chủ yếu, xđịnh 4 ngư trường lớn, các tỉnh trọng điểm nghề cá trên bản đồ.
Hoạt động 4. Vận dụng
- Vẽ sơ đồ tư duy khái quát bài học.
- Tìm hiểu tình hình khai thác thuỷ sản tại địa phương em.
Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Tìm hiểu thông tin về tình hình xuất khẩu thuỷ sản của nước ta.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU
- Chuẩn bị bài thực hành.
+ Com pa, mấy tính, thước đ độ.
.....................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_9_tiet_9_su_phat_trien_va_phan_bo_lam_ngh.doc