Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 51 đến 53 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

1. Kiến thức:

- Nêu được những ảnh hưởng của con người đến môi trường ở mỗi giai đoạn.

- Nêu được các biện pháp của con người nhằm khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, từ đó có ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường.

- Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường

- Nêu được một số chất gây ô nhiễm môi trường: các khí công nghiệp, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các tác nhân gây đột biến

- Nêu được hậu quả của ô nhiễm ảnh hưởng tới sức khỏe và gây ra nhiều bệnh tật cho con người và sinh vật.

2. Kỹ năng:

- Rèn HS kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.

- Thảo luận nhóm.

3. Thái độ:

- Xây dựng cho HS ý thức tự giác trong học tập.

- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ cây xanh

4. Định hướng năng lực.

a/ Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm.

b/ Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát tìm tòi, năng lực thực hành thí nghiệm, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV:

- Tranh phóng to hình 53.1; 53.2, 54.1, 54.2 SGK.

- Tư liệu về môi trường, hoạt động của con người tác động đến môi trường.

2. HS: Tìm hiểu các ảnh hưởng của môi trường ở địa phương.

 

docx17 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 167 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 51 đến 53 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 01/6/2020(9A2) – 02/6/2020(9A1) CHƯƠNG III: CON NGƯỜI – DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG Tiết 51 - Bài 53, 54: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: 1. Kiến thức: - Nêu được những ảnh hưởng của con người đến môi trường ở mỗi giai đoạn. - Nêu được các biện pháp của con người nhằm khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, từ đó có ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường. - Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường - Nêu được một số chất gây ô nhiễm môi trường: các khí công nghiệp, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các tác nhân gây đột biến - Nêu được hậu quả của ô nhiễm ảnh hưởng tới sức khỏe và gây ra nhiều bệnh tật cho con người và sinh vật. 2. Kỹ năng: - Rèn HS kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình. - Thảo luận nhóm. 3. Thái độ: - Xây dựng cho HS ý thức tự giác trong học tập. - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ cây xanh 4. Định hướng năng lực. a/ Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm. b/ Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát tìm tòi, năng lực thực hành thí nghiệm, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: - Tranh phóng to hình 53.1; 53.2, 54.1, 54.2 SGK. - Tư liệu về môi trường, hoạt động của con người tác động đến môi trường. 2. HS: Tìm hiểu các ảnh hưởng của môi trường ở địa phương. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm, học tập bằng trò chơi. 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động Tổ chức cho hs khởi động qua trò chơi: Tiếp sức Luật chơi: - GV cho 2 nhóm hs tham gia, mỗi nhóm 5 hs - Trong vòng 1 phút lần lượt các thành viên trong đôi lên viết nhanh tên các đáp án Câu hỏi: Nhóm 1: Viết các tác động tích cực của con người đến môi trường tự nhiên ? Nhóm 2: Viết các tác động tiêu cực của con người đến môi trường tự nhiên ? - GV tổ chức HS thi, nhận xét kết quả thi của HS. + Dùng kết quả thi để vào bài Nhờ có lao động và tư duy con người có thể cải biến tự nhiên. Vậy những hoạt động của con người tác động như thế nào tới môi trường ? Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung(gợi ý) - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I SGK thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: ? Thời kì nguyên thuỷ, con người đã tác động tới môi trường tự nhiên như thế nào. ? Xã hội nông nghiệp đã ảnh hưởng đến môi trường như thế nào? ? Xã hội công nghiệp đã ảnh hưởng đến môi trường như thế nào. - HS thảo luận nhóm câu hỏi - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét và chốt kiến thức I. Tác động của con người đối với môi trường. 1. Tác động của con người tới môi trường qua các thời kì phát triển của xã hội. * Tác động của con người: - Thời nguyên thuỷ: con người đốt rừng, đào hố săn bắt thú dữ " giảm diện tích rừng. - Xã hội nông nghiệp: + Trồng trọt, chăn nuôi, chặt phá rừng lấy đất canh tác, chăn thả gia súc. + Cày xới đất canh tác làm thay đổi đất, nước tầng mặt làm cho nhiều vùng bị khô cằn và suy giảm độ màu mỡ. + Con người định cư và hình thành các khu dân cư, khu sản xuất nông nghiệp. + Nhiều giống vật nuôi, cây trồng hình thành. - Xã hội công nghiệp: + Xây dựng nhiều khu công nghiệp, khai thác tài nguyên bừa bãi làm cho diện tích đất càng thu hẹp, rác thải lớn. + Sản xuất nhiều loại phân bón, thuốc trừ sâu bảo vệ thực vật làm cho sản lượng lương thực tăng, khống chế dịch bệnh, nhưng cũng gây ra hậu quả lớn cho môi trường. + Nhiều giống vật nuôi, cây trồng quý. - GV yêu cầu hs thảo luận hoàn thành bảng 53.1 SGK - HS nghiên thông tin, thảo luận nhóm hoàn thành bảng 53.1 - Đại diện nhóm hoàn thành trên bảng phụ Nhóm khác nhận xét bổ sung 1- a (ở mức độ thấp) 2- a, h 3- a, b, c, d, g, e, h 4- a, b, c, d, g, h 5- a, b, c, d, g, h 6- a, b, c, d, g, h 7- Tất cả ? Ngoài những hoạt động của con người trong bảng 53.1, hãy cho biết còn hoạt động nào của con người gây suy thoái môi trường. - HS kể thêm như: Chặt phá rừng, xây dựng nhà máy lớn, chất thải công nghiệp nhiều. ? Trình bày hậu quả của việc chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng. - HS: Chặt phá rừng, cháy rừng gây xói mòn đất, lũ quét, nước ngầm giảm, khí hậu thay đổi, mất nơi ở của các loài sinh vật " giảm đa dạng sinh học " gây mất cân băng sinh thái. - GV cho HS liên hệ tới tác hại của việc chặt phá rừng và đốt rừng trong những năm gần đây. - HS: Lũ quét, lở đất, sạt lở bờ sông Hồng... - Giáo viên nhận xét và chốt kết luận. 2. Tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên - Nhiều hoạt động của con người đã gây hậu quả rất xấu: mất cân bằng sinh thái, xói mòn và thoái hoá đất, ô nhiễm môi trường, cháy rừng, hạn hán, ảnh hưởng đến mạch nước ngầm, nhiều loài sinh vật có nguy cơ bị tuyệt chủng. - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm cặp đôi trả lời câu hỏi: ? Con người đã làm gì để bảo vệ và cải tạo môi trường. - GV nhận xét và chốt kiến thức - GV liên hệ thành tựu của con người đã đạt được trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường. 3. Vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên - Con người đã và đang nỗ lực để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên bằng các biện pháp: + Hạn chế phát triển dân số quá nhanh. + Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên. + Bảo vệ các loài sinh vật. + Phục hồi và trồng rừng. + Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm. + Lai tạo giống có năng xuất và phẩm chất tốt. - Yêu cầu HS hoạt động cá nhân tìm hiểu thông tin SGK trả lời câu hỏi: ? Ô nhiễm môi trường là gì. ? Do đâu mà môi trường bị ô nhiễm? - Giáo viên nhận xét và chốt kết luận. II. Ô nhiễm môi trường. 1./ Ô nhiễm môi trường là gì? - Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác. - Ô nhiễm môi trường do: + Hoat động của con người. + Hoạt động của tự nhiên: núi lửa phun nham thạch, xác sinh vật thối rữa... - GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát tranh SGK. Thảo luận nhóm cặp đôi câu hỏi: ? Kể tên các chất khí thải gây độc. - Các chất khí độc được thải ra từ hoạt động nào? - Yêu cầu HS hoàn thành bảng 54.1 SGK. - GV chữa bảng 54.1 bằng cách cho HS các nhóm ghi từng nội dung. - GV đánh giá kết quả các nhóm. ? Kể tên những hoạt động đốt cháy nhiên liệu tại gia đình em và hàng xóm có thể gây ô nhiễm không khí. - HS liên hệ thực tế: Có hiện tượng ô nhiễm môi trường do đun than, bếp dầu.... - GV phân tích thêm: Việc đốt cháy nhiên liệu trong gia đình sinh ra lượng khí CO; CO2... Nếu đun bếp không thông thoáng, các khí này sẽ tích tụ gây độc hại cho con người. - GV yêu cầu HS quan sát H 54.2 thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi s SGK trang 163 - Lưu ý chiều mũi tên: Con đường phát tán chất hoá học. ? Các hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học thường tích tụ ở những môi trường nào? - HS nghiên cứu H 54.2, trao đổi nhóm và trả lời các câu hỏi SGK. - GV bổ sung thêm: Với chất độc khó phân huỷ như ĐT, trong chuỗi thức ăn nồng độ các chất ngày một cao hơn ở các bậc dinh dưỡng cao " khả năng gây độc với con người là rất lớn. ? Con đường phát tán các loại hoá chất đó. Giáo viên nhận xét và chốt kết luận. - Yêu cầu H Snghiên cứu thông tin SGK hoạt động nhóm cặp đôi trả lời: ? Chất phóng xạ có nguồn gốc từ đâu. ? Các chất phóng xạ gây nên tác hại như thế nào? - GV nói về các vụ thảm hoạ phóng xạ. ? Kể tên các loại chất thải rắn và tác hại của chúng ? - GV lưu ý thêm: Chất thải rắn còn gây cản trở giao thông, gây tai nạn cho người. - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, quan sát tranh SGK trả lời câu hỏi: ? Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ đâu. ? Nguyên nhân của các bệnh giun sán, sốt rét, tả lị.... ? Phòng tránh bệnh sốt rét? - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời: + Nguyên nhân bệnh đường tiêu hoá do ăn uống mất vệ sinh. + Phòng bệnh sốt rét: Diệt bọ gậy, giữ vệ sinh nguồn nước, đi ngủ mắc màn... - Giáo viên nhận xét và chốt kết luận. - GV tích hợp bảo vệ môi trường sống, giữ gìn vệ sinh. 2. Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm a. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt: - Các khí thải độc hại cho cơ thể sinh vật: CO; CO2; SO2; NO2... bụi do quá trình đốt cháy nhiên liệu từ các hoạt động: giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, đun nấu sinh hoạt... b. Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học: - Các hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học thường tích tụ trong đất, ao hồ nước ngọt, đại dương và phát tán trong không khí, bám và ngấm vào cơ thể sinh vật. - Con đường phát tán: + Hoá chất (dạng hơi) " nước mưa " đất (tích tụ) " Ô nhiễm mạch nước ngầm. + Hoá chất " nước mưa " ao hồ, sông, biển (tích tụ) " bốc hơi vào không khí. + Hoá chất còn bám và ngấm vào cơ thể sinh vật. c. Ô nhiễm do các chất phóng xạ - Các chất phóng xạ từ chất thải của công trường khai thác, chất phóng xạ, nhà máy điện nguyên tử, thử vũ khí hạt nhân... - Gây đột biến ở người và sinh vật, gây một số bệnh di truyền và ung thư. d. Ô nhiễm do các chất thải rắn: - Chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường: đồ nhựa, giấy vụn, cao su, rác thải, bông kim y tế... e. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh: - Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ chất thải không được thu gom và xử lí: phân, rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, rác thải từ bệnh viện... - Sinh vật gây bệnh vào cơ thể người gây bệnh do ăn uống không giữ vệ sinh, vệ sinh môi trường kém... Hoạt động 3: Luyên tập Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: Chọn câu trả lời đúng Câu 1: Xã hội loài người đã trải qua các giai đoạn phát triển, lần lượt theo thứ tự là: A. Thời kì nguyên thuỷ, xã hội nông nghiệp, xã hội công nghiệp B. Xã hội nông nghiệp, thời kì nguyên thuỷ, xã hội công nghiệp C. Thời kì nguyên thuỷ, xã hội công nghiệp, xã hội nông nghiệp D. Xã hội công nghiệp, xã hội nông nghiệp, thời kì nguyên thuỷ, Câu 2: Cách sống của con người trong thời kì nguyên thuỷ là: A. Săn bắt động vật hoang dã B. Săn bắt động vật và hái lượm C. Đốt rừng và chăn thả gia súc D. Khai thác khoáng sản và đốt rừng Câu 3: Con người bắt đầu chăn thả gia súc và trồng trọt ở giai đoạn nào dưới đây? A. Thời kì nguyên thuỷ B. Xã hội công nghiệp C. Xẫ hội nông nghiệp D. Khai thác khoáng sản và đốt rừng Câu 4: Tác động đáng kể nhất của con người đối với môi trường trong thời kì nguyên thuỷ là: A. Hái lượm cây rừng và săn bắt động vật hoang dã B. Biết dùng lửa nấu chín thức ăn và sưởi ấm cơ thể, xua thú dữ C. Trồng cây lương thực D. Chăn nuôi gia súc Câu 5: Thời gian được xem là điểm mốc của thời đại văn minh công nghiệp là: A. Thế kỉ XVI B. Thế kỉ XVII C. Thế kỉ XVIII D. Thế kỉ XIX Hoạt động 4: Vận dụng(Trên lớp/ở nhà) ? Trình bày những tác động của con người tới tự nhiên qua các thời kì? Ỏ thời kì nào tác động của con người mạnh nhất. ? Trình bày nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trường do hoạt động của con người. - Liên hệ các hoạt động gây hại đến môi trường xảy ra ở địa phương. ? Em cần làm gì để góp phần bảo vệ môi trường. Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo(Làm ở nhà) - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Tìm hiểu lịch sử phát triển của nền sản xuất công nghiệp? - Làm bài tập số 2 (SGK trang 160), V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Chuẩn bị bài: Bảo vệ môi trường. - Tìm hiểu trước các nội dung: + Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. + Khôi phục môi trường gìn giữ thiên nhiên hoang dã. + HDĐT: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái. + Luật bảo vệ môi trường. Ngày giảng: 03/6/202020(9A1, 9A2) CHƯƠNG IV: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Tiết 52 – Bài 58, 59, 60, 61: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh biết được: + Khái niệm các dạng tài nguyên chủ yếu, lấy được ví dụ. + Tầm quan trọng và tác dụng của việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên rừng. + Ý nghĩa của các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã. + Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên. - Nêu được sự cần thiết ban hành luật. - Trách nhiệm của mỗi người trong việc chấp hành luật bảo vệ môi trường (liên hệ thực tế địa phương). 2. Kỹ năng: - Rèn HS kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình. - Thảo luận nhóm 3. Thái độ: - Xây dựng ý thức tự giác trong học tập. - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên. 4. Định hướng năng lực. a/ Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, năng lực thuyết trình. b/ Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát tìm tòi, năng lực thực hành thí nghiệm, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: - Tranh phóng to hình 58.1; 58.2 SGK. - Tranh ảnh tư liệu về các mỏ khai thác, cánh rừng, ruộng bậc thang. - Máy chiếu. 2. HS: Tìm hiểu trước nội dung bài. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm. 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động - Tổ chức cho HS khởi động qua trò chơi: Tiếp sức Luật chơi: - GV cho 2 nhóm HS tham gia, mỗi nhóm 5 HS. - Trong vòng 1 phút lần lượt các thành viên trong đôi lên viết nhanh tên các đáp án (mỗi lần lên chỉ được viết 1 đáp án) - Đội nào viết được nhiều hơn, nhanh hơn sẽ giành phần thắng Câu hỏi: Viết tên các dạng tài nguyên thiên nhiên mà em biết? - GV tổ chức hs thi, nhận xét kết quả thi của HS - Dùng kết quả thi để vào bài: Tài nguyên thiên nhiên là gì? Có những dạng tài nguyên thiên nhiên nào? Làm thế nào để sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên? Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu vấn đề nêu trên. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung(gợi ý) - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm và hoàn thành bài tập bảng 58.1 SGK trang 173. - Cá nhân HS nghiên cứu thông tin mục I SGK, trao đổi nhóm hoàn thành bảng 58.1. - Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 1- b, c, g 2- a, e. i 3- d, h, k, l. - GV nhận xét, thông báo đáp án đúng bảng 58.1 - GV đặt câu hỏi hướng tới kết luận: ? Nêu các dạng tài nguyên thiên nhiên và đặc điểm của mỗi dạng? Cho VD? - HS dựa vào thông tin và bảng 58.1 để trả lời, rút ra kết luận: - Yêu cầu HS thực hiện s bài tập SGK trang 174. ? Nêu tên các dạng tài nguyên không có khả năng tái sinh ở nước ta. - HS: Than đá, dầu lửa, mỏ thiếc, sắt, vàng... ? Tài nguyên rừng là dạng tài nguyên tái sinh hay không tái sinh? Vì sao? - HS: Rừng là tài nguyên tái sinh vì bảo vệ và khai thác hợp lí thì có thể phục hồi sau mỗi lần khai thác. - Giáo viên nhận xét và chốt kết luận. I. Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu. - Có 3 dạng tài nguyên thiên nhiên: + Tài nguyên tái sinh: khi sử dụng hợp lí sẽ có khả năng phục hồi (tài nguyên sinh vật, đất, nước...) + Tài nguyên không tái sinh là dạng tài nguyên qua 1 thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt (than đá, dầu mỏ...) + Tài nguyên vĩnh cửu: là tài nguyên sử dụng mãi mãi, không gây ô nhiễm môi trường (năng lượng mặt trời, gió, sóng...) - GV giới thiệu việc sử dụng hợp lí các tài nguyên thiên nhiên. ? Vì sao phải sử dụng hợp lí tài nguyên đất. - HS: Tài nguyên đất đang bị suy thoái do xói mòn, rửa trôi, nhiễm mặn, bạc màu, ô nhiễm đất. ? Vậy cần có biện pháp gì để sử dụng hợp lí tài nguyên đất? ? Nước có vai trò quan trọng như thế nào đối với con người và sinh vật. - HS: Nước là thành phần cơ bản của chất sống, chiếm 90% lượng cơ thể sinh vật, con người cần nước sinh hoạt (250 lít/ 1 người/ 1 ngày) nước cho hoạt động công nghịêp, nông nghiệp... ? Vì sao phải sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên nước? Nếu thiếu nước sẽ có tác hại gì. - HS: Nguồn tài nguyên nước đang bị ô nhiễm và có nguy cơ cạn kiệt. Thiếu nước là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật do mất vệ sinh, ảnh hưởng tới mùa màng, hạn hán, không đủ nước cho gia súc. ? Nêu hậu quả của việc chặt phá rừng và đốt rừng. ? Trồng rừng có tác dụng bảo vệ tài nguyên như thế nào. - HS: Trồng rừng tạo điều kiện cho tuần hoàn nước, tăng nước bốc hơi và nước ngầm. - Giáo viên nhận xét và chốt kết luận. II. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên 1. Sử dụng hợp lí tài nguyên đất. - Sử dụng hợp lí tài nguyên đất là làm cho đất không bị thoái hóa, làm tăng độ phì nhiêu của đất, chống xói mòn, chống khô hạn, chống nhiễm mặn cho đất 2. Sử dụng hợp lí tài nguyên nước - Không gây ô nhiễm và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên nước. 3. Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng - Kêt hợp khai thác có mức độ tài nguyên rừng với trồng rừng. - Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia để bảo vệ rừng. - GV giới thiệu về nạn phá rừng: Việt Nam tốc độ mất rừng 200.000 ha/năm. ? Vì sao cần phải khôi phục và giữ gìn thiên nhiên hoang dã. - HS thảo luận nhóm câu hỏi - GV nhận xét và chốt kiến thức. III. Ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã - Môi trường đạng bị suy thoái. - Gìn giữ thiên nhiên hoang dã là bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng tránh ô nhiễm môi trường, luc lụt, hạn hán, ... góp phần giữ cân bằng sinh thái. ? Nêu các biện pháp chủ yếu bảo vệ thiên nhiên hoang dã. - GV giới thiệu cho HS các biện pháp bảo vệ thiên nhiên. ? Kể tên các vườn quốc gia ở Việt Nam. - HS: Vườn quốc gia Ba Bể, Ba Vì, Cát Bà, Bến én, Côn Đảo, Cúc Phương... ? Kể tên những sinh vật có tên trong sách đỏ cần được bảo vệ. - HS: Sao la, sếu đầu đỏ.... - Yêu cầu HS nghiên cứu nội dung các biện pháp và điền các biện vào bảng 59. ? Nêu các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái. - GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng. - Yêu cầu HS về nhà tự tìm hiểu, giờ sau báo cáo kết quả. IV. Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên 1. Bảo vệ tài nguyên sinh vật. + Bảo vệ rừng già, rừng đầu nguồn. + Lập các khu bảo tồn. + Trồng cây, gây rừng. + Nhân giống các giống quý hiếm + Không săn bắt động vật hoang dã 2. Cải tạo các hệ sinh thái bị suy thoái. + Trồng cây gây rừng + Tăng cường công tác thủy lợi, sử dụng phân bón hợp vệ sinh. + Thay đổi các giống cây trồng phù hợp, cải tạo giống V. Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã - HS tự nghiên cứu. - Yêu cầu cá nhân HS đọc SGK và hoạt động nhóm - Trình bày đặc điểm của các hệ sinh thái trên cạn, nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt? ? Vì sao phải bảo vệ hệ sinh thái rừng. ? Các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng mang lại hiệu quả như thế nào. ? Tại sao phải bảo vệ hệ sinh thái biển. - GV nhận xét ý kiến của HS và đưa ra đáp án. VI. Hướng dẫn đọc thêm: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái - Có 3 hệ sinh thái chủ yếu: + Hệ sinh thái trên cạn: rừng, thảo nguyên, savan... + Hệ sinh thái nước mặn: rừng ngập mặn, hệ sinh thái vùng biển khơi... + Hệ sinh thái nước ngọt: ao, hồ, sông, suối.... - Bảo vệ hệ sinh thái rừng SGK -. Bảo vệ hệ sinh thái biển SGK - Yêu cầu HS nghiên cứu SGK hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: ? Vì sao phải ban hành luật bảo vệ môi trường. HS : Lí do ban hành luật là do môi trường bị suy thoái và ô nhiễm nặng. ? Nếu không có luật bảo vệ môi trường thì hậu quả sẽ như thế nào. - GV nhận xét và chốt kết luận. - GV yêu cầu HS: Thảo luận 2 câu hỏi mục s SGK trang 185. - HS đổi nhóm và nêu được: + Tìm hiểu luật + Việc cần thiết phải chấp hành luật + Tuyên truyền dưới nhiều hình thức + Vứt rác bừa bãi là vi phạm luật. - GV nhận xét, bổ sung và yêu cầu HS rút ra kết luận. - GV liên hệ ở các nước phát triển, mỗi người dân đều rất hiểu luật và thực hiện tốt " môi trường được bảo vệ và bền vững. VD: Singapore: Vứt mẩu thuốc lá ra đường bị phạt 5 USD và tăng ở lần sau. - GV nhận xét và chốt kết luận VII. Luật bảo vệ môi trường 1. Sự cần thiết ban hành luật - Luật bảo vệ môi trường nhằm ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu của con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên. - Luật bảo vệ môi trường điều chỉnh việc khai thác, sử dụng các thành phần môi trường hợp lí để phục vụ sự phát triển bền vững của đất nước. 2. Trách nhiệm của mỗi người trong việc chấp hành luật bảo vệ môi trường - Mỗi người dân phải hiểu và nắm vững luật bảo vệ môi trường. - Tuyên truyền để mọi người thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường. Hoạt động 3: Luyên tập Yêu cầu HS hoạt động nhóm xây dựng sơ đồ tư duy tổng kết bài học: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: - Chon câu trả lời đúng: Câu1: Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên không tái sinh? A. Tài nguyên rừng B. Tài nguyên đất C. Tài nguyên khoáng sản D. Tài nguyên sinh vật Câu 2: Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên tái sinh? A. Khí đốt và tài nguyên sinh vật B. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu C. Dầu mỏ và tài nguyên nước D. Bức xạ mặt trời và tài nguyên sinh vật Câu 3: Gió và năng lượng nhiệt từ trong lòng đất được xếp vào nguồn tài nguyên nào sau đây? A. Tài nguyên không tái sinh B. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu C. TáI nguyên tái sinh và tái nguyên không tái sinh D. Tài nguyên tái sinh Câu 4: Tài nguyên dưới đây có giá trị vô tận là? A. Dầu mỏ, than đá và khí đốt B.Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật C. Năng lượng mặt trời D. Cây rừng và thú rừng Câu 5: Nguồn năng lượng dưới đây nếu được khai thác sử dụng sẽ không gây ô nhiễm môi trường là: A. Khí đốt thiên nhiên B. Than đá C. Dầu mỏ D. Bức xạ mặt trời Hoạt động 4: Vận dụng(Trên lớp/ở nhà) Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: ? Phân biệt tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh. ? Tại sao phải sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên. ? Ở địa phương em có những dạng tài nguyên thiên nhiên nào. ? Các dạng tài nguyên thiên nhiên ở địa phương em đã được sử dụng có hiệu quả chưa. Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo(Làm ở nhà) - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Tìm hiểu việc sử dụng các nguồn năng lượng sạch ở địa phương ? Vì sao gìn giữ thiên nhiên hoang dã là góp phần giữ cân bằng sinh thái? ? Nêu các biện pháp chủ yếu bảo vệ thiên nhiên hoang dã? ? Nêu các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái ? Em đã làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên xung quanh ta. ? Liên hệ việc bảo vệ môi trường ở trường lớp em. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Chuẩn bị tiết sau: ‘Ôn tập học kì II’ + Chuẩn bị các nội dung bảng 63.1, 2, 3, 4 SGK tr188, 189... Ngày giảng: 04/6/2020(9A1) - 05/6/2020(9A2) Tiết 53: ÔN TẬP HỌC KÌ II. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh hệ thống hoá được các kiến thức cơ bản về sinh vật và môi trường. - Biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng tổng hợp, khái quát kiến thức. - Thảo luận nhóm. - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tư duy lí luận, trong đó chủ yếu là kĩ năng so sánh, tổng hợp, hệ thống hoá. 3. Thái độ: - Xây dựng ý thức tự giác trong học tập. - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên. 4. Định hướng năng lực. a/ Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm. b/ Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát tìm tòi, năng lực thực hành thí nghiệm, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Nội dung bảng 63.1; 63.2; 63.3SGK. 2. HS: Kẻ sẵn các bảng trong SGK. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm. 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động - GV yêu cầu nhắc lại kiến thức phần sinh vật và môi trường. - HS liệt ke những kiến thức trọng tâm đã học. - GV giới thiệu nội dung tiết học. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung(gợi ý) - GV có thể tiến hành như sau: - Chia 2 HS cùng bàn làm thành 1 nhóm. - Phát phiếu có nội dung các bảng như SGK (GV phát bất kì phiếu có nội dung nào) - Yêu cầu HS hoàn thành - Các nhóm nhận phiếu để hoàn thành nội dung. - Lưu ý tìm VD để minh hoạ. - Thời gian là 10 phút. - GV chữa bài như sau: + GV chữa lần lượt các nội dung và giúp HS hoàn thiện kiến thức nếu cần. - Các nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV. - Các nhóm bổ sung ý kiến nếu cần và có thể hỏi thêm câu hỏi khác trong nội dung của nhóm đó. - GV thông báo đáp án để cả lớp theo dõi. - HS theo dõi và sửa chữa nếu cần. I. Hệ thống hóa kiến thức - HS làm theo hướng dẫn của GV - Nội dung kiến thức ở các bảng: Hoạt động 3: Luyên tập GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm bài tập sau. Câu 1: Môi trường là nơi ....... của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật. A. Sinh sản. B. Nơi sống. C. Phát triển. D. Nơi ở Câu 2: Các loại môi trường chủ yếu A. Môi trường nước. B. Môi trường trên mặt đất – không khí. C. Môi trường trong đất. D. Môi trường sinh vật. E. Tất cả các ý trên. Câu 3: Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật. A. Cộng sinh. B. Hội sinh. C. Hợp tác. D. Cạnh tranh. Câu 4: Nhân tố vô sinh: Bao gồm tất cả các điều kiện sông như: A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_9_tiet_51_den_53_nam_hoc_2019_2020_truong.docx
Giáo án liên quan