I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trình bày được tình hình phát triển kinh tế: ngành dịch vụ.
- Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn.
- Nhận biết vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
2. Kĩ năng
- Xác định trên bản đồ vị trí của vùng kinh tế trọng điểm.
- Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê để hiểu và trình bày sự phát triển kinh
tế của vùng.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập bộ môn.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung
- Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
- Rèn cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Lược đồ kinh tê vùng đồng bằng sông Hồng
- Biểu đồ cơ cấu kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng.
2. Học sinh:
- Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài.
III. Phương pháp, kĩ thuật
1. Phương pháp
- Vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan.
2. Kĩ thuật
- Chia nhóm (đôi), trình bày 1 phút, đặt câu hỏi.
3 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 25: Vùng đồng bằng sông Hồng (Tiếp theo) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 9B- 12/11/2019.
Tiết 25 - Bài 21: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (tiếp theo)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trình bày được tình hình phát triển kinh tế: ngành dịch vụ.
- Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn.
- Nhận biết vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
2. Kĩ năng
- Xác định trên bản đồ vị trí của vùng kinh tế trọng điểm.
- Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê để hiểu và trình bày sự phát triển kinh
tế của vùng.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập bộ môn.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung
- Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
- Rèn cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Lược đồ kinh tê vùng đồng bằng sông Hồng
- Biểu đồ cơ cấu kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng.
2. Học sinh:
- Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài.
III. Phương pháp, kĩ thuật
1. Phương pháp
- Vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan.
2. Kĩ thuật
- Chia nhóm (đôi), trình bày 1 phút, đặt câu hỏi.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
- GV kiểm tra sĩ số lớp, ghi chú vào góc bảng.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày đặc điểm phát triển công nghiệp của vùng ĐBSH?
3. Bài mới:
Hoạt động 1. Khởi động
- Ngành dịch vụ gồm mấy nhóm ngành? là những nhóm ngành nào? (trình bày 1
phút)
- Gv: ngành dịch vụ được chia thành 3 nhóm ngành:
+ Dịch vụ tiêu dùng: thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa, khách sạn, nhà hàng,
...
+ Dịch vụ sản xuất: GTVT, BCVT, tài chính- tín dụng, kinh doanh tà sản, tư
vấn.
+ Dịch vụ công cộng: KHCN, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, quản lí nhà
nước, đoàn thể và bảo hiểm bắt buộc.
=> Vậy ngành dịch vụ ở ĐBSH phát triển ntn?
Hoạt động của GV - HS Nội dung
- Dựa thông tin sgk+ H21.1
+ Nhận xét gì về tỉ trọng của ngành dịch
vụ so với các ngành khác và sự biến
chuyển của dịch vụ từ 1995 -> 2002 ?
+ Những ngành dịch vụ nào phát triển
sôi động nhất ?
+ Cho biết tên các đầu mối giao thông
vận tải quan trọng của vùng? các trung
tâm du lịch và địa danh du lịch nổi tiếng
của vùng?
+ Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu
biết xác định vị trí và nêu ý nghĩa của
sân bay Nội Bài và cảng Hải Phòng ?
- Cảng Hải Phòng: là nơi xuất nhập khẩu
hàng hoá lớn nhất.
- Sân bay Nội Bài: Vận chuyển hành
khách
- HS quan sát H21.1
+ Xác định các trung tâm kinh tế lớn
trong vùng?
+ Xác định các thành phố thuộc vùng
kinh tế trọng điểm phía Bắc? Diện tích?
Dân số?
- HS hoạt động nhóm bàn 3p:
+ Cho biết vai trò của vùng kinh tế trọng
điểm phía Bắc?
- HS đọc kết luận sgk/79.
3. Dịch vụ
- Giao thông vận tải, bưu chính viễn
thông, du lịch phát triển.
- Hà Nội, Hải Phòng là hai đầu mối giao
thông vận tải quan trọng, đồng thời là
hai trung tâm du lịch lớn ở miền bắc.
Các địa danh du lịch nổi tiếng: chùa
Hương, Tam Cốc – Bích Động, Côn
Sơn, Cúc Phương, Đồ Sơn, Cát Bà, ...
V. Các trung tâm kinh tế và Vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
* Tên các trung tâm kinh tế lớn: Hà Nội
và Hải Phòng.
- Tam giác kinh tế: Hà Nội - Hải Phòng -
Quảng Ninh.
* Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ:
- Tên các tỉnh, thành phố thuộc vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
- Vai trò: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ tạo cơ hội cho sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, sử dụng hợp lí tài nguyên
thiên nhiên, nguồn lao động của cả hai
vùng đồng bằng sông Hồng, Trung du và
miền núi Bắc Bộ.
Hoạt động 3. Luyện tập
- Trình bày đặc điểm phát triển ngành dịch vụ của ĐBSH?
Hoạt động 4. Vận dụng
HD học sinh trên lớp: Sử dụng kiến thức đã học hãy chứng minh:
- ĐBSH có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.
Gợi ý:
- Có tài nguyên du lịch phong phú:
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên:
Thắng cảnh: Hoa Lư, Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình), Tam Đảo, Đại Lải
(Vĩnh Phúc), Hồ Tây, Hồ Hoàn Kiếm, (Hà Nội).
VQG: Cát Bà (Hải Phong), Cúc Phương (Ninh Bình), Ba Vì (Hà Nội), Xuân
thủy (Nam Định).
Bãi tắm: Đồ Sơn (Hải Phòng)
+ Tài nguyên du lịch nhận văn:
Di tích lịch sử văn hóa: Lăng Chủ tịch HCM, Văn Miếu, Cổ Loa, Chùa Một
Cột, Chùa Tây Phương ...(Hà Nội), Côn Sơn – Kiếp Bạc (Hải Dương), Cầu Long
Biên (Hà Nội), ..
Lễ hội: Chùa Hương (Hà Nội), Hội Lim (Bắc Ninh), Phủ Giầy (Nam Định)
Làng nghề: Gốm Bát Tràng, đồng Ngũ Xá, Lụa Vạn Phúc, sưa Thanh Trì
(Hà Nội), Tranh Đông Hồ, mực Đồng kị (Bắc Ninh),..
- Có cơ sở hạ tầng và mạng lưới đô thị phát triển, có các thành phố lớn Hà Nội, Hải
Phòng, Nam Định.
- Có vị trí giao thông thuận lợi với nhiều đầu mối giao thông lớn Hà Nội, Hải
Phòng với hệ thống sân bay, cảng biển, ...
Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
HD học sinh về nhà: Tìm hiểu thêm về dịch vụ của vùng ĐBSH trên sách,
báo, internet.
V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau
- Chuẩn bị dụng cụ vẽ biểu đồ.
- Tìm hiểu và trả lời trước các câu hỏi mục 2 bài 22.
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_9_tiet_25_vung_dong_bang_song_hong_tiep_t.pdf