Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 20: Thực hành đọc bản đồ (Hoặc lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nhớ khái niệm đường đồng mức, cách tìm độ cao địa hình dựa vào đường

đồng mức.

2. Kĩ năng

- Biết tính độ cao địa hình, nhận xét độ dốc dựa vào đường đồng mức.

- Biết sử dụng bản đồ tỉ lệ lớn có đường đồng mức đơn giản.

3. Thái độ :

- Yêu thích môn học.

4. Định hướng năng lực

a. Năng lực chung

- Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù

- Rèn cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: - Hình vẽ SGK phóng to.

2. Học sinh: - Thước kẻ, máy tính bỏ túi.

III. Phương pháp, kĩ thuật

1. Phương pháp: - Vấn đáp, thực hành, hoạt động nhóm, trực quan.

2. Kĩ thuật: - Chia nhóm, đặt câu hỏi.

IV. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:

- Khoáng sản là gì ?

- Kể tên và công dụng các loại khoáng sản phổ biến?

3. Bài mới:

Hoạt động 1. Khởi động

GV nêu yêu cầu của bài thực hành

pdf3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 165 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 20: Thực hành đọc bản đồ (Hoặc lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 6AC- 10/01/2020 Tiết 20 - Bài 16 : THỰC HÀNH ĐỌC BẢN ĐỒ (HOẶC LƯỢC ĐỒ) ĐỊA HÌNH TỈ LỆ LỚN I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nhớ khái niệm đường đồng mức, cách tìm độ cao địa hình dựa vào đường đồng mức. 2. Kĩ năng - Biết tính độ cao địa hình, nhận xét độ dốc dựa vào đường đồng mức. - Biết sử dụng bản đồ tỉ lệ lớn có đường đồng mức đơn giản. 3. Thái độ : - Yêu thích môn học. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung - Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Rèn cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Hình vẽ SGK phóng to. 2. Học sinh: - Thước kẻ, máy tính bỏ túi. III. Phương pháp, kĩ thuật 1. Phương pháp: - Vấn đáp, thực hành, hoạt động nhóm, trực quan. 2. Kĩ thuật: - Chia nhóm, đặt câu hỏi. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - Khoáng sản là gì ? - Kể tên và công dụng các loại khoáng sản phổ biến? 3. Bài mới: Hoạt động 1. Khởi động GV nêu yêu cầu của bài thực hành. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * HS khuyết tật: Gv yêu cầu ghi chép đầy đủ nội dung bài học theo nội dung chính trên bảng. - GV gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập. Hướng dẫn: đọc bảng tra cứu thuật ngữ trang 84SGK. - Thế nào là những đường đồng mức? - Tại sao dựa vào các đường đồng mức 1. Bài tập 1 - Đường đồng mức (Đường đẳng cao) là đường nối những điểm có cùng độ cao. - Dựa vào các đường đồng mức trên trên bản đồ, chúng ta có thể biết được hình dạng của địa hình? - GV phân tích VD: Các đường đồng mức chạy dài theo một chiều nào đó là hình dạng của một dãy núi hoặc một dãy đồi liên tục nhau. Nếu các đường đồng mức là những khoanh khép kín, chiều dài và chiều rộng ít chênh lệch thì là dạng địa hình của một ngọn núi hoặc một quả đồi đơn lẻ. - (*) Gv bổ sung mũi tên chỉ hướng Bắc (hướng lên trên) vào khung bên phải của lược đồ địa hình (H44) trong SGK (Trang 51) - HS làm việc theo cặp 4p, trả lời các câu hỏi SGK. - Hướng từ A1 đến A2? - Sự chênh lệch về độ cao của hai đường đồng mức trên lược đồ là bao nhiêu? - Dựa vào đường đồng mức tìm độ cao của các đỉnh núi: A1, A2 và các điểm B1, B2, B3? - Dựa vào tỉ lệ lược đồ để tính khoảng cách theo đường chim bay từ đỉnh A1 đến đỉnh A2? - Quan sát các đường đồng mức ở phía tây và phía đông của núi A1, cho biết sườn nào dốc hơn? - Đại diện các nhóm trả lời. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có). - GV chuẩn xác kiến thức. bản đồ, chúng ta có thể biết được hình dạng của địa hình vì: hình dạng và mật độ của các đường đồng mức phản ánh đặc điểm hình dạng và độ dốc của địa hình. 2. Bài tập 2 - Hướng từ đỉnh A1 đến A2 là hướng từ Tây sang Đông. - Sự chênh lệch độ cao 2 đường đồng mức: 100m. + A1: 900m; 700 > A2 > 600m. + B1: 500m; B2: 650m; 600m>B3>500m. - Đỉnh A1 cách A2: 7,5 cm  khoảng cách thực tế: 7,5 km. - Sườn Tây dốc hơn sườn Đông. Vì các đường đồng mức phía Tây nằm dày và sát nhau hơn sườn phía Đông. Hoạt động 3. Luyện tập - Thế nào là những đường đồng mức? Hoạt động 4. Vận dụng - Tại sao dựa vào các đường đồng mức trên bản đồ, chúng ta có thể biết được hình dạng của địa hình? Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - HDVN: Trả lời các câu hỏi khó cuối bài. V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau - Tìm hiểu về Lớp vỏ khí: + Thành phần của không khí? + Những nguyên nhân làm cho không khí bị ô nhiễm? Hậu quả? + Như thế nào là tầng Ôzôn? Hậu quả của việc thủng tầng Ôzôn và hiệu ứng nhà kính?

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_dia_li_lop_9_tiet_20_thuc_hanh_doc_ban_do_hoac_luoc.pdf