Tiết 3 - Bài 3
PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được tình hình phân bố dân cư nước ta
- Phân biệt được các loại hình quần cư thành thị và nông thôn theo chức năng và hình thái quần cư
- Nhận biết quá trình đô thị hoá ở nước ta
2. Phẩm chất
- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, Thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn trọng, chấp hành kỷ luật, pháp luật; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.
3. Năng lực
a. Năng lực chung
- Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo, tính toán, hợp tác, máy chiếu.
b. Năng lực đặc thù
- Sử dụng bản đồ, biểu đồ, sử dụng tranh ảnh.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Bản đồ phân bố dân cư và đô thị VN; Một số tranh ảnh về các loại hình quần cư nước ta.
- Hình ảnh 1 số trung tâm thương mại ở HN, TP HCM và hình ảnh cuộc sống của người dân ở nông thôn, miền núi
2. Học sinh: SGK- Tập bản đồ, vở ghi.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại, luyện tập thực hành, hoạt động nhóm
2. Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, động não.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
? Em hãy cho biết dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì? Giải pháp?
26 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 246 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 9 - Tiết 1 đến 6 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 9A.08/09/2020 9B. 08/09/2020
ĐỊA LÍ DÂN CƯ
Tiết 1- Bài 1
CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được một số đặc điểm về dân tộc.
- Biết được các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
- Trình bày đặc sự phân bố các dân tộc ở nước ta
2. Phẩm chất
- Tự tin, tự chủ, tự lập, yêu quê hương đất nước, có ý thức với cộng đồng.
3. Năng lực
a. Năng lực chung
- Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo, tính toán, hợp tác...
b. Năng lực đặc thù
- Sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Tranh các dân tộc VN, Atlat địa lí VN, máy chiếu
2. Học sinh: Sưu tầm tài liệu lịch về một số dân tộc ở VN.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại, luyện tập thực hành, hoạt động nhóm
2. Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, động não...
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra: GV kiểm tra sách vở và đồ dựng học tập của hs; nhắc nhở những yêu cầu chung của bộ môn địa 9. Khuyến khích HS mua Atlat địa lí VN.
3. Bài mới
Hoạt đông 1. Khởi động
- GV chiếu ảnh người dân một số dân tộc VN.
? Em nhận ra người dân tộc nào trong các bức ảnh trên? Em biết gì về các dân tộc này?
- HS phát biểu - GV giới thiệu bài.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt đông của GV - HS
1. Các dân tộc ở Việt Nam. Cá nhân/cặp bàn
- GV cho hs quan sát ảnh chụp các dân tộc Việt.
? Bằng hiểu biết của mình em hãy cho biết nước ta có bao nhiêu dân tộc? Ngoài các dân tộc cô vừa giới thiệu, em còn biết những dân tộc nào nữa?
- HS phát biểu.
? Quan sát H1.1, cho biết dân tộc nào có số dân đông nhất? Ít nhất?
- Gv chốt bảng.
- HS thảo luận cặp đôi:
? Nêu sự khác biệt của dân tộc Kinh và dân tộc ít người về ngôn ngữ, trang phục phong tục tập quán, kinh nghiệm sản xuất?
- HS trình bày, nhận xét, bổ sung
+ Ngôn ngữ: có nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau (Atlat)
+ Tạng-Miến: Hà Nhì, La Hủ...
+ Mông-Dao: Mông, Dao, ...
+ Hoa- Hán: Hoa, Ngái, Sán Dìu...
+ Tày-Thái: Ka Đai, Tày, Thái, Nùng, Sán chay, Giáy...
+ Ma Lay Ô- Pô Li Nê Diêng: Gia Rai, Ê Đê, Chăm,...
+ Môn-Kme: Khơ Me, Ba Na, Xơ đăng, Cơ Ho, Hơ Rê...
- Phong tục, tập quán: DT Thái ở nhà sàn. DT Mông ở nhà đất...
- Trang phục: Người Kinh Áo dài khăn thếp; người Tày: áo chàm, Người Thái: nam mặc quần áo thổ cẩm màu chàm, phụ nữ mặc áo ngắn (xửa cỏm), áo dài (xửa chái, xửa luổng), váy (xỉn), khăn (piêu), thắt lưng (xải cỏm), nón (cúp), xà cạp (pa păn khạ), hoa tai, vòng cổ...
- Kinh nghiệm sản xuất: Người Kinh giàu kn thâm canh lúa nước, làm đồ thủ công tinh xảo; các dân tộc ít người có nhiều nghề thủ công truyền thống, trồng rừng,..
? Kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng của các dân tộc ít người mà em biết?
- HS phát biểu: Dệt thổ cẩm, thêu thùa của người Tày, người Thái; Làm gốm trồng bông dệt vải: Chăm; Khảm bạc: Khơme; Làm bàn ghế trúc: Tày,
? Từ đó, em có nhận xét ntn về văn hóa của các dân tộc Việt Nam?
? Em hãy nhận xét về trình độ phát triển kinh tế của dân tộc Kinh và các dân tộc ít người? Vai trò của các dân tộc trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc?
- GV cho HS liên hệ:
? Vậy có phải dân tộc ít người có vai trò thấp kém hơn đối với sự phát triển đất nước không?
- HS lấy ví dụ cụ thể chứng minh – không đúng
- GV chốt bảng.
? Quan sát hình 1.2 (Lớp học vùng cao) em có nhận xét gì về đời sống vật chất và sinh hoạt tinh thần của họ?
- HS quan sát, nx (còn khó khăn)
? Ý kiến trong sách giáo khoa: Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cũng là người Việt Nam - Em thấy như thế nào? (Có đúng không)
? HSKG. Vì sao?
? Từ đó em thấy mối quan hệ của các dân tộc, các cộng đồng người Việt cả trong và ngoài nước ntn?
- GV bổ sung: Bộ chính trị khẳng định: Là bộ phận không thể tách rời và là nguồn lực của cộng đồng VN
- 2008 lượng kiều hối gủi về: 8tỷ USD; tăng 1,3 tỷ so với 2007) àDù là dân tộc gi, dù SL nhiều hay ít: dù ở trong nứoc hay nước ngoài thì các DT VN vẫn cùng nhau gắn bó đoàn kết xây dựng và bvệ TQ.
2. Sự phân bố các dân tộc. Cá nhân/cặp bàn:
? Dựa vào hiểu biết của mình hãy cho biết dân tộc việt (kinh) phân bố chủ yếu ở đâu?
? Dựa vào vốn hiểu biết và thực tế hãy cho biết các dân tộc ít người thường sinh sống ở đâu?
- GV: Treo bản đồ phân bố dân cư yêu cầu hs xác định các khu vực tập trung đông dân tộc Việt.
- HS xác định vùng phân bố của các dân tộc ít người trên bản đồ.
? Việc phân bố dân tộc như vậy có vai trò như thế nào đối với nền kinh tế, an ninh quốc phòng của đất nước?
-> Có vai trò hết sức quan trọng vì đó là nơi đầu nguồn của các dòng sông, có nhiều TNTN và nằm trên các tuyến biên giới.
? Quan sát bức tranh hình 1.2 sgk, em có nhận xét gì về cuộc sống của các bạn học sinh miền núi?
- GV: Mặc dù cs còn rất nhiều khó khăn do đk tự nhiên và csvc còn nhiều thiếu thốn nhưng, hiện nay sự phân bố các dân tộc đó có nhiều thay đổi. Đảng, NN và các tổ chức quốc tế, nd miền xuôi luôn dành cho đồng bào m.núi sự quan tâm đặc biệt -> thay đổi diện mạo cs của đồng bào m.núi.
? Gần đây, với sự quan tâm của Đảng và nhà nước, đời sống của các dân tộc ít người có sự thay đổi như thế nào?
- HS phát biểu.
? Đánh giá về sự phân bố của các dân tộc ở nước ta?
- Kết luận toàn bài
Nội dung
I. Các dân tộc ở Việt Nam(15p)
- Việt Nam có 54 dân tộc cùng chung sống, dân tộc Việt (Kinh) chiếm đa số 86,2%. Các dân tộc ít người chiếm 13,8% dân số.
- Mỗi dân tộc có nét văn hoá riêng, thể hiện trong trang phục, ngôn ngữ, phong tục tập quán.làm cho nền văn hóa Việt Nam phong phú giàu bản sắc.
+ Người Việt là dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, có nhiều nghề thủ công đạt mức tinh xảo. Là lực lượng đông đảo trong các ngành kinh tế và khoa học kĩ thuật.
+ Các dân tộc ít người có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong sản xuất và đời sống.
+ Người Việt định cư ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
- Các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau nhưng đều tích cực tham gia xây và bảo vệ đất nước.
- Các dân tộc đoàn kết cùng nhau xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
II. Sự phân bố các dân tộc (10p)
1. Dân tộc việt (Kinh):
- Dân tộc việt sống trên khắp các vùng lãnh thổ, nhưng chủ yếu ở đồng bằng, trung du, ven biển.
2. Các dân tộc ít người:
- Các dân tộc ít người cư trú chủ yếu ở vùng núi và trung du.
- TD&MN phía bắc là địa bàn cư trú của trên 30 dt ít người
- Trường Sơn-Tây Nguyên có trên 20 dân tộc it người
- Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khoảng ba dân tộc ít người sinh sống.
- Ổn định và phát triển cuộc sống: định canh, định cư, xoá đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác du lịch
=> Phân bố không đồng đều nên gây khó khăn trong phát triển kinh tế và bảo vệ ANQP.
- Ghi nhớ sgk.
Hoạt động 3. Luyện tập (10p)
Bài 1: Khoanh tròn vào ý em cho là đúng:
1. Nhóm người Tày, Thái phân bố chủ yếu ở:
a) Vùng núi trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
b) Các cao nguyên Nam Trung Bộ
c) Vùng Tây Nguyên
2. Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, có tất cả:
a. 45 dân tộc b. 48 dân tộc
c. 54 dân tộc d. 58 dân tộc.
3. Sự phân bố của các dân tộc chủ yếu do:
a. Điều kiện tự nhiên b. Tập quán sinh hoạt và sản xuất
c. Nguồn gốc phát sinh d. Tất cả các ý trên.
Bài 2: Dựa vào bảng 1.1 em hãy cho biết mình thuộc dân tộc nào? Dân số là bao nhiêu? Hãy kể một số nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc em?
- HS phát biểu. GV nhận xét, chốt.
Hoạt động 4. Vận dụng(5p)
- Gv khái quát toàn bài, hs đọc ghi nhớ sgk.
- Theo em xh cần phải làm gì để nâng cao hơn nữa chất lượng cs cho đồng bào miền núi ?
- GV: Thực hiện tốt chính sách xóa đói giảm nghèo; kêu gọi cộng đồng trong nước và quốc tế hỗ trợ bằng nhiều hình thức; cải thiện và nâng cao cơ sở vật chất, chú trọng nâng cao dân trí cho đồng bào miền núi...
- Gv giáo dục tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái cho học sinh.
Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- GV tiếp tục sưu tầm ảnh chụp người dân các dân tộc với trang phục riêng của dt đó.
- Học trả lời bài theo câu hỏi SGK. Làm bài tập 3 SGK. Làm bài tập trong tập bản đồ.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU:
- Chuẩn bị trước bài 2: đọc bài, phân tích hình 2.1, 2.2, bảng số liệu 2.1, tìm hiểu thông tin về tình hình dân số VN hiện nay, trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài.
.............................................................................................
Ngày dạy: 9A.09/09/2020 9B. 10/09/2020
Tiết 2 - Bài 2
DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Trình bày được một số đặc điểm dân số nước ta; nguyên nhân và hậu quả
2. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, tự lập, yêu quê hương VN.
3. Năng lực
a. Năng lực chung
- Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo, tính toán...
b. Năng lực đặc thù
- Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, lược đồ, xử lí BSL
5. GDMT: Mục 2
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: H2.1 phóng to. Tranh ảnh về hậu quả của dân số tăng nhanh, máy chiếu.
2. Học sinh: Học bài cũ, tìm hiểu nội dung và các hình bài 2, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại, luyện tập thực hành, hoạt động nhóm
2. Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, động não...
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
? Kể tên 10 dân tộc VN. Nhận xét sự phân bố các dân tộc tiêu biểu ở
nước ta?
3. Bài mới
Hoạt đông 1. Khởi động
- GV chiếu hình ảnh tắc đường ở HN.
? Bức ảnh cho em nhớ đến tình trạng nào của dân số nước ta?
- GV dẫn vào bài.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
1. Số dân. Cá nhân
- GV. Y/c hs chú ý kênh chữ sgk mục I và H2.1
? Hãy cho biết số dân nước ta năm 2002, 2003?
? Diện tích và dân số nước ta đứng thứ mấy thế giới và khu vực?
? Từ đây, nhận xét ntn về số dân của nước ta?
? Lợi ích của một nước có số dân đông là gì?
- HS phát biểu nhanh (KT động não)
2. Gia tăng dân số. Nhóm bàn
- GV. Treo Hình 2.1 phóng to.
? Hình 2.1 thể hiện những yếu tố nào?
- Hs miêu tả biểu đồ hình 2.1
? Từ biểu đồ, hãy quan sát chiều cao của cột, nhận xét sự thay đổi số dân của nước ta qua các năm?
? Qua H2.1, nhận xét sự thay đổi tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta?
? HSKG. Tại sao lại có sự thay đổi đó?
? Trung bình mỗi năm dân số nước ta tăng thêm bao nhiêu người?
- HS thảo luận cặp đôi:
?HSKG. Tại sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm mà dân số vẫn tăng nhanh?
- HS trình bày, nhận xét.
- GV. Do số dân đông, dân số trẻ, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nhiều, tỉ lệ sinh còn cao trên 1%.
- GV: Từ 1954 đến 2009 tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm từ 3,9% -> 1,1%. Dân số VN vẫn tăng: Năm 2009 tăng 9,47 triệu người so với năm 1999.
* Tích môi trường:
Thảo luận nhóm lớn:
? Hậu quả của vấn đề dân số đông và tăng nhanh đối với sự phát triển kinh tế, XH, môi trường?
- HS các nhóm nghe hướng dẫn, tiến hành thảo luận (4p)
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV chuẩn xác theo sơ đồ sau
I. Số dân (5p)
- Năm 2002: 79,7 triệu ngời
- Năm 2003: 80,9 triệu ngời
-> Đứng thứ 3 ĐNA và thứ 14 thế giới (diện tích đứng thứ 58 thế giới)
à VN là một nước đông dân
- Lợi ích: Là thị trường tiêu thụ lớn, tạo ra nguồn lao động dồi dào.
II. Gia tăng dân số (10p)
- Dân số nước ta tăng nhanh, liên tục dẫn đến (bùng nổ dân số” ở nước ta bắt đầu từ cuối những năm 50 và chấm dứt vào trong những năm cuối của thế kỉ XX.
- Gần đây có xu hướng chậm lại.
+ 1954 - 1970: tăng giảm không ổn định (nhất là 1954 - 1960 tăng 4%)
+ 1976 - 2003: Giảm dần, năm 2003 là 1,3%, thấp hơn mức trung bình của thế giới.
-> Tốc độ gia tăng tự nhiên thay đổi từng giai đoạn, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm. Do thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình, nhận thức của người dân ngày một cao hơn
- Mỗi năm dân số nước ta tăng thêm 1triệu người.
* Hậu quả
Bùng nổ dân số
Môi trường
- Cạn kiệt tài nguyên
- Ô nhiễm môi trường
Xã hội
- Tệ nạn xã hội gia tăng
- Gây áp lực về ytế, GD,...
- Đời sống chậm được cải thiện
? Hãy lấy ví dụ về tác động tiêu cực của gia tăng dân số tới môi trường?
- Hs lấy ví dụ thực tế.
- GV giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
- GV. Yêu cầu HS quan sát bảng 2.1
? Nhận xét về tỉ lệ gia tăng tự nhiên ở các vùng?
- HS. Vùng cao nhất, thấp nhất, cao hơn mức TB cả nước.
- Gv: Tiểu kết
3. Cơ cấu dân số. Nhóm bàn
- GV: y.c hs quan sát bảng 2.2 sgk/9: cơ cấu dân số theo nhóm tuổi và theo giới tính ở VN.
* HS thảo luận theo bàn:
Nhóm 1,2: ? Hãy nhận xét tỉ lệ nam - nữ (1979-1999)
Nhóm 3,4: ? Hãy nhận xét: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi (79-99)
- Hs: Thảo luận theo bàn, báo cáo theo chỉ đạo của GV. Các nhóm nhận xét, bổ sung.
? HSKG. Tại sao có sự thay đổi cơ cấu dân số theo giới tính như vậy?
? Từ đây em có nhận xét chung gì về cơ cấu dân số nước ta giai đoạn 1979 - 1999?
? Qua tìm hiểu bài, em hãy đưa ra những nhận xét khái quát nhất về tình hình dân số và gia tăng dân số ở nước ta?
+ Ở đồng bằng, đô thị thấp
+ Ở miền núi, nông thôn cao
-> Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giữa các vùng không đồng đều.
III. Cơ cấu dân số(10p)
* Theo độ tuổi:
- Tỉ lệ trẻ em cao -> có xu hớng giảm
- Tỉ lệ người già thấp -> có xu
hướng tăng
- Tỉ lệ người trong tuổi lao động cao nhất -> vẫn tăng
-> Đặt ra các vấn đề cấp bách về văn hóa, y tế, giáo dục, việc làm...
* Theo giới tính:
- Trước 1999: Nữ nhiều hơn nam
- Sau 1999: Nam nhiều hơn nữ
- NN: Hậu quả chiến tranh; do chính sách kế hoạch hóa gia đình-> sinh đẻ ít -> tư tưởng phong kiến.
-> Nước ta có cơ cấu dân số trẻ, đang thay đổi theo chiều hướng tích cực
Ghi nhớ (sgk/9)
Kinh tế
- Kìm hãm sự phát triển kinh tế
Hoạt động 3. Luyện tập(5p)
* HS làm BT 3 sgk.
- HS xác định yêu cầu của đề, GV hướng dẫn – HS làm bài cá nhân.
+ Tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên.
+ Vẽ biểu đồ đường biểu diễn.
+ Chú ý mốc năm trên trục hoành HS làm bài.
- GV nhận xét, chấm điểm.
Hoạt động 4. Vận dụng (5p):
- Gv khái quát nội dung bài học. GV hướng dẫn hs làm bài tập 3 sgk/10:
- Cách tình tỉ lệ gia tăng tự nhiên: TG (%) = (tỉ suất sinh - tỉ suất tử) : 10
- Nhận xét: Cần chỉ rõ trong thời kì 1979 - 1999:
+ Tỉ suất sinh và tỉ suất tử tăng hay giảm.
+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên tăng hay giảm, phản ánh điều gì.
+ Vẽ biểu đồ: Biểu đồ tình hình gia tăng tự nhiên của dân số nớc ta thời kì 1979 - 1999
Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Tìm thêm số liệu về số dân và tỉ lệ gia tăng dân số ở VN trong một vài năm gần đây.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU:
- Học thuộc bài, hoàn thiện bài tập 1,2,3 sgk.
- Chuẩn bị bài 3: đọc bài, phân tích kênh hình, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.
+ Nêu các loại hình quần cư thành thị và nông thôn theo chức năng và hình thái quần cư.
+ Nêu đặc điểm tình hình phân bố dân cư nước ta.
........................................................................
Ngày dạy: 9A. 15/09/2020 9B. 15/09/2020
Tiết 3 - Bài 3
PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được tình hình phân bố dân cư nước ta
- Phân biệt được các loại hình quần cư thành thị và nông thôn theo chức năng và hình thái quần cư
- Nhận biết quá trình đô thị hoá ở nước ta
2. Phẩm chất
- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, Thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn trọng, chấp hành kỷ luật, pháp luật; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.
3. Năng lực
a. Năng lực chung
- Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo, tính toán, hợp tác, máy chiếu.
b. Năng lực đặc thù
- Sử dụng bản đồ, biểu đồ, sử dụng tranh ảnh.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Bản đồ phân bố dân cư và đô thị VN; Một số tranh ảnh về các loại hình quần cư nước ta.
- Hình ảnh 1 số trung tâm thương mại ở HN, TP HCM và hình ảnh cuộc sống của người dân ở nông thôn, miền núi
2. Học sinh: SGK- Tập bản đồ, vở ghi.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại, luyện tập thực hành, hoạt động nhóm
2. Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, động não...
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
? Em hãy cho biết dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì? Giải pháp?
3. Bài mới
Hoạt đông 1. Khởi động
- Gv chiếu hình ảnh 1 số trung tâm thương mại ở HN, TP HCM và hình ảnh cuộc sống của người dân ở nông thôn, miền núi -> Gọi Hs nhận xét -> Gv giới thiệu bài: Với 1 dân số đông và tăng nhanh, MĐDS nước ta sẽ như thế nào? Sự PBDC, các hình thức quần cư và quá trình đô thị hoá ở nước ta có đặc điểm gì? Đó chính là nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
1. Mật độ dân số và phân bố dân cư. (Cá nhân)
- GV HD học sinh tìm hiểu Mật độ dân số và phân bố dân cư.
- Hình thức tổ chức dạy học: GV với cả lớp, cá nhân
? Nhắc lại cách tính MDDS?
? Dựa vào hiểu biết và sgk cho biết đặc điểm MDDS nước ta?
? So sánh MDDS VN với MDDS thế giới, với Châu Á, các nước trong khu vực ĐNÁ?
? MDDS nước ta thay đổi qua các năm như thế nào?
- Hs TL – HS khác nhận xét
- Gv chuẩn xác kiến thức, bổ sung: MDDS nước ta cao gấp 5 lần so với MDĐS trung bình của TG, gấp gần 2 lần so với TQ => VN là một quốc gia “ đất chật, người đông”
- GV chiếu hình 3.1. HS quan sát
? Cho biết dân cư nước ta tập trung đông ở vùng nào? Thưa thớt ở vùng nào?
? Qua đó, em có nhận xét gì về tình hình phân bố dân cư nước ta?
? Em cho biết nguyên nhân nào dẫn đến sự phân bố dân cư nước ta có sự chênh lệch giữa các miền như vậy?
? Sự phân bố dân cư như vậy có ảnh hưởng gì đến sự phát triển KT – XH?
- Hs TL – HS khác nhận xét
- Gv chuẩn xác kiến thức, bổ sung:
+ Nơi tập trung đông dân cư, MDDS cao => sự quá tải về quỹ đất, cạn kiệt về TNTN, ô nhiễm môi trường
+ Nơi thưa dân, đất rộng, TNTN chưa khai thác hết.
? Chúng ta phải làm gì để khắc phục tình trạng đó?
- Hs TL – HS khác nhận xét
- Gv chuẩn xác kiến thức, bổ sung: Phân bố lại dân cư, phát triển kinh tế văn hóa đi đôi với xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ cấu kịnh tế hợp lí gắn liền với bảo vệ MT
* Liên hệ: Chính sách phân bố lại dân cư của Nhà nước ta
I. Mật độ dân số và phân bố dân cư
1. Mật độ dân số
+ Nước ta có MDDS cao trên thế giới: 246 người/km2 (2003)
+ MDDS nước ta ngày một tăng
2. Sự phân bố dân cư
* Phân bố
+ Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị
+ Dân cư thưa thớt ở miền núi và cao nguyên.
+ Khoảng 74% dân số sống ở nông thôn.
-> Dân cư nước ta phân bố không đều giữa các miền, vùng.
* Nguyên nhân:
+ Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng do dây là vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự cư trú và họat động kinh tế của con người. Đây cũng là vùng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời. Vùng đồng bằng tập trung nhiều đô thị, các họat động kinh tế đa dạng, cơ sở hạ tầng tốt nên ngày càng thu hút đông dân cư
+ Dân cư thưa thớt ở miền núi vì điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội không thuận lợi cho sinh hoạt và làm việc của con người. Trình độ phát triển kinh tế còn thấp, cơ sở hại tầng yếu kém nên mặc dù nhiều tài nguyên nhưng miền núi và cao nguyên vẫn có mật độ dân số thấp nhất nước ta.
2. Các loại hình quần cư (cá nhân/nhóm)
- Gv HD học sinh tìm hiểu các loại hình quần cư
- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm về các loại hình quần cư.
- GV phát phiếu cho các nhóm bàn
Nhóm 1,2: Hãy nhận xét sự phân bố đô thị ở nước ta?
Nhóm 3,4: Xác định các đô thị lớn > 1 triệu dân ở nước ta? Hãy so sánh sự khác nhau giữa quần cư đô thị và quần cư nông thôn ở nước ta?
Nhóm 5,6: Rút ra đặc điểm chung của quần cư đô thị?
Đặc điểm
Quần cư nông thôn
Quần cư
thành thị
Mật độ
Kiến trúc nhà ở
Chức năng KT chủ yếu
- HS thực hiện nhiệm vụ
- HS. Nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm BC kết quả thảo luận
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung, GV chốt kiến thức
- Sau đó GV chiếu clip hình ảnh về làng quê và một số đô thị.
II. Các loại hình quần cư
1. Quần cư nông thôn
- Người dân thường sống tập trung thành các điểm dân cư với quy mô dân số khác nhau, tên gọi khác nhau.
- Hoạt động kinh tế chủ yếu là: Nông – Lâm – Ngư nghiệp.
2. Quần cư thành thị
- Các đô thị, nhất là các đô thị lớn có mật độ dân số cao, thường tập trung ở đồng bằng, ven biển.
- Các đô thị là các trung tâm kinh tế, chính trị quan trọng.
3. Đô thị hoá (cá nhân)
- Gv HD hs tìm hiểu Đô thị hoá
? Dựa vào bảng 3.1 hãy nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta?
? Cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hoá ở nước ta như thế nào?
? Quá trình đô thị hóa cao nhưng trình độ đo thị hóa thấp gây ra những khó khăn gì?
- Hs TL – HS khác nhận xét
- Gv chuẩn xác kiến thức, bổ sung: Quỹ đất sản xuất bị thu hẹp, thiếu việc làm, vấn đề xây dựng CSHT đường, trường,trạm, nước, hệ thống cống rãnh nước thảichưa đáp ứng được yêu cầu
=> ô nhiễm môi trường, chất lượng cuộc sống chậm cải thiện
? Hãy lấy VD minh họa về việc mở rộng quy mô các thành phố?
III. Đô thị hoá
- Số dân thành thị ít và tỉ lệ dân thành thị thấp,, đang có xu hướng tăng dần
- Quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra với tốc dộ cao nhưng trình độ đô thị hóa còn thấp
- Phần lớn các đô thị thuộc loại vừa và nhỏ
Hoạt động 3. Luyện tập
Bài 1: GV chiếu bài tập, HS trả lời hoặc cho HS làm bài tập trong tập bản đồ/Chọn ý ở cột A nối với cột B sao cho đúng:
A ( Vùng )
B (Đặc điểm dân cư)
A – B
1/ Đồng bằng sông Hồng
2/ Đồng bằng sông Cửu Long
3/ Miền núi
a/ Nhà cửa đơn sơ, thoáng mát, trải dài theo kênh rạch
b/ Nhà cửa thường cách xa nhau, ở gần nguồn nước
c/ Nhà cửa kiên cố, tập trung ở các vùng đất cao
1 -
2 -
3 -
Bài 2:
- GV chiếu lược đồ phân bố dân cư. HS lên xác định trên bản đồ và trình bày sự phân bố dân cư nước ta?
Hoạt động 4. Vận dụng
? Em ở nông thôn hay thành thị? Hãy trình bày một số đặc điểm về quần cư ở địa phương em?
Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Nêu các biểu hiện chứng tỏ quy mô các thành phố hiện nay đang được mở rộng.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU
- Chuẩn bị bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống.
+ Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta?
+ Sưu tầm tranh ảnh minh họa về chất lượng cuộc sống, lao động và việc làm ở các vùng nông thôn.
....................................................................
Ngày dạy: 9A.16/09/2020 9B. 19/09/2020
Tiết 4 - Bài 4
LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được đặc điểm về nguồn lao động và việc sử dụng lao động.
- Trình bày được hiện trang chất lượng cuộc sống ở nước ta.
- Biết được sức ép của dân số đối với việc giải quyết việc làm.
2. Phẩm chất
- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước.
3. Năng lực
a. Năng lực chung
- Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo, tính toán, hợp tác, máy chiếu.
b. Năng lực đặc thù
- Sử dụng bản đồ, biểu đồ, sử dụng tranh ảnh.
5. GDMT: Mục 3. Chất lượng cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Biểu đồ cơ cấu lao động. Tranh ảnh thể hiện sự tiến bộ về nâng cao chất lượng csống, máy chiếu
2. Học sinh: SGK- Tập bản đồ, vở ghi.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại, luyện tập thực hành, hoạt động nhóm.
2. Kỹ thuật: Vở bài tập, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
? Em hãy cho biết dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì? Giải pháp?
3. Bài mới
Hoạt đông 1. Khởi động
- GV chiếu video phóng sự về tình hình lao động nước ta.
- GV trao đổi với HS về chủ đề tình hình lđ nước ta, dẫn vào bài mới.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
1. Nguồn lao động và sử dụng lao động (cá nhân/nhóm)
? Từ những số liệu về số dân và tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động ở bài học trước, em có đánh giá gì về lực lượng lao động ở nước ta?
- GV: Nước ta có khoảng 85,7 triệu người (2009) trong đó tỉ lệ người trong độ tuổi lao động là khoảng 58.4% vì thế nước ta có lực lượng lao động dồi dào với hơn 40 triệu lao động; Cùng với sự gia tăng dân số thì số người trong độ tuổi cũng tăng nhanh hay nói khác nguồn lao dông cũng tăng nhanh: Bình quân mỗi năm tăng 1,1 triệu người.
? Nguồn lao động nước ta có những mặt mạnh và hạn chế nào?
? Đặc điểm nguồn lao động đem lại những thuận lợi và khăn gì?
- Gv giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận:
- HS quan sát H 4.1
- Nhóm 1,2: Nhận xét cơ cấu lực lượng lao đông giữa thành thị và nông thôn? Giải thích nguyên nhân?
- Nhóm 3,4: Nhận xét chất lượng lao động nước ta. Giải pháp nâng cao chất lượng lao động?
- HS TL – HS nhận xét.
- GV chốt kiến thức
* Treo hình 4.2 phóng to
? Quan sát hình, nhận xét tình hình sử dụng lao động ở nước ta?
? Từ đây em có nxét chung nhất ntn về cơ cấu sử dụng lao động của nước ta? Giải thích nguyên nhân?
- HS TL
- GV chốt kiến thức.
2. Vấn đề việc làm (nhóm bàn)
? Dựa vào hiểu biết thực tế, hãy cho biết thực trạng của giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay?
- HS phát biểu.
- Gv giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận ặp đôi:
- GV cho HS quan sát BSL.
? Nhận xét về s
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_9_tiet_1_den_6_nam_hoc_2020_2021_truong_p.doc