Giáo án Địa lí Lớp 9 - Bài 31: Vùng Đông Nam Bộ - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với

việc phát triển kinh tế - xã hội.

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng; những

thuận lợi và khó khăn của chúng đối với phát triển kinh tế - xã hội.

- Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội của vùng và tác động của chúng

tới sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Biết vùng Đông Nam Bộ có nhiều tiềm năng tự nhiên như đất badan, tài

nguyên biển.

- Biết nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị ngày

càng tăng, việc BVMT trên đất liền và biển là nhiệm vụ quan trọng của vùng.

2. Kĩ năng:

- Xác định được trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng.

- Phân tích bản đồ tự nhiên, lược đồ tự nhiên hoặc Átlat Địa lí Việt Nam để

biết đặc điểm tự nhiên, dân cư của vùng.

- Phân tích bảng số liệu thống kê để biết đặc điểm dân cư, xã hội của vùng.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức học tập, yêu quý và bảo vệ tài nguyên chung của đất nước.

4. Định hướng năng lực

a. Năng lực chung

- Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù

- Rèn cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực toán học.

pdf4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 176 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 9 - Bài 31: Vùng Đông Nam Bộ - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 9A - 04/01/2020 Tiết 37- Bài 31: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. - Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng; những thuận lợi và khó khăn của chúng đối với phát triển kinh tế - xã hội. - Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội của vùng và tác động của chúng tới sự phát triển kinh tế - xã hội. - Biết vùng Đông Nam Bộ có nhiều tiềm năng tự nhiên như đất badan, tài nguyên biển. - Biết nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị ngày càng tăng, việc BVMT trên đất liền và biển là nhiệm vụ quan trọng của vùng. 2. Kĩ năng: - Xác định được trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng. - Phân tích bản đồ tự nhiên, lược đồ tự nhiên hoặc Átlat Địa lí Việt Nam để biết đặc điểm tự nhiên, dân cư của vùng. - Phân tích bảng số liệu thống kê để biết đặc điểm dân cư, xã hội của vùng. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức học tập, yêu quý và bảo vệ tài nguyên chung của đất nước. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung - Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Rèn cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực toán học. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên : - Bản đồ tự nhiên vùng Đông Nam Bộ. - Tranh ảnh các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của vùng. 2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu bài mới. III. Phương pháp, kĩ thuật 1. Phương pháp - Vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan. 2. Kĩ thuật - Chia nhóm, đặt câu hỏi. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động 1. Khởi động - GV: ĐNB là vùng phát triển rất năng động. Đó là kết quả khai thác tổng hợp thế mạnh về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trên đất liền, trên biển, cũng như về dân cư, xã hội. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV-HS Nội dung I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ GV: Treo bản đồ tự nhiên vùng Đông Nam Bộ, giới thiệu bản đồ, yêu cầu HS quan sát kết hợp H31.1(SGK): - Hãy xác định ranh giới của vùng? HS: Xác định ranh giới của vùng trên bản đồ, nêu được sự tiếp giáp. - Nêu tên và xác định vị trí các tỉnh, thành phố của vùng? HS: Nêu tên và xác định vị trí của 6 tỉnh thành phố của vùng. - Cho biết diện tích của vùng? - Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội? GV: Y/c dựa vào bảng 31.1 và hình 31.1 - Hãy nêu đặc điểm ĐK tự nhiên và thế mạnh kinh tế trên đất liền và trên biển của vùng Đông Nam Bộ? - Vì sao Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển kinh tế biển? HS: Nêu được tiềm năng kinh tế biển của vùng: thềm lục địa có nguồn dầu khí lớn đã và đang được khai thác, nguồn thủy sản, điều kiện giao thông vận tải, du lịch biển. - Quan sát hình 31.1, hãy xác định các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé. - HS xác định trên bản đồ. - Vị trí: + Phía Bắc và Đông Bắc giáp Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ. + Phía Đông Nam giáp biển. + Phía Tây Nam giáp Đồng bằng sông Cửu Long. + Phía Tây và Tây Bắc giáp Cam-Pu- Chia - Giới hạn: + Gồm: TP Hồ Chí Minh, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng tàu. + Diện tích: 23 550km2 - Ý nghĩa: + Là cầu nối giữa Tây Nguyên, DH Nam Trung Bộ với ĐB Sông Cửu Long; giữa đất liền với biển Đông giàu tiềm năng. + Là đầu mối giao lưu kinh tế- xã hội của các tỉnh phía Nam với cả nước và quốc tế qua mạng lưới các loại hình giao thông. => Nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao lưu với các nước xung quanh và với quốc tế. II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên - Thuận lợi: Điều kiện tự nhiên Thế mạnh kinh tế Vùng đất liền Địa hình thoải, đất badan, đất xám. Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn sinh thủy tốt. Mặt bằng xây dựng tốt. Các cây trồng thích hợp: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, đậu tương, lạc, mía đường, thuốc lá, hoa quả. Vùng biển Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế. Thềm lục địa nông rộng, giàu tiềm năng dầu khí Khai thác dầu khí ở thềm lục địa. Đánh bắt hải sản. Giao thông, dịch vụ, du lịch biển. - GV y hoạt động nhóm bàn 4p, cho biết: - Vì sao phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ? HS: - Cân bằng sinh thái - Duy trì nguồn sinh thuỷ - Hạn chế xói mòn đất đai => Là cơ sở để phát triển kinh tế bền vững. - Em hãy nêu những khó khăn của tự nhiên Đông Nam Bộ và hướng khắc phục? GV: Y/c dựa vào bảng 31.2 và kênh chữ SGK: - Hãy nhận xét tình hình dân cư, xã hội ở Đông Nam Bộ so với cả nước? HS: So sánh từng tiêu chí và nêu nhận xét. - Em hãy nêu những tài nguyên du lịch nhân văn của vùng? - Gv mở rộng về Bến cảng Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Nhà tù Côn Đảo cho HS. - Khó khăn: + Diện tích rừng tự nhiên ít → Bảo vệ rừng đầu nguồn. + Nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị ngày càng tăng → Bảo vệ môi trường. + Trên đất liền ít khoáng sản → Sử dụng hợp lí, tiêt kiệm. III. Đặc điểm dân cư xã hội - Đặc điểm: + Vùng có dân số đông (10,9 triệu người năm 2002), lực lượng lao động dồi dào nhất là lao động lành nghề, người dân năng động, sáng tạo; thị trường tiêu thụ rộng. + Mật độ dân số khá cao (434ng/km2). + Tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước (55,5%) + Nhiều di tích lịch sử, văn hoá để phát triển du lịch.VD: Bến cảng Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Nhà tù Côn Đảo... + ĐNB đặc biệt là Tp HCM có sức thu hút mạnh mẽ với lao động cả nước. Hoạt động 3. Luyện tập - Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ? Hoạt động 4. Vận dụng - Vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước? Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Y/c về nhà hoàn thiện bài tập 3 vào vở bài tập, học bài theo câu hỏi 1,2/SGK V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau - Tìm hiểu bài mới cho biết các trung tâm công nghiệp lớn ở Đông Nam Bộ

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_dia_li_lop_9_bai_31_vung_dong_nam_bo_nam_hoc_2019_20.pdf
Giáo án liên quan