Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 35 đến 45 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức.

- Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam.

THMT:

- Biết giá trị kinh tế của sông ngòi và việc khai thác các nguồn lợi của sông ngòi ở nước

ta.

- Biết được sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm và nguyên nhân của nó.

2. Kĩ năng.

- Rèn luyện kĩ năng đọc, tìm mối liên hệ giữa các yếu tố địa hình với mạng lưới sông ngòi.

3. Thái độ.

- Có trách nhiệm bảo vệ sông ngòi nước ta và môi trường nước để phát triển kinh tế.

4. Định hướng phát triển năng lực

a. Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác

b. Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng công cụ địa lí. Giải thích các hiện tượng tự

nhiên liên quan.

II. CHUẨN BỊ.

1. GV: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam.

- Bảng mùa lũ trên các lưu vực sông (Bảng 33- 1 sgk).

2. HS: Ngiên cứu trước bài.

III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT:

1. Phương pháp: cá nhân, nhóm

2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác,.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra 15 phút –đề và đáp án phần phụ lục)

? Nước ta có mấy mùa khí hậu? Nêu đặc trưng khí hậu từng mùa ở nước ta.

3. Bài mới.

a. KĐ: Sông ngòi là thành phần tự nhiên thể hiện quá trình tuần hoàn, trao đổi vật chất

và năng lượng rõ ràng. Hòa với dòng nước còn có cả dòng cát, dòng thuỷ sinh vật, dòng

năng lượng, dòng hoá chất tạo nên 1 dòng chảy chung vừa tuần hoàn vừa đổi mới.

pdf25 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 180 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 35 đến 45 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/ 06/ 2020 Ngày giảng: 8A2: 08/06 8A1: 09/06 Tiết 35: ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. - Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam. THMT: - Biết giá trị kinh tế của sông ngòi và việc khai thác các nguồn lợi của sông ngòi ở nước ta. - Biết được sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm và nguyên nhân của nó. 2. Kĩ năng. - Rèn luyện kĩ năng đọc, tìm mối liên hệ giữa các yếu tố địa hình với mạng lưới sông ngòi. 3. Thái độ. - Có trách nhiệm bảo vệ sông ngòi nước ta và môi trường nước để phát triển kinh tế. 4. Định hướng phát triển năng lực a. Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác b. Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng công cụ địa lí. Giải thích các hiện tượng tự nhiên liên quan. II. CHUẨN BỊ. 1. GV: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam. - Bảng mùa lũ trên các lưu vực sông (Bảng 33- 1 sgk). 2. HS: Ngiên cứu trước bài. III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: cá nhân, nhóm 2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác,... IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra 15 phút –đề và đáp án phần phụ lục) ? Nước ta có mấy mùa khí hậu? Nêu đặc trưng khí hậu từng mùa ở nước ta. 3. Bài mới. a. KĐ: Sông ngòi là thành phần tự nhiên thể hiện quá trình tuần hoàn, trao đổi vật chất và năng lượng rõ ràng. Hòa với dòng nước còn có cả dòng cát, dòng thuỷ sinh vật, dòng năng lượng, dòng hoá chất tạo nên 1 dòng chảy chung vừa tuần hoàn vừa đổi mới. b. Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: (nhóm - 25’) GV chia lớp làm 4 nhóm. Nhóm 1: Tìm hiểu về mạng lưới sông ngòi Việt Nam gọi tắt là nhóm mạng lưới. 1. Đặc điểm chung a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước. ? Tại sao nước ta rất nhiều sông suối song phần lớp là sông nhỏ, ngắn, dốc. Nhóm 2: Tìm hiểu về hướng chảy (nhóm hướng chảy). ? Vì sao đại bộ phận sông ngòi Việt Nam đều chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và phần lớn các sông đều chảy ra biển Đông. Nhóm 3: Tìm hiểu về mùa nước gọi là nhóm mùa nước . ? Tại sao sông ngòi nước ta lại có hai mùa nước khác nhau rõ rệt. Nhóm 4 : Tìm hiểu về đặc điểm phù sa gọi là nhóm “phù sa’’ ? Cho biết hàm lượng phù sa lớn có những tác động như thế nào tới thiên nhiên và đời sống dân cư đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Sau đó các nhóm thảo luận, đại diện các nhóm lên điền vào . b. Sông ngòi nước ta có 2 hướng chính TB – Đ N và hướng vòng cung c. Sông ngòi nước ta có 2 mùa nước : Mùa lũ và mùa cạn d. Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn Đặc điểm sông ngòi Việt Nam Mạng lưới dày đặc Hướng chảy TB - Đ B Vòng cung Chế độ nước chảy Mùa lũ, mùa cạn Hàm lượng phù sa lớn Mưa nhiều Nhiều đồi núi Bề ngang hẹp Núi có 2 hướng chính TB – ĐN Vòng cung Chế độ mưa theo mùa có một mùa mưa và một mùa khô 3/4 là đồi núi Mưa theo mùa ? Nhân dân ta đã tiến hành những biện pháp nào để khai thác các nguồn lợi và hạn chế tác hại của lũ lụt. Hoạt động 2: (nhóm - 12’) ? Quan sát tranh ảnh và hiểu biết của mình cho biết giá trị của sông ngòi Việt Nam. ? Dựa vào thực tế và tranh ảnh hãy mô tả nước sông ngòi khi bị ô nhiểm (Màu sắc , mùi ...) 2. Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của dòng sông . a. Giá trị kinh tế. - Thuỷ điện, thuỷ lợi, giao thông, du lịch - Cung cấp nước cho nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt.... b. Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm - Thực trạng: Nguồn nước sông đang bị ô nhiếm, nhất là ở các thành phố, các khu ? Tại sao sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm. ? Hướng giải quyết vực công nghiệp, các khu tập trung dân cư... - Nguyên nhân: + Mất rừng. + Nước thải và rác thải công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt của con người. + Vật liệu chìm đắm cản trở dòng chảy + Đánh bắt thuỷ hải sản bằng hoá chất c. Biện pháp - Tích cực phòng chống lũ lụt bảo vệ và khai thác hợp lý các nguồn lợi từ sông. - Không thải các chất bẩn xuống ao hồ, sông suối. c. Luyện tập - Giáo viên và học sinh kết luận khái quát nội dung bài học. ? Sông ngòi nước ta có đặc điểm gì ? Giá trị sông ngòi. Nêu các biện pháp khắc phục để hạn chế ô nhiễm d. Vận dụng: - Lên bản đồ xác định các hương chảy sông ngòi nươc ta? Tại sao sông ngòi nươc ta chảy theo hương đó e. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: - Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ tốt sông ngòi địa hương, chúng ta cần phải làm gì? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Học bài câu hỏi SGK - tr 120. - Đọc trước bài mới: Bài 34: Các hệ thống sông lớn ở nước ta. VI. PHỤ LỤC Kiểm tra 15 phút 1. Đề Câu 1 (6,0 điểm) Trình bày diễn biến khí hậu và thời tiết của 3 miền khí hậu trong mùa đông ở nước ta. Câu 2 (4,0 điểm) Nêu những thuận lợi, khó khăn do khí hậu mạng lại 2. Đáp án – HDC Câu Nội dung Điểm 1 (6,0 điểm) - Miền Bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc mang lại một mùa đông không thuần nhất: + Đầu đông lạnh và khô. + Cuối đông có mưa phùn ẩm ướt. - Miền Nam: Nóng khô kéo dài. - Miền Trung: Có mưa rất lớn vào các tháng cuối năm. 2,0 1,0 1,0 1,0 1,0 2 * Thuận lợi: Khí hậu nhiệt đới gió mùa là môi trường (4,0 điểm) thuận lợi cho sinh vật phát triển, cây cối quanh năm ra hoa kết quả. * Khó khăn: Thiên tai, bất trắc, thời tiết diễn biễn phức tạp. 2.0 2,0 .......................................................................................................... Ngày soạn: 06/ 06/ 2020 Ngày giảng: 8A2: 10/06 8A1: 13/06 Tiết 36: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN SINH VẬT VIỆT NAM I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Nêu được giá trị của tài nguyên sinh vật, ng/nhân của sự suy giảm tài nguyên sinh vật và sự cần thiết phải bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật ở VN. - Biết nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và luật để bảo vệ và phát triển TN rừng. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng đối chiếu, so sánh, nhận xét bảng số liệu về độ che phủ của rừng. - Tính toán và vẽ biểu đồ, phân tích về sự biến động diện tích rừng ở V/Nam. 3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ các loài động, thực vật ở địa phương, đất nước; không đồng tình, không tham gia các hoạt động phá hoại cây cối, săn bắt chim thú - Có ý thức tìm hiểu và chấp hành các chính sách, pháp luật của nhà nước về bảo vệ động, thực vật. 4. Năng lực, phẩm chất: - NL chung : giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác - NL đặc thù : tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, lược đồ. - Phẩm chất: tự tin, tự chủ, có trách nhiệm II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam. - ảnh chụp về nạn cháy, phá rừng bừa bãi ở Việt Nam. - Tranh ảnh về các sinh vật quí hiếm. 2. Học sinh: Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học: - Phương pháp: vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan, DH hợp đồng - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, chia nhóm, thảo luận nhóm, động não IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu đặc điểm chung của sông ngòi nước ta? 3. Bài mới: a. Khởi động: GV giới thiệu bài: Sinh vật nước ta rất phong phú, đa dạng và sinh trưởng rất nhanh. Chúng có giá trị như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta? Cần phải làm gì để bảo vệ và khai thác tốt hơn nguồn tài nguyên sinh vật nước ta? Đó là nội dung bài học ngày hôm nay. b. Hình thành kiến thức, kĩ năng mới: Hoạt động của GV – HS Nội dung HĐ 1: Cặp đôi – 15 phút - PP: DH hợp đồng - KT: hoạt động nhóm - GV kiểm tra việc thực hiện gói hợp đồng của HS. - GV t.c cho hs thảo luận Cặp đôi - 2p thống nhất nội dung. - HS 1 nhóm lên thanh lí hợp đồng: - Theo em, TNSV nước ta (TV + ĐV) có những giá trị gì? - Lấy ví dụ chứng minh? - Các nhóm còn lại nx, bổ sung. - GV nhận xét, chốt kt, thu phiếu của các nhóm. ? Từ đó em hiểu được gì về giá trị của TNSV nước ta? HĐ2: Nhóm – 15 phút - PP: vấn đáp, hoạt động nhóm - KT: đặt câu hỏi, chia nhóm, TL nhóm ? Dựa vào kênh chữ sgk + bảng số liệu BT3 nêu hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng ở nước ta? GV bổ sung: S rừng theo đầu người ở VN là 0,1ha/người (thấp nhất ĐNA là 0,07 ha/người), thấp hơn trị số TB của châu á: 0,4 ha/người. Và chỉ = 1/10 trị 1. Giá trị của tài nguyên sinh vật * Kinh tế - Cung cấp gỗ, lt-tp, thuốc chữa bệnh, bồi dưỡng sức khoẻ, nguyên liệu sản xuất. * Văn hoá du lịch - Sinh vật cảnh, tham quan du lịch, an dưỡng, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, cảnh quan thiên nhiên. * Môi trường - Điều hoà khí hậu tăng lượng ôxi, giảm ô nhiễm không khí - ô nhiễm MT, giảm nhẹ thiên tai, hạn hán, ổn định độ phì của đất. -> Nguồn TNSV nước ta có giá trị lớn cả về kinh tế, văn hóa du lịch, bảo vệ môi trường. 2. Bảo vệ tài nguyên rừng số TB của TG – 1,6ha/người. S rừng ở VN bị thu hẹp nhanh chóng: + 1943: còn 1/2 S lãnh thổ còn rừng che phủ (14,3 triệu ha) + 1973: còn 1/3 S lãnh thổ.... phủ + 1983: còn 1/4 S lãnh thổ... phủ * Tổ chức TL nhóm (5p): ? Nêu nguyên nhân của hiện trạng TN rừng nước ta? (Tsao gđoạn 1943 – 1993 rừng bị suy giảm? từ năm 1993 diện tích rừng của VN lại tăng?) ? Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng? - HS các nhóm TL, đại diện nhóm báo cáo, các nhóm nx, bổ sung. GV nx, chốt. HĐ 3: Cá nhân – 10 phút - PP: trực quan, vấn đáp - KT: đặt câu hỏi, động não ? Mất rừng sẽ gây ra hậu quả ntn tới tài nguyên ĐV nước ta? HS: mất nơi cư trú, hủy hoại hệ sinh * Hiện trạng - Rừng tự nhiên nước ta bị suy giảm theo thời gian cả về S rừng & chất lượng rừng. Có 10 triệu ha đất trống đồi trọc. - 1943 - 1983: S rừng suy giảm nghiêm trọng - 1993 -> 2001 diện tích rừng đã tăng trở lại. - Tỉ lệ che phủ rừng: 33 -35 % diện tích đất tự nhiên. Năm 2014: 41% (Số liệu 28/11/2014) * Nguyên nhân: - Do hậu quả chiến tranh. - Cháy rừng. - Chặt phá quá mức tái sinh. - Quản lí còn bất cập. * Biện pháp - Sử dụng hợp lí rừng đang khai thác - Tuyên truyền nâng cao ý thức người dân. - Bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ đa dạng sinh học. - Triển khai Luật bảo vệ và phát triển rừng, tiến hành giao quyền sd đất và bảo vệ rừng cho người dân. - Nâng độ che phủ rừng cả nước lên 45- 50%, vùng núi phải đạt 70-80%. 3. Bảo vệ tài nguyên động vật - Do phá rừng nên ĐV mất nơi cư trú, nhiều loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. - Nguồn lợi thuỷ hải sản bị giảm sút nhanh thái, giảm sút và tuyệt chủng các loài ĐV,... ? Kể tên một số loài có nguy cơ tuyệt chủng? (tê giác, trâu rừng, bò tót,...) GV giới thiệu ảnh 1 số ĐV quý hiếm ? Chúng ta có biện pháp gì bảo vệ tài nguyên sinh vật? GV gd ý thức cho hs. chóng. - Biện pháp: + Không phá rừng, không bắn giết động vật, bảo vệ tốt môi trường. + Xây dựng nhiều khu bảo tồn thiên nhiên vườn quốc gia để bảo vệ ĐV, nguồn gen ĐV.. c. Luyện tập: - Hướng dẫn HS làm BT 3: + Cách tính tỉ lệ che phủ rừng: Tỉ lệ che phủ rừng (%) = S rừng: S tự nhiên x 100 + Vẽ biểu đồ cột, nhận xét. d. Vận dụng: GV tổ chức trò chơi : Ai biết nhiều nhất ? Hs 4 nhóm thi tìm tên các loài Đ-TV quý của VN (có trong sách đỏ, sách xanh VN) - ĐV: gà lôi lam mào trắng, voọc mũi hếch Bắc Bộ, Sao La, Bò rừng xoăn, Báo hoa mai, báo gấm, bào ngư hình bầu dục, cá chình hoa, cá cóc Tam Đảo, cá lăng, cốc đế, cò nhạn, công, đồi mồi dứa, ếch xanh, giun xanh, hươu sao, hươu vàng, khỉ mốc, khướu đầu đen, ... - TV: thông 5 lá đà lạt, thông đỏ, cẩm lai, chò đãi, dẻ tùng, trầm hương, hoa tiên, lim xanh, pơmu, tắc, hoàng đàn, bách xanh, kiền kiền, trúc vuông, trúc đen, trúc hóa long,.. e. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: - Tìm đọc Sách Đỏ Việt Nam. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Học bài, hoàn thành các bài tập - Chuẩn bị bài: Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam + Đọc SGK, trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài. Tiết 36: BÀI TẬP I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức. - Củng cố và khắc sâu kiến thức về địa lí tự nhiên cho hs. 2. Kĩ năng. Phát triển kĩ năng phân tích, tổng hợp, tư duy. 3. Thái độ. nâng cao ý thức học bài của học sinh. 4. Định hướng phát triển năng lực a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác b) Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng công cụ địa lí. II. CHUẨN BỊ Hệ thống bài tập III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: cá nhân 2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác,... IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ. ( Kiểm tra 15’ - Đề và đáp án ở phần phụ lục ). 3. Bài mới. HĐ1: KĐ: GV nêu yêu cầu của tiết học. HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: GV yêu cầu hs vận dụng kiến thức đã học thảo luận theo nhóm để làm một số bài tập sau. I. Bài tập * Dạng 1: Khoanh tròn vào ý câu trả lời em cho là đúng: Câu 1: Địa hình nước ta đa dạng nhiều kiểu loại, trong đó quan trọng nhất là địa hình đồi núi vì: a. Đồi núi chiếm 3/4 lãnh thổ đất liền, là dạng phổ biến nhất b. Đồi núi phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau, thấp dần ra biển c. Đồi núi ảnh hưởng đến cảnh quan chung d. Nền móng các đồng bằng cũng là miền núi sụt võng, tách dần được phù sa bồi đắp. Câu 2: nước ta có 2 mùa rõ rệt phù hợp với 2 mùa gió a. Mùa đông lạnh khô có gió mùa ĐB b. Mùa xuân ấm áp có gió mùa TN c. Mùa hạ nóng ẩm có gió mùa TN d. Mùa thu mát mẻ có gió Đông Nam Câu 3: Sự thất thường biến động của khí hậu nước ta thể hiện a. Lượng mưa thay đổi trong các năm b. Mùa hè nóng, mùa đông lạnh c. Năm mưa nhiều, năm khô hạn, năm bão nhiều, bão ít d. Miền Bắc mùa đông lạnh năm rét sớm năm rét muộn Câu 4: Những nhân tố làm thời tiết khí hậu nước đa dạng và thất thường a. Vị trí địa lí b. Gần biển, xa biển c. Địa hình, hoàn lưu gió d. Thẩm T bị thay đổi. Câu 5: Đặc điểm của gió mùa đông bắc thổi vào nước ta a. Gió mùa đông bắc thổi vào nước ta có đặc điểm lạnh khô b. Gió mùa đông bắc qua biển thổi vào nước ta có đặc điểm ấm áp, ẩm c. Gió mùa đông bắc tràn về từng đợt -> nền to giảm xuống thấp trong năm ở mọi nơi trên đất nước ta d. Gió mùa Đông bắc không ảnh hưởng đến khu vực Nam Bộ Câu 6: Nam bộ có mưa rào, mưa dông vào : a. Mùa gió Đông bắc c. Mùa có thời tiết nóng khô b. Mùa gió Tây Nam d. Mùa từ T11- T4 * Dạng 2 Bài 2 (sgk - 129), Vẽ biểu đồ hình tròn Chú giải: Biểu đồ cơ cấu diện tích của 3 nhóm đất chính của nước ta. Nhận xét: Trong ba nhóm đất chính ở nước ta thì nhóm đất ferarit chiếm diện tích lớn nhất ( 65%), tiếp theo là nhóm đất phù sa chiếm (24%), cuối cùng là đất tự nhiên (11%). HĐ 3: Luyện tập - Giáo viên và học sinh kết luận khái quát nội dung bài học. GV nhận xét ý thức hoạt động của hs và nhắc nhở các nhóm hoạt động chưa tốt. HĐ 4: Vận dụng: ? HS nhận xét đươc biểu đồ cơ cấu diện tích của 3 nhóm đất chính của nước ta. HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: GV hd hs về nhà thực hiện: - Yêu cầu hs làm thêm bài 3 sgk trang 135. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: Về nhà học bài và xem trước bài mới: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. VI. PHỤ LỤC. Kiểm tra 15 phút 1. Đề bài: Câu 1: ( 5 điểm) Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm được thể hiện như thế nào trong các thành phần tự nhiên Việt Nam. Câu 2: ( 5 điểm) Là đất nước ven biển VN có thuận lợi, khó khăn gì trong sự phát triển kinh tế. 2. Đáp án - Hướng dẫn chấm. Câu Nội dung Điểm 1 ( 5 điểm) Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm được thể hiện trong các thành phần tự nhiên Việt Nam là. - Khí hậu: Nóng ẩm và mưa nhiều. 1,0 - Địa hình: Lớp vỏ phong hoá dày. 1,0 - Thuỷ chế sông ngòi: Có hai mùa nước khác nhau. (Mùa lũ và mùa cạn. 1,0 - Thực, động vật: Phong phú và đa dạng. 1,0 - Thổ nhưỡng: Chủ yếu là đất ferarit. 1,0 2 ( 5 điểm) * Là đất nước ven biển VN có thuận lợi sau: - Là nơi du lịch, an dưỡng, nghỉ ngơi. 1,0 - Có địa hình ven biển đa dạng, đặc sắc. 1,0 - Tài nguyên khoáng sản phong phú. 1,0 - Hệ sinh thái ven biển phát triển. 1,0 * Khó khăn: Thiên tai, môi trường hệ sinh thái rễ biến đổi. 1,0 Ngày soạn: /2/2020 Ngày giảng: 8A5: / /2020 Tiết 41 - Bài 41: MIỀN BẮC VÀ ĐÔNG BẮC BẮC BỘ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức - HS trình bày được vị trí và phạm vi lãnh thổ của miền - Trình bày được các đặc điểm nổi bật về địa lí tự nhiên của miền. - Là miền có nhiều khoáng sản, nhiều cảnh đẹp nổi tiếng, song nhiều nơi môi trường đã bị ô nhiễm cần phải bảo vệ môi trường. 2. Kĩ năng. - Rèn kỹ năng phân tích số liệu về biến động tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng. - Nhận biết hiện tượng xói mòn đất và ô nhiễm môi trường. 3. Thái độ: - Nghiêm túc, tích cực học tập, hợp tác hoạt động nhóm 4. Định hướng phát triển năng lực a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác b) Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng công cụ địa lí. II. CHUẨN BỊ GV: Bản đồ miền Bắc và đông bắc Bắc Bộ. HS: Nghiên cứu trước bài. III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: cá nhân, vấn đáp, cặp 2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác,... IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài mới. 3. Bài mới: HĐ1: KĐ: Việt Nam được chia thành ba miền địa lí tự nhiên. Mỗi miền có những nét nổi bật về cảnh quan tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của GV và Học sinh Nội dung Hoạt động 1: (Cá nhân - 7’) ? Xác định vị trí và giới hạn của vùng? ? Vị trí đó có ảnh hưởng gì đến khí hậu? ? Tiếp giáp với vùng nào? quốc gia nào? Hoạt động 2: (Cặp - 13’) ? Địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc 1. Vị trí và phạm vi lãnh thổ - Gồm khu vực đồi núi tả ngạn Sông Hồng và khu vực đồng bằng Bắc Bộ 2. Địa hình phần lớn là đồi núi thấp với nhiều cánh cung núi mở rộng về phía bắc và quy tụ về Tam Đảo - Địa hình có bốn cánh cung lớn: S.Gâm, Bộ có đặc điểm gì nổi bật? ? Đọc tên các dãy núi, sơn nguyên, đồng bằng, bồn địa, đảo, quần đảo của miền? - HS đọc tên các dãy núi, sơn nguyên, đồng bằng, bồn địa, đảo, quần đảo của miền. ? Địa hình ở đây có mấy dạng? Đặc điểm của từng dạng địa hình? ? Hướng nghiêng của địa hình? (Hướng tây bắc - đông nam) (Học sinh trình bày nhận xét lẫn nhau, giáo viên kết luận) ? Để phòng chống lũ lụt ở Đồng bằng Sông Hồng nhân dân ta đã làm gì? HS trả lời: Đắp đê, xây hồ chứa nước, trồng rừng đầu nguồn...) Hoạt động 3: (Cá nhân - 10’) ? Vị trí địa lí, địa hình đã ảnh hưởng hưởng như thế nào đến khí hậu cảu vùng? ? Khí hậu có ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân ta như thế nào? ? Vì sao tính nhiệt đới của miền bị giảm sút mạnh về mùa đông. Vì: Vị trí địa lí chịu ảnh hưởng trực tiếp gió mùa đông bắc. - Địa hình đồi núi thấp, dãy núi hình cánh cung mở rộng về phía bắc đón gió đông bắc tràn về . Hoạt động 4: (Cặp - 7’) Dự vào thông tin sgk + Kiến thức đã học cho biết ? Vùng có những tài nguyên gì? Giá trị kinh tế. ? Kể tên những cảnh đẹp nổi tiếng? Giá trị kinh tế? ? Khó khăn thiên nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ gặp phải. ? Cần làm gì để bảo vệ tài nguyên môi trường? Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. - Các đảo, quần đảo ở ngoài Vịnh Bắc Bộ. - Đồng bằng Sông Hồng. - Có hai hệ thống sông lớn: Sông Hồng và Sông Thái Bình. Thường xảy ra lũ lụt. - Hường nghiêng của địa hình: Tây Băc – Đông Nam, vòng cung. 3. Tính chất nhiệt đới giảm sút mạnh mẽ, mùa đông lạnh nhất cả nước. - Mùa đông nhiệt độ thấp nhất cả nước và kéo dài. - Mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều 4. Tài nguyên phong phú đa dạng, nhiều cảnh đẹp nổi tiếng. - Nhiều khoáng sản nhất nước (Than – Quảng Ninh, Quặng sắt -.Thái nguyên, apatít – Lào Cai) - Nhiều cảnh đẹp nổi tiếng như Vịnh Hạ Long. Hồ Ba Bể, Các VQG Cúc Phương, Tam Đảo... * Khó khăn: Bão lũ, hận hán, giá rét HĐ 3: Luyện tập - GV - HS kết luận nội dung bài học - HS đọc chữ đỏ trong SGK Câu 1: Tính nhiệt đới gió mùa của MB & ĐBBB bị giảm sút mạnh vì. a. Nằm ở vĩ độ cao nhất nước ta giáp với vùng ngoại chí tuyến. b. Chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa ĐB lạnh. c. Có độ cao lớn nhất nước ta. d. Các dãy núi mở rộng phía Bắc tạo đk cho gió mùa ĐB vào sâu. HĐ 4: Vận dụng: ? Kể tên những cảnh đẹp nổi tiếng? Giá trị kinh tế? HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: ? Cần làm gì để bảo vệ tài nguyên môi trường? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Về nhà học bài. - Đọc trước bài miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Ngày soạn: /2/2020 Ngày giảng: 8A5: / /2020 Tiết 42 - Bài 42: MIỀN TÂY BẮC VÀ BẮC TRUNG BỘ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức: Sau bài học, học sinh cần - Trình bày được vị trí và phạm vi lãnh thổ của miền. - Trình bày được các đặc điểm nổi bật về địa lí tự nhiên của miền. - Biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra và vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai của miền. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện củng cố kỹ năng phân tích mối liên hệ thống nhất giữa các thành phần tự nhiên. - Xác định trên bản đồ các bãi tắm, vườn quốc gia. 3. Thái độ: - Tích cực học tập, hợp tác hoạt động nhóm. Ý thức bảo về tài nguyên môi trường 4. Định hướng phát triển năng lực a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác b) Năng lực đặc thù: Năng lực tư duy. II. CHUẨN BỊ: GV: Bản đồ miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. HS: Nghiên cứu trước bài ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: cá nhân, cặp, 2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác,... IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ ? Trình bày đặc điểm nổi bật của tự nhiên miền Bắc và đông bắc bắc bộ? ? Vì sao tính chất nhiệt đới lại giảm sút mạnh vào mùa đông? 3. Bài mới: HĐ1: KĐ: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là cầu nối giữa hai miền phía bắc và phía nam. Thiên nhiên ở đây có nhiều nét độc đáo và phức tạp. HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. HĐ của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: (Cá nhân - 5’) GV treo BĐ miền, giới thiệu sơ lược (H14.1) ? Xác định vị trí, giới hạn của miền TB - BTB. ? Vị trí đó có ảnh hưởng gì đến việc hình 1. Vị trí, phạm vi lãnh thổ - Gồm hữu ngạn Sông Hồng từ Lai Châu đến TT- Huế. thành các cảnh quan của miền ? (tiếp giáp, kéo dài 7 vĩ tuyến) Hoạt động 2: (Cặp - 8’) ? Địa hình của miền có đặc điểm gì nổi bật so với vùng khác ? ? Tìm trên bản đồ những dãy núi, CN, sông lớn của miền theo hướng TB - ĐN ? - GV gọi 1 đến 2 hs lên bảng xác định trên bản đồ. Hoạt động 3: (Cặp - 8’) ? Với đặc điểm địa hình như vậy có ảnh hưởng gì đến khí hậu của miền ? - Dựa vào H42-1, 42-2 kết hợp bản đồ TNVN, ND SGK và những kiến thức đã học: ? Cho biết tại sao mùa Đông của miền ngắn gọn hơn, ấm hơn miền Bắc - ĐBBBộ (so cùng vĩ độ). ? Giải thích hiện tượng gió Tây khô nóng ? ? Nhận xét chế độ mưa của miền ? Chế độ mưa có ảnh hưởng gì đến chế độ nước của sông ngòi ? (Dãy HLS chắn gió ĐB từ cao áp Bắc Á về gió Tây Nam thổi từ vịnh Bengan qua đồng bằng Cam Pu Chia, Hạ Lào trút mưa ở tây tây Trường Sơn => gió khô, nóng) (H/S trao đổi, phát biểu, giáo viên kết luận). Hoạt động 4: (Cặp - 8’) ? Miền có những tài nguyên gì? Thuận lợi để phát triển ngành kinh tế nào? (Phát triển ngành thủy điện) ? So sánh vấn đề khai thác tài nguyên của miền với miền bắc và đồng bằng Bắc Bộ? ( Năng lượng, khoáng sản, sinh vật, biển, du lịch ). Hoạt động 5: (Cả lớp - 8’) GV: Miên Tây Bắc và BTB giàu tài nguyên 2. Địa hình cao nhất Việt Nam - Nhiều núi cao, thung lũng sâu. - Các dãy núi, dòng sông chạy theo hướng TB - ĐN. - Núi cao ăn sát biển tạo thành đồng bằng nhỏ hẹp (ven biển). 3. Khí hậu đặc biệt do tác động của địa hình. - Do ảnh hưởng của địa hình nên miền có mùa đông đến muộn và kết thúc sớm, nhiệt độ cao hơn miền bắc và ĐBBBộ (ở cùng vĩ độ và độ cao ) - Mùa hè có gió Tây khô nóng. - Mùa mưa chậm dần từ Bắc vào Nam. -Thường xuyên có bão, lũ lụt. 4. Tài nguyên phong phú và đa dạng đang được điều tra khai thác. - Tài nguyên phong phú đa dạng, đặc biệt tiềm năng thuỷ điện. - Các tài nguyên của miền khai thác còn chậm, quá ít. 5. Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. nhưng đầy rẫy những thiên tai, vấn đề đặt ra hàng đầu cho miền khi phát triển kinh tế - xã hội là phải đảm bảo về môi trường và phòng chống thiên tai. ? Cho biết những thiên tai thường xẩy ra ở đây? ? Để phát triển kinh tế bền vững miền cần phải làm gì để bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai? - khôi phục phát triển rừng là khâu then chốt. - Tích cực bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái ven biển. - Sẵn sàng phòng chống và bảo vệ thiên tai. HĐ 3: Luyện tập - Cho học sinh kết luận nội dung bài. - Đọc chữ xanh trong sách giáo khoa. - Giáo viên tổng kết bài. Câu 1: Chọn đáp án đúngnhất: Mùa đông miền TB & BTB đến muộn và kết thúc sớm hơn miền Bắc & ĐBBB vì: a. Là miền có địa hình cao

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_dia_li_lop_8_tiet_35_den_45_nam_hoc_2019_2020_truong.pdf
Giáo án liên quan