I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức.
- HS trình bày được vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ của nước ta.
- Nêu được ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta về mặt tự nhiên, kinh tế - Xã hội.
- Trình bày được đặc điểm lãnh thổ nước ta.
2. Kĩ năng.
Có kĩ năng phân tích mối liên hệ địa lý, xử lý số liệu.
3. Thái độ.
HS thêm yêu đất nước Việt Nam.
4. Định hướng phát triển năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác
b) Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng công cụ địa lí.
II. CHUẨN BỊ.
GV: Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
HS: Đọc trước bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: cá nhân, vấn đáp, nhóm
2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác,.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra 15 phút)
3. Bài mới
HĐ1: KĐ: Vị trí hình dạng, kích thức lãnh thổ là những yếu tố địa lí góp phần hình thành nên đặc điểm chung của thiên nhiên và có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi hoạt động kinh tế xã hội của nước ta.
11 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 213 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 25 đến 28 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 8A5: ...../5/2020
ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
Tiết 25 - Bài 23: VỊ TRÍ, GIỚI HẠN, HÌNH DẠNG LÃNH THỔ VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức.
- HS trình bày được vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ của nước ta.
- Nêu được ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta về mặt tự nhiên, kinh tế - Xã hội.
- Trình bày được đặc điểm lãnh thổ nước ta.
2. Kĩ năng.
Có kĩ năng phân tích mối liên hệ địa lý, xử lý số liệu.
3. Thái độ.
HS thêm yêu đất nước Việt Nam.
4. Định hướng phát triển năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác
b) Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng công cụ địa lí.
II. CHUẨN BỊ.
GV: Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
HS: Đọc trước bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: cá nhân, vấn đáp, nhóm
2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác,...
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra 15 phút)
3. Bài mới
HĐ1: KĐ: Vị trí hình dạng, kích thức lãnh thổ là những yếu tố địa lí góp phần hình thành nên đặc điểm chung của thiên nhiên và có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi hoạt động kinh tế xã hội của nước ta.
HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: (Cặp - 18’)
HS dựa vào H23.1; H 23.2 trả lời câu hỏi
? Xác định các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền.
? Diện tích phần đất liền?
? Từ Bắc vào Nam, phần đất liền nước ta kéo dài bao nhiêu vĩ độ, nằm trong đới khí hậu nào.
? Từ Tây sang Đông phần đất liền nước ta mở rộng bao nhiêu kinh độ.
? Diện tích phần biển?
? Tên 2 quần đảo lớn nhất Việt Nam thuộc tỉnh nào?
Sau khi HS trình bày và chỉ bản đồ
GV chuẩn xác kiến thức
? Nêu đặc điểm của vị trí địa lý Việt Nam về mặt tự nhiên.
? Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lý Việt Nam tới môi trường tự nhiên. Cho ví dụ?
? HSKG: Những đặc điểm nêu trên của vị trí địa lí có ảnh hưởng gì tới môi trường tự nhiên nước ta? Cho ví dụ.
Hoạt động 2: (Cá nhân - 15’)
? Đặc điểm lãnh thổ nước ta.
HS dựa vào H23.2 cho biết :
? Với hình dạnh lãnh thổ có ảnh hưởng gì tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải nước ta.
? Vịnh biển đẹp nhất nước ta là vịnh nào? Vịnh đó đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới năm nào?
(Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1994)
1.Vị trí và giới hạn lãnh thổ
* Phần đất liền :
Cực Bắc: Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang.
Cực Nam: Đất Mũi, Ngọc hiển, Cà Mau.
Cực Tây: Sín Thầu, Mường Nhé, Điện Biên.
Cực Đông: Vạn Thanh, Vạn Ninh, Khánh Hòa.
+ Diện tích : 329.247 km2
+ Toạ độ địa lý :
vĩ độ 8034BB’ đến 23023’B
Kinh độ 102010’Đ đến 109020’Đ
* Phần biển.
Diện tích hơn 1 triệu km2, có 2 quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh hòa).
* Vùng trời.
- Vùng trời VN là khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; Trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.
* Đặc điểm của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên.
- VN nằm trong vùng nội trí tuyến.
- Nước ta nằm trong khu vực gió mùa Đông Nam Á, nên thuận lợi trong giao lưu và hợp tác phát triển kinh tế.
- Gần trung tâm khu vực ĐNÁ.
- Cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước ĐNÁ đất liền và ĐNÁ hải đảo.
2. Đặc điểm lãnh thổ.
a. Phần đất liền.
- Kéo dài theo chiều Bắc – Nam (1650 km), đường bờ biển hình chữ S dài 3260 km, đường biên giới trên đất liền dài trên 4600 Km
b. Phần Biển Đông.
- Thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng rất về Đông và Đông Nam, có nhiều đảo và quần đảo.
- Biển Đông có ý nghĩa chiến lược đồi với cả nước ta về mặt an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế.
HĐ 3: Luyện tập
- Giáo viên và học sinh kết luận khái quát nội dung bài học.
- Hoc sinh đọc chữ đỏ trong SGK.
? Chỉ trên bản đồ và mô tả vị trí địa lý Việt Nam .
HĐ 4: Vận dụng:
? Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lý, hình dạng lảnh thổ đối với tự nhiên, kinh tế nước ta.
HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo:
GV hd hs về nhà thực hiện:
- Ngoài phát triển kinh tế, biển còn có ý nghĩa về mặt nào?
- Hãy cho biết một số thiên tai thường gặp ở vùng biển nước ta
- Môi trường vùng biển nước ta như thế nào?
- Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ tốt môi trường biển, chúng ta cần phải làm gì?
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU:
- HS học bài và làm bài tập 2,3 trang 86 SGK.
- Nghiên cứu trước bài mới: Bài 24: Vùng biển Việt Nam.
VI. PHỤ LỤC: Kiểm tra 15 phút.
1. Đề bài:
? Cho biết một số thành tựu nổi bật của nền kinh tế xã hội nước ta trong thời gian qua.
2. Đáp án và hướng dẫn chấm.
Nội dung
Điểm
* Những thành tựu nổi bật của nền kinh tế xã hội nước ta trong thời gian qua.
+ Thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội kéo dài. Nền kinh tế phát triển ổn định với gia tăng GDP hơn 7% /năm. Đời sống nhân dân được ổn định cải thiện.
+ Từ chỗ thiếu ăn, phải nhập khẩu lương thực, nước ta đã trở thành 1 trong 3 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới .
+ Nền công nghiệp phát triển nhanh từng bước thích nghi với nền kinh tế thị trường nhất là các ngành then chốt: Dầu khí, than, thép, xi măng, giấy, đường ..
+ Các nghành dịch vụ phát triển mạnh, ngày càng đa dạng phục vụ đời sống và sản xuất.
+ Nền kinh tế nhiều thành phần được xác lập cho phép sử dụng tốt các nguồn lực trong và ngoài nước.
2,0
2,0
2,0
2,0
2,0
Ngày soạn: 4/ 5 /2020
Ngày giảng: 8A5:.... /5/2020
Tiết 26 - Bài 24: VÙNG BIỂN VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức.
- Trình bày được một số đặc điểm của Biển Đông và vùng biển nước ta.
- Biết nước ta có nguồn tài nguyên biển phong phú, đa dạng; một số thiên tai thường xảy ra trên vùng biển nước ta; sự cần thiêt phải bảo vệ môi trường biển.
THMT: Nâng cao nhận thức bảo vệ về vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
2. Kĩ năng.
Rèn kĩ năng đọc các lược đồ nhiệt độ nước biển tầng mặt, dòng biển theo mùa trên Biển Đông.
3. Thái độ.
Có ý thức xây dựng và bảo vệ vùng biển giàu đẹp của biển Việt Nam.
4. Định hướng phát triển năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác
b) Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng công cụ địa lí.
II. CHUẨN BỊ.
GV: Bản đồ tự nhiên Việt Nam
Tranh ảnh về tài nguyên và cảnh đẹp của vùng biển Việt Nam.
HS: Học bài và đọc trước bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: cá nhân, vấn đáp, nhóm
2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác,...
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
? Xác định vị trí địa lý nước ta trên bản đồ thế giới.
? Vị trí và hình dạng lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?
3. Bài mới.
HĐ1: KĐ: Muốn hiểu đầy đủ thiên nhiên Việt Nam cần phải nghiên cứu kĩ Biển Đông. Vì biển chiếm 3/4 lãnh thổ nước ta, tính biển là một nét nổi bật của thiên nhiên Việt Nam. Vai trò của biển Đông ngày càng trở lên quan trọng trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: (Cá nhân/nhóm - 30’)
- GV giới thiệu kênh hình, liên hệ thực tế và rút ra kết luận.
? Cho biết phần biển Việt Nam nằm trong biển Đông có diện tích là bao nhiêu km2, tiếp giáp với vùng biển của những nước nào.
HS trả lời – GV chuẩn xác kiến thức.
- HS dựa vào H24.2 kết hợp với nội dung SGK nghiên cứu về khí hậu thuỷ văn theo dàn ý :
+ chế độ gió : Các loại gió, hướng gió. So sánh gió trên biển và trên đất liền.
+ Chế độ nhiệt
? Nhiệt độ đó thay đổi như thế nào của nước biển tầng mặt.
+ Chế độ mưa
HS dựa vào H24.3 cho biết
+ Hướng chảy của các dòng hải lưu trên biển Đông ở 2 mùa.
+ Chế độ thuỷ triều
+ Độ muối trung bình của nước biển
Sau đó cho các đại diện nhóm trình bày bổ sung
- GV chuẩn xác kiến thức .
Hoạt động 2: (Cặp - 10’)
- Dựa vào vốn hiểu biết và kiến thức đã hoc cho biết.
? Vùng biển nước ta có những tài nguyên gì. Chúng là cơ sở để phát triển những ngành kinh tế nào?
? Khi phát triển kinh tế biển chúng ta gặp khó khăn gì do tự nhiên gây nên.
? Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ môi trường biển, chúng ta phải làm gì.
Các cặp báo cáo, GV chuẩn xác kiến thức.
1. Đặc điểm chung của biển Việt Nam
a. Diện tích giới hạn
- Biển Đông là một biển lớn có diện tích : 3.447.000 km2 là biển lớn tương đối kín, nằm trải rộng từ xích đạo tới chí tuyến Bắc.
- Vùng biển Việt nam là một bộ phận của biển Đông, diện tích khoảng 1 triệu Km2 .
b. Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển.
* Đặc điểm khí hậu .
+ Chế độ gió:
- Gió đông bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 4.
- Gió tây nam thổi từ tháng 5 đến tháng 9.
- Gió trên biển manh hơn trên đất liền.
- Biển nóng quanh năm.
+ Chế độ nhiệt: Biên độ nhiệt trong năm nhỏ. Nhiệt độ trung bình của nước biển tầng mặt là trên 230C.
+ Chế độ mưa: Đạt từ 1100 đến 1300mm/năm.
- Mưa ở biển ít hơn đất liền.
* Đặc điểm hải văn của Biển Đông.
+ Dòng biển: tương ứng 2 mùa gió
- Dòng biển mùa đông: Hướng ĐB - TN
- Dòng biển mùa hè: Hướng TN- ĐB
- Độ muối TB : 30 - 33o/oo
-Thuỷ triều phức tạp và độc đáo.
2. Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển của Việt Nam
a. Tài nguyên biển.
- Vùng biển Việt Nam rộng gấp 3 lần đất liền có giá trị lớn về kinh tế và tự nhiên là cơ sở để phát triển nhiều ngành kinh tế đặc biệt là đánh bắt hải sản, khai thác dầu khí.
b. Môi trường biển
- Cần có kế hoạch khai thác nguồn biển và bảo vệ môi trường biển để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
HĐ 3: Luyện tập
- Giáo viên và học sinh kết luận khái quát nội dung bài học.
Chọn đáp án đúng nhất.
Câu 1: Nội dung nào không phải là đặc điểm của biển Đông.
a. Biển lớn tương đối kín c. Chỉ có chế độ tạp triều
b. Độ muối TB 30 - 33o/oo d. Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa
Câu 2: Tại sao nói biển Đông là một ổ bão
a. Biển Đông là nơi gặp nhau của các ròng và hội tụ nhiệt đới
b. Biển Đông có nhiều bão vào mùa hè và mùa thu
c. Biển Đông là biển nông, là nơi gặp nhau của các luồng gió và các khối khí
d. Biển Đông có những vực biển sâu trên thế giới
HĐ 4: Vận dụng:
Địa phương em đã có những biện pháp nào nhằm bảo vệ môi trường trong sạch của dòng sông.
HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo:
GV hd hs về nhà thực hiện:
- Ngoài phát triển kinh tế, biển còn có ý nghĩa về mặt nào?
- Hãy cho biết một số thiên tai thường gặp ở vùng biển nước ta
- Môi trường vùng biển nước ta như thế nào?
- Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ tốt môi trường biển, chúng ta cần phải làm gì?
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU:
- Học bài trả lời các câu hỏi sgk trang 91
- Nghiên cứu trước bài mới: đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam.
Ngày soạn: 09/5/2020
Ngày giảng: 8A5: ..../5/2020
Tiết 27 - Bài 26: ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức.
- Biết nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng;
THMT
- Biết khoáng sản là tài nguyên quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước, là loại tài nguyên không thể phục hồi, trong đó một số loại khoáng sản của nước ta đang có nguy cơ cạn kiệt. Vì vậy, cần phải khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên này.
2. Kĩ năng.
- Nhận xét sự phân bố khoáng sản nước ta.
- Rèn kĩ năng khai thác kiến thức từ bản đồ, Atlat
3. Thái độ.
Không đồng tình với việc khai thác khoáng sản trái phép.
4. Định hướng phát triển năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác
b) Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng công cụ địa lí.
II. CHUẨN BỊ
GV: Bản đồ tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam.
HS: Học bài và đọc trước bài mới
III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: cá nhân, vấn đáp, cặp
2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác,...
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra Bài cũ:
? Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam.
3. Bài mới.
HĐ1: KĐ: Đất nước ta có lịch sử phát triển qua hàng trăm triệu năm, cấu trúc địa chất phức tạp. Nước ta lại nằm ở khu vực giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn của thế giới là địa trung hải và Thái Bình Dương. Điều đó có ảnh hưởng đến tài nguyên khoáng sản của nước ta như thế nào.
HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: (Cặp - 15’)
Cho yêu cầu HS dựa vào H26.1 thảo luận theo cặp những nội dung sau.
? Xác định các mỏ khoáng sản lớn ở nước ta.
? Nêu nhận xét và giải thích về tài nguyên khoáng sản Việt nam.
? Hãy chứng minh sự giàu có về tài nguyên khoáng sản ở nước ta.
? Tại sao nước ta lại giàu tài nguyên khoáng sản
(Vì Việt nam là nước có lịch sử địa chất kiến tạo lâu dài, phức tạp, mỗi chu kỳ kiến tạo sản sinh ra một hệ khoáng sản đặc trưng)
Vị trí tiếp giáp 2 vành đai sinh khoáng lớn của thế giới (địa trung hải và thái bình dương). Hiệu quả của việc thăm dò và tìm kiếm khoáng sản của các nhà địa chất ngày cao.
Hoạt động 2: (Cá nhân - 10’)
HS nghiên cứu SGK
? Cho một số ví dụ về vấn đề khai thác khoáng sản nước ta (tên khoáng sản, hình thức khai thác, trình độ sản xuất)
? Tại sao một số mỏ khoáng sản có nguy cơ bị cạn kiệt.
? Tại sao khai thác khoáng sản phải thực hiện tốt luật khoáng sản.
- Hình thức quản lý
- Kỷ thuật khai thác
- Ô nhiểm môi trường sinh thái.
HS phát biểu - GV chuẩn xác kiến thức.
1. Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản.
- Nước ta giàu tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng.
- Phần lớn các mỏ khoáng sản có trử lượng vừa và nhỏ
- Một số có trữ lượng lớn: Than, dầu, khí đốt, sắt, bô xít, apatít, crôm, thiếc đất hiếm và đá vôi.
2. Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản Việt Nam.
- Khai thác và sử dụng nhiều mỏ khoáng sản.
- Cần thực hiện tốt luật khoáng sản để khai thác hợp lý , sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản Việt Nam.
HĐ 3: Luyện tập
? Cho HS chỉ bản đồ các mỏ khoáng sản chính ở nước ta .
? Cho biết từng giai đoạn kiến tạo gắn liền với hình thành hệ khoáng sản nào.
? Giải thích tại sao nước ta lại giàu khoáng sản như vậy .
HĐ 4: Vận dụng
- Cho biết nươc ta có tỉnh nào vưà giáp vơi các nươc láng giềng (Lào,Campuchia, Trung Quốc)
HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo:
? Tại sao nước ta lại giàu tài nguyên khoáng sản
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU:
- Học bài và hoàn thiện bài tập 2 (SGK - Tr 100)
- Nghiên đọc trước bài mới: Đặc điểm địa hình Việt Nam.
Ngày soạn: 12/5/2020
Ngày giảng: 8A5: ..../5/2020
Tiết 28 - Bài 28: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức.
Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.
2. Kĩ năng.
Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ địa hình Việt Nam để hiểu và trình bày một số đặc điểm chung của địa hình.
3. Thái độ.
Thêm yêu Việt Nam hơn.
4. Định hướng phát triển năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác
b) Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng công cụ địa lí.
II. CHUẨN BỊ.
GV: Bản đồ tự nhiên Việt Nam, Lát cắt địa hình trong Atlat địa lí Việt Nam phóng to.
HS: Đọc trước bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: cá nhân, vấn đáp, nhóm
2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác,...
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2. Bài cũ: (Kết hợp bài mới)
3. Bài mới
HĐ1: KĐ: Địa hình nước ta rất đa dạng, nhiều kiểu loại địa hình (đồi núi, bờ biển, thềm lục địa...) phản ánh lịch sử phát triển địa chất, địa hình lâu dài trong môi trường gió mùa, nóng ẩm, phong hóa mạnh mẽ.
HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: (Cá nhân – 15 phút)
HS dựa vào H28.1 kết hợp với nội dung SGK và kiến thức đã học.
? Đọc tên các dãy núi, sơn nguyên và đồng bằng lớn ở nước ta.
- GV gọi 1 đến 2 hs lên bảng xác định các dãy núi, sơn nguyên và đồng bằng lớn trên bản đồ tự nhiên Việt Nam.
? Cho biết nước ta có mấy dạng địa hình . Dạng địa hình nào chiếm diện tích lớn nhất
? Nêu đặc điểm từng dạng dịa hình.
? Cho biết địa hình đồi núi có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế , xã hội.
HS: Thuận lợi: Vùng đồi núi có những thế mạnh riêng về kinh tế, khai thác khoáng sản, xây dựng hồ thủy điện..Nhưng đồi núi cũng có nhiều khó khăn trở ngại về đầu tư phát triển kinh tế, về giao thông vận tải...
HS phát biểu ,Gv chuẩn xác kiến thức
Hoạt động 2: (Cặp – 15 phút)
? Nhắc lại ý nghĩa của vận động tân kiến tạo đối với sư hình thành bề mặt địa hình ngày nay.
? Dựa vào H28.1, kết hợp với kiến thức đã học thảo luận cặp trong thời gian 5 phút với nội dung sau.
? Làm rõ nhận định: Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.
Gợi ý
+ Nâng cao của Tân kiến tạo với biên độ lớn núi trẻ có độ cao lớn (Hoàng Liên Sơn).
+ Sự cắt xẻ sâu của dòng nước tạo ra thung lũng hẹp, vách dựng đứng (thung lũng sông Đà).
+ Địa hình cao nguyên badan núi lửa trẻ với các đứt gãy sâu ở Nam Trung Bộ.
+ Sụt lún sâu đồng bằng trẻ và khu vực vịnh hạ long.
? Tìm trên lược đồ địa hình Việt Nam một số núi cao, cao nguyên ba gian, đồng bằng lớn và giải thích sự hình thành.
? Đọc lắt cắt địa hình theo dàn ý (Lát cắt phóng ta trong Atlat địa lí Việt Nam – Tr 9)
+ Xác định tuyến cắt
+ Hướng
+Các dạng địa hình
Cho các nhóm phát biểu. GV chuẩn xác kiến thức
Hoạt động 3: (Cá nhân – 10 phút)
? Địa hình nước ta có chịu ảnh hưởng tác động của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa không.
? Kể tên một số hang động nỗi tiếng ở nước ta. Giải thích sự hình thành của chúng.
? Cho biết khi con người chặt phá rừng thì địa hình sẽ thay đổi như thế nào? Tại sao.
HS: Địa hình trở nên trơ trụi, các hiện tượng núi lở, đất trượt, lũ đá... liên tiếp xảy ra.
? Liên hệ rừng tại Mường Kim.
1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam
- Địa hình nước ta đa dạng :
+ Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ là bộ phận quan trọng nhất nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
+ Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực. Có một số ĐB lớn: Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu long.
2. Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.
- Địa hình nước ta do cổ kiến tạo và tân kiến tạo dựng lên
- Cao ở Tây bắc, thấp dần về phía Đông Nam.
- Địa hình có hai hướng chủ yếu: Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.
3. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.
- Địa hình luôn biến động do tác động của môi trường nhiệt đới ẩm và sự khai phá rừng của con người.
HĐ 3: Luyện tập
Chọn ý đúng nhất trong câu sau
1. Địa hình nước ta có đặc điểm cơ bản sau :
a. Đồi núi chiếm diện tích lớn nhất, quan trọng nhất
b. Địa hình được trẻ lại và thành nhiều bậc
c. Mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người
d. Tất cả các ý trên.
HĐ 4: Vận dụng:
? Kể tên một số hang động nỗi tiếng ở nước ta. Giải thích sự hình thành của chúng.
HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo:
GV hd hs về nhà liên hệ đia hình của xã Mường Kim có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế , xã hội.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU:
- Học và trả lời câu hỏi SGK
- Ôn tập kiến thức đã học trong học kì II để tiết sau ôn tập.
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_8_tiet_25_den_28_nam_hoc_2019_2020_truong.docx