Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 23 đến 33 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS biết so sánh địa hình hai vùng đồng bằng: Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng

sông Cửu Long.

- HS biết được đặc điểm kinh tế, dân cư các nước Đông Nam Á.

- Giải thích được các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát

triển chưa vững chắc.

- Giải thích được chế độ nước sông Mê – Kông thay đổi theo mùa. Cảnh quan rừng nhiệt

đới ẩm chiếm diện tích lớn nhất ở Đông Nam Á.

2. Định hướng hình thành và phát triển phẩm chất:

- Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm

3. Định hướng hình thành và phát triển năng lực:

a) Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác,

sử dụng ngôn ngữ

b) Năng lực đặc thù: Nhận thức khoa học địa lí, tìm hiểu địa lí, vận dụng kiến thức

và kĩ năng đã học vào thực tiễn.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Bản đồ các nước ĐNA và trên thế giới.

- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.

- Bản đồ Việt Nam trong Đông Nam Á. Máy chiếu.

2. Học sinh: Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT:

1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, phương pháp nhóm, phân tích, luyện tập

thực hành .

2. Kĩ thuật: Chia nhóm, động não, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài:

3. Bài mới:

Hoạt động 1. Khởi động:

GV yêu cầu HS khái quát lại các nội dung đã học ở vùng Đông Nam Á.

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới:

* Hoạt động 1: GV yêu cầu học sinh khái quát lại nội dung bài:

- HS khái quát lại nội dung bài.

+ Đông Nam Á – Đất liền hải đảo.

+ Đặc điểm dân cư, xã hội; kinh tế Đông Nam Á.

- GV chốt lại bài.

pdf42 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 159 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 23 đến 33 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 8A. 05/05/2020 8B. 05/05/2020 TIẾT 1: ÔN TẬP PHẦN ĐÔNG NAM Á I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS biết so sánh địa hình hai vùng đồng bằng: Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. - HS biết được đặc điểm kinh tế, dân cư các nước Đông Nam Á. - Giải thích được các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc. - Giải thích được chế độ nước sông Mê – Kông thay đổi theo mùa. Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm chiếm diện tích lớn nhất ở Đông Nam Á. 2. Định hướng hình thành và phát triển phẩm chất: - Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm 3. Định hướng hình thành và phát triển năng lực: a) Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ b) Năng lực đặc thù: Nhận thức khoa học địa lí, tìm hiểu địa lí, vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học vào thực tiễn. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Bản đồ các nước ĐNA và trên thế giới. - Bản đồ tự nhiên Việt Nam. - Bản đồ Việt Nam trong Đông Nam Á. Máy chiếu. 2. Học sinh: Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, phương pháp nhóm, phân tích, luyện tập thực hành. 2. Kĩ thuật: Chia nhóm, động não, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài: 3. Bài mới: Hoạt động 1. Khởi động: GV yêu cầu HS khái quát lại các nội dung đã học ở vùng Đông Nam Á. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới: * Hoạt động 1: GV yêu cầu học sinh khái quát lại nội dung bài: - HS khái quát lại nội dung bài. + Đông Nam Á – Đất liền hải đảo. + Đặc điểm dân cư, xã hội; kinh tế Đông Nam Á. - GV chốt lại bài. * Hoạt động 2: GV đưa ra câu hỏi: - GV hướng dẫn học sinh học theo câu hỏi sau: - HS học. - GV kiểm tra viết, vấn đáp. Câu 1: Trình bày đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á? * Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á: - Nền kinh tế phát triển khá nhanh xong chưa ổn định và chưa vững chắc. - Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch giữa các ngành, cụ thể: + Tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm. + Tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ đều tăng. + Nông nghiệp vẫn còn chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu các ngành kinh tế. => nông nghiệp lúa nước là chủ yếu. - Hiện nay các nước đang chú trọng phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Câu 2: a. Vì sao các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc ? b. Vì sao chế độ nước sông Mê – Kông thay đổi theo mùa? a. Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc vì: - Bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức. - Rễ bị ảnh hưởng từ các tác động bên ngoài. b. Chế độ nước sông Mê – Kông thay đổi theo mùa vì: - Phần lớn chiều dài của sông chảy trong khu vực nhiệt đới gió mùa. - Nguồn cung cấp nước chính cho sông là nước mưa. Câu 3: Trình bày đặc điểm dân cư Đông Nam Á? Đặc điểm dân cư Đông Nam Á: - Số dân Đông Nam Á đông: 536 triệu người (năm 2002), chiếm 14,2% dân số châu Á và 8,6% dân số thế giới. - Đông Nam Á có nhiều dân tộc thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it cùng chung sống. - Dân số tăng khá nhanh, tỉ lệ gia tăng dân số của khu vực còn cao hơn so với châu Á và thế giới. - Mật độ dân số trung bình của khu vực thuộc loại cao so với thế giới (119 người/km2, gấp hơn 2 lần) - Dân cư Đông Nam Á tập trung chủ yếu ở vùng ven biển và các đồng bằng châu thổ. - Dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào. Câu 4: Vì sao cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm chiếm diện tích lớn nhất ở Đông Nam Á? Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm chiếm diện tích lớn nhất ở Đông Nam Á vì: - Khí hậu nóng và ẩm quanh năm. - Nhiệt độ trung bình năm trên 20ºC. - Lượng mưa trung bình từ 1500mm đến 2500mm, mưa quanh năm. - Độ ẩm không khí cao, trung bình trên 80%. - Độ ẩm, nhiệt độ và lượng mưa cao tạo điều kiện: + Cho cây cối phất triển rậm rạp. Cây xanh tươi tốt quanh năm, tạo thành nhiều tầng. + Trong rừng có các loài cây dây leo thân gỗ, phong lan, tầm gửi,... các loài thú leo trèo giỏi và các loài chim chuyền cành. + Ven cửa sông, ven biển, đầm lầy có rừng ngập mặn Câu 5: Hãy so sánh địa hình hai vùng đồng bằng: đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long? - So sánh địa hình hai đồng bằng * Giống nhau: - Đều có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng. - Có các vùng trũng, đồi thấp, ven biển có các cồn cát và các đê ngăn mặn * Khác nhau:- Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích rộng hơn, thấp và phẳng hơn đồng bằng sông Hồng. - Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê lớn ven sông, đồng bằng sông Cửu Long không có đê lớn. - Các vùng trũng ở đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn hơn các ô trũng ở đồng bằng sông Hồng. - Đồng bằng sông Cửu Long, quá trình bồi đắp phù sa các vùng trũng ở bên trong vẫn còn tiếp diễn, đồng bằng sông Hồng các vùng trong đê không còn được phù sa bồi đắp thường xuyên. IV. Kiểm tra – đánh giá: - GV hệ thống lại kiến thức. GV yêu cầu học sinh nhắc lại bài. V. Hoạt động nối tiếp: - Học bài cũ. - Chuẩn bị tiết 23 – Bài 22,23. ....................................................................................... Ngày dạy: 8A. 07/05/2020 8B. 07/05/2020 PHẦN HAI : ĐỊA LÍ VIỆT NAM - ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN Tiết 23 - Bài 22,23 VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI - VỊ TRÍ, GIỚI HẠN, HÌNH DẠNG LÃNH THỔ VIỆT NAM I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết vị trí của Việt Nam trên bản đồ thế giới. - Biết Việt Nam là một trong những quốc gia mang đậm bản sắc thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của khu vực Đông Nam Á. - Trình bày được vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ của nước ta - Nêu được ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta về mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội b- Trình bày đặc điểm lãnh thổ nước ta - Không yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1phần câu hỏi và bài tập 2. Định hướng hình thành và phát triển phẩm chất: - Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm 3. Định hướng hình thành và phát triển năng lực: a) Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ b) Năng lực đặc thù: Nhận thức khoa học địa lí, tìm hiểu địa lí, vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học vào thực tiễn. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Bản đồ các nước ĐNA và trên thế giới. - Bản đồ tự nhiên Việt Nam. - Bản đồ Việt Nam trong Đông Nam Á. Máy chiếu. 2. Học sinh: Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, phương pháp nhóm, phân tích, luyện tập thực hành. 2. Kĩ thuật: Chia nhóm, động não, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Trình bày quá trình thành lập tổ chức ASEAN? - Thành lập vào ngày 8/8/1967. - Quá trình gia nhập ASEAN của các thành viên: - Đến nay ASEAN có 10 nước thành viên. Câu 2: Tại sao các nước ở ĐNA lại có thể hợp nhất trong cùng tổ chức ASEAN? - Các nước ở ĐNA có thể hợp nhất trọng cùng 1 tổ chức (ASEAN) là do các nước này có nhiều nét tương đồng về vị trí địa lí, thiên nhiên, lịch sử phát triển, cũng như tương đồng về dân cư, xã hội. 3. Bài mới: Hoạt động 1. Khởi động: GV giới thiệu VN trên bản đồ TG. Dẫn vào bài. GV chiếu 1 số hình ảnh về đất nước VN, giới thiệu bài Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung * HĐ 1. VN trên bản đồ thế giới: - Sử dụng bản đồ TG và yêu cầu HS quan sát kết hợp nghiên cứu SGK ? Xác định và nêu lên vị trí của VN trên bản đồ TG? * Bản đồ các nước ĐNA ? Xác định vị trí của VN? - HS: quan sát BĐ các nước ĐNA, chỉ trên BĐ ? Thiên nhiên, lịch sử, văn hóa VN có đặc điểm gì? - Tổ chức thảo luận nhóm, sử dụng bảng phụ. - GV. Chuẩn xác 1. Việt Nam trên bản đồ thế giới: a. VN trên bản đồ thế giới: - Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời . - Việt Nam gắn liền với lục địa á- âu - Tiếp giáp: TQ- phía Bắc Lào và Campuchia- phía Tây Biển Đông- phía Đông b. VN trong khu vực ĐNA: - VN nằm ở phía Đông của bán đảo Trung Ân, gần trung tâm khu vực ĐNA - VN là một trong những quốc gia mang đậm bản sắc TN, VH, lịch sử của khu vực ĐNA. - Thiên nhiên: Mang tính chất nhiệt đới ẩm. - Văn hóa: + Có nền văn minh lúa nước + Tôn giáo, NT, kiến trúc, ngôn ngữ có ? Đánh giá chung về vị thế của VN trong khu vực và trên thế giới? - GV mở rộng. * HĐ 2. VN trên con đường hội nhập: ? Em hãy trình bày ngắn gọn quá trình xây dựng và phát triển của Việt Nam ở từng giai đoạn? ? Cho biết một số thành tựu nổi bật của nền KT - XH nước ta trong thời gian qua? - GV cung cấp số liệu và HD học sinh quan sát bảng 22.1/79 ? Liên hệ sự đổi mới ở địa phương em? - Một số học sinh trình bày * HĐ 3. Học tập địa lí VN như thế nào: - GV giới thiệu chương trình - Yêu cầu hs nghiên cứu sgk (mục lục) ? Để học tốt môn địa lí Việt Nam, các em cần làm gì? - HS thảo luận cặp đôi trả lời - GV chuẩn xác * HĐ 4. Vị trí, giới hạn lãnh thổ VN: - Chiếu lược đồ khu vực ĐNA. ? Lãnh thổ VN bao gồm những bộ phận nào? - Chiếu bản đồ hành chính VN. ? Quan sát bản đồ kết hợp bảng 23.2 cho biết điểm cực B, cực N nằm ở những vĩ độ nào? điểm cực T, cực Đ nằm ở kinh độ nào? - HS nêu và lên xác định điểm cực trên bản đồ - GV chốt nhiều điểm tương đồng với các nước trong khu vực + Lịch sử: VN là lá cờ đầu trong khu vực về chống TD Pháp, phát xít Nhật, đế quốc Mĩ giành độc lập - VN là một thành viên tích cực của hiệp hội các nước ĐNA từ 1995 => Vị thế ngày càng được nâng cao trên thế giới 2. Việt Nam trên con đường hội nhập và phát triển: - Sau chiến tranh: Đất nước bị tàn phá nặng nề - điểm xuất phát thấp. - Từ 1986: Thực hiện công cuộc đổi mới - Kinh tế: + KT thoát khỏi tình trạng khủng hoảng và tăng trưởng tương đối vững chắc + Cơ cấu KT ngày càng cân đối, hợp lý + NN phát triển: Sản lượng lương thực tăng cao -> Đảm bảo vững chắc vấn đề an ninh lương thực. Hình thành 1 số sản phẩm xuất khẩu chủ lực: gạo, cà phê, cao su, chè,... và thủy sản + CN, DV phát triển mạnh mẽ - Đời sống nhân dân được cải thiện 3. Học tập địa lí Việt Nam như thế nào: (Sgk) 4. Vị trí và giới hạn lãnh thổ: a. Vùng đất liền: - Vị trí: 8034' B đến 23023' B 102010'Đ đến 109024'Đ ? Phần đất liền từ B->N kéo dài bao nhiêu vĩ độ? Từ T-> Đ mở rộng bao nhiêu kinh độ? HS quan sát, tính toán, trả lời. ? Vậy lãnh thổ phần đất liền của VN thuộc múi giờ thứ mấy theo giờ GMT? Thuộc đới khí hậu nào? Kiểu khí hậu nào? - GV chốt - Chiếu bản đồ vùng biển Đông ? Vùng biển nước ta giáp với vùng biển của những nước nào? ? Nêu diện tích vùng biển VN? ? Xác định 2 quần đảo lớn của VN? - HS chỉ bản đồ. - Giới thiệu về vùng trời, yêu cầu học trong sgk. - Chiếu lược đồ khu vực ĐNA ? VN có vị trí ntn ở ĐNA về mặt tự nhiên? - Chiếu hình ảnh và diễn giảng về đặc điểm vị trí địa lí về mặt tự nhiên của VN. ? Những đặc điểm trên của VTĐL có ảnh hưởng ntn tới MT tự nhiên của nước ta? Cho VD? HS chia nhóm thảo luận (2bàn/nhóm), trả lời, lấy ví dụ. - GV nhận xét, chốt. * HĐ 2. Đặc điểm lãnh thổ: - Chiếu bản đồ hành chính VN - Quan sát bản đồ + kênh chữ sgk, ? Cho biết lãnh thổ nước ta kéo dài theo chiều B-N bao nhiêu km? Có điểm gì nổi bật về bề ngang? ? Cho biết chiều dài đường biên giới và chiều dài đường bờ biển? ? Hình dạng lãnh thổ dài và hẹp ngang có ảnh hưởng ntn tới các điều kiện tự nhiên và hđ GTVT của nước ta? - Phần đất liền kéo dài gần 15 vĩ độ, nằm trong đới KH nhiệt đới, có kiểu KH nhiệt đới gió mùa. - Tiếp giáp: TQ, Lào, CPC, vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, biển Đông. - Diện tích: 331.212 km2, gồm 63 tỉnh- thành. b. Vùng biển: - Giáp: Trung Quốc, Philippin, Thái Lan, Malaixia Inđô, Singapo, Campuchia - Diện tích: hơn 1 triệu km2 c. Vùng trời: (sgk) d. Đặc điểm của vị trí địa lí VN về mặt tự nhiên: - Nằm ở nơi giao thoa của các luồng di cư sinh vật, các luồng gió mùa. - Ở vị trí gần trung tâm khu vực ĐNA, cầu nối giữa đất liền với biển, giữa các nước ĐNA đất liền với ĐNA hải đảo. - Nằm trong vành đai nội chí tuyến của nửa cầu Bắc. Nằm trong miền nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên VN đa dạng, phong phú, đẹp đẽ song gặp không ít khó khăn (bão, hạn hán,...). Nằm trong khu vực ĐNA, nước ta vừa có vùng đất, vùng trời, lại vừa có vùng biển Đông rộng lớn. 5. Đặc điểm lãnh thổ: a. Phần đất liền: - Lãnh thổ kéo dài theo chiều B-N 1650 km, hẹp ngang. - Đường biên giới dài 4550 km, đường bờ biển dài 3260 km. ? Ảnh hưởng tới các điều kiện tự nhiên? ? Ảnh hưởng tới giao thông vận tải? - GV giảng: Lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang, nơi hẹp nhất là 50 km (thuộc Hà Tĩnh) làm cho các đktn của nước ta bị ảnh hưởng sâu sắc (ĐH, sông ngòi, KH), ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền, sông ngòi ở miền trung (hẹp về chiều ngang) thường ngắn và dốc,...; Với GTVT, l.thổ dài làm cho GT bắc nam tốn kém từ việc xây dựng đến di chuyển. ? Từ đây, em thấy vị trí, hình dạng và kích thước lãnh thổ có vai trò ntn đối với các đktn nước ta? - Chiếu lược đồ hành chính VN ? Phần biển Đông thuộc chủ quyền VN mở rộng về phía nào của tổ quốc? ? Cho biết VN có bao nhiêu đảo? ? Cho biết đảo nào lớn nhất nước ta? - HS trả lời: đảo Phú Quốc (Kiên Giang) ? Vịnh biển nào đẹp nhất VN?Được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên TG từ năm nào? Vịnh Hạ Long? ? Quần đảo xa nhất VN? Thuộc tỉnh thành nào?Quần Đảo Trường Sa (H.Trường Sa – Khánh Hòa) ? VTĐL và hình dạng lãnh thổ nước ta mở rộng như vậy đã tạo ra những thuận lợi ntn cho công cuộc xd đất nước? ? Tuy vậy nó cũng tạo ra những khó khăn ntn đối với việc pt và bảo vệ đất nước? - Liên hệ thực tế. ? Qua tìm hiểu bài, hãy khái quát các đặc điểm về vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ nước ta? Vị trí, hình dạng, kích thước lãnh thổ có ý nghĩa lớn trong việc hình thành các đặc điểm tự nhiên của nước ta. b. Phần biển: - Phần biển Đông thuộc chủ quyền VN mở rộng về phía đông và đông nam. - Có hơn 4000 đảo lớn nhỏ. VTĐL thuận lợi, lãnh thổ mở rộng là nguồn lực cơ bản để phát triển toàn diện nền KT-XH. * Khó khăn: Trong việc GTVT, vấn đề bảo vệ biên giới quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. * Ghi nhớ (sgk/86) Hoạt động 3. Luyện tập: ? Học địa lí Việt Nam để làm gì? - HS lần lượt lên bảng chỉ lược đồ vị trí của VN trên bản đồ ĐNA và TG. - HS lên bảng xác định vị trí giới hạn, điểm cực, các vịnh biển,... trên bản đồ địa lí VN - Hướng dẫn hs làm bài tập 2 sgk. Hoạt động 4. Vận dụng trên lớp/ở nhà: - Viết đoạn văn thuyết minh về chương trình địa lí VN trong sgk địa lí 8 - Tìm hiểu về các di sản thiên nhiên của VN: Vịnh Hạ Long, động Phong Nha – Kẻ Bàng Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: - Tìm thêm thông tin về quá trình VN mở rộng hợp tác quốc tế hiện nay. - Sưu tầm ảnh về vùng biển của nước ta (Các vịnh biển, bãi tắm đẹp) V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU: - Chuẩn bị bài: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ VN + Đọc SGK, quan sát ảnh; Phân tích lược đồ, bảng số liệu; Trả lời câu hỏi - Chuẩn bị bài 24,26. + Vì sao biển nước ta đã bị ô nhiễm, nguyên nhân của sự ô nhiễm và hậu quả. + Vì vậy cần phải khai thác hợp lí và bảo vệ môi trường biển Việt Nam. ......................................................................................... Ngày dạy: 8A. 12/05/2020 8B. 12/05/2020 Tiết 24 - Bài 24,26 VÙNG BIỂN VIỆT NAM ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết diện tích; trình bày được một số đặc điểm của Biển Đông và vùng biển nước ta. - Biết nước ta có nguồn tài nguyên biển phong phú, đa dạng; một số thiên tai thường xảy ra trên vùng biển nước ta; sự cần thiêt phải bảo vệ môi trường biển. - Biết nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng; - Đọc bản đồ, lược đồ địa chất – khoáng sản Việt Nam, để: + Nhận biết sự phân bố khoáng sản nước ta. + Xác định được các mỏ khoáng sản lớn và các vùng mỏ khoáng sản trên bản đồ. (Bài 26: Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam (dạy phần 1 và 3, bỏ phần 2). - Không yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3 phần câu hỏi và bài tập trang 98. 2. Định hướng hình thành và phát triển phẩm chất: - Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm 3. Định hướng hình thành và phát triển năng lực: a) Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ b) Năng lực đặc thù: Nhận thức khoa học địa lí, tìm hiểu địa lí, vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học vào thực tiễn. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Bản đồ Biển Đông (khu vực ĐNÁ). - Tranh ảnh về tài nguyên và cảnh đẹp vùng biển Việt Nam - Cảnh biển bị ô nhiễm. 2. Học sinh: - Nội dung kiến thức bài. - Sgk, vở ghi, vở bài tập, chuẩn bị bài như hướng dẫn của GV. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, phương pháp nhóm, phân tích, luyện tập thực hành. 2. Kĩ thuật: Động não, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Vị trí địa lý và hình dạng của lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi, khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc ta hiện nay? Đáp án: * Thuận lợi: - Lãnh thổ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, trải dài qua 15 vĩ độ, giáp biển với bờ biển dài → Thiên nhiên đa dạng, phong phú có điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển nền kinh tế đa ngành. - Ở gần trung tâm khu vực ĐNÁ, giáp biển Đông → Giao lưu thuận lợi với các nước trong khu vực và các nước trên thế giới, có lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài, hội nhập vào nền kinh tế thế giới. * Khó khăn: - Nằm trong khu vực thường xảy ra thiên tai: bão, lụt, hạn hán,... - Hình dạng lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang gây trở ngại nhất định cho giao thông N - B. - Đường biên giới dài (trên đất liền và ở biển) → k.khăn cho việc bảo vệ an ninh lãnh thổ. 3. Bài mới: Hoạt động 1. Khởi động: GV. Muốn hiểu đầy đủ thiên nhiên Việt Nam cần nghiên cứu kĩ biển Đông vì biển chiếm 3/4 lãnh thổ nước ta, biển là một nét nổi bật của thiên nhiên Việt Vam. Vai trò của biển Đông ngày càng trở nên quan trọng trong thời kì công nghiệp hoá- hiện đại hoá... Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới: Hoạt động của GV – HS Nội dung HĐ 1: Đặc điểm chung của vùng biển VN. * Bản đồ VN trong ĐNA ? Biển VN nằm trong vùng biển nào? ? Diện tích? - HS xác định trên bản đồ vùng biển VN. ? Giới thiệu vài nét về vùng biển Đông? - HS giới thiệu (biển lớn, S khoảng 3,44 triệu km2, tương đối kín, trải rộng từ XĐ tới chí tuyến Bắc, thông với TBD, ÂĐD qua các eo biển hẹp, có 2 1. Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam: a. Diện tích, giới hạn: - Vùng biển VN là 1 bộ phận của biển Đông. - Diện tích: gần 1 triệu km2 vịnh lớn: vịnh BB và vịnh T. Lan,... ? HS xác định vị trí các eo biển, vịnh biển trên trên bản đồ. ? Biển Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nào? ? Biển VN tiếp giáp với biển của các nước nào? - HS đã chuẩn bị ở nhà về đặc điểm khí hậu, hải văn của biển VN. - Sử dụng phương pháp mảnh ghép. - Nghiên cứu kênh chữ và H24.2 ? Em có nhận xét gì về khí hậu của biển Việt Nam (chế độ gió, nhiệt, mưa) - Nghiên cứu kênh chữ và H24.3 ? Em có nhận xét gì về dòng biển và chế độ thủy triều và độ mặn của biển Đông? - GV. Các nhóm thảo luận, báo cáo trên bảng phụ. Các nhóm nhận xét chéo, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá h/động của các nhóm, chốt kt. - Lưu ý: chế độ nhật triều: vịnh BB, vịnh TLan; chế độ bán nhật triều: ven biển Trung Bộ. ? Rút ra nhận xét chung về đặc điểm của biển VN? ? Qua tìm hiểu đặc điểm biển VN – 1 bộ phận của biển Đông, em có nx khái quát ntn về biển Đông? * HĐ 2. Tài nguyên và bảo vệ MT VN ? Dựa vào sự hiểu biết hãy kể tên các tài nguyên của biển VN? Nêu giá trị kinh tế của các tài nguyên đó? - Biển Việt Nam nằm trong đới nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á. - Tiếp giáp với vùng biển Trung Quốc, Philippin, Brunây, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Inđônêxia. b. Đặc điểm khí hậu, hải văn của biển: * Đặc điểm khí hậu biển Đông - Chế độ gió: Có 2 mùa gió + Từ tháng 10 – tháng 4 gió Đông Bắc. + Từ tháng 5 – tháng 11 gió Tây Nam. - Chế độ nhiệt: NĐ trung bình 230C - Chế độ mưa: 1100mm -> 1300mm/ năm – ít hơn trong đất liền. * Đặc điểm hải văn - 2 dòng biển (tương ứng 2 mùa gió) + Dòng biển mùa đông hướng Đông Bắc – Tây Nam. + Dòng biển mùa hè hướng TN- ĐB. - Chế đồ triều phức tạp, độc đáo (tạp triều, nhật triều) + Vịnh Bắc Bộ có chế độ nhật triều điển hình - Độ mặn trung bình 30 – 33 %o * Đặc điểm chung: - Nóng quanh năm - Chế độ gió, nhiệt và hướng chảy của các dòng biển theo mùa - Mưa nhiều - Chế độ triều phức tạp - Nhiều thiên tai Biển Đông là 1 vùng biển lớn, tương đối kín, thể hiện rõ t/c nhiệt đới gió mùa ĐNA. 2. Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển Việt Nam: a. Tài nguyên biển Việt Nam: + Muối. + Nhiều cảnh đẹp: phát triển du lịch biển. + Nhiều hải sản -> nuôi trồng, khai thác ? Những TN nào trong số các TN trên có thể bị cạn kiệt? - HS trả lời. ? Đánh giá tài nguyên biển VN? ? Chúng ta cần làm gì để phát huy được những giá trị to lớn của biển VN? * Tích hợp ND BVMT - HS nghiên cứu bài học, tìm thêm thông tin. ? Hiện trạng của môi trường biển VN? Nguyên nhân, hậu quả? - GV chốt, nhận xét kết quả nghiên cứu của các nhóm. - GV cho HS quan sát ảnh vùng biển VN bị ô nhiễm. ? Biện pháp để khắc phục tình trạng trên? ? Từ đây em thấy muốn khai thác biển 1 cách bền vững, bảo vệ MT biển VN, chúng ta cần phải làm gì? - GV khái quát bài học Hoạt động 3. Cả lớp (7 phút)Bài 26. - GV. Yêu cầu quan sát lược đồ 16.1 và thông tin trong sách giáo khoa nhận xét: + Nước ta có những loại tài nguyên khoáng sản nào? + Những khoáng sản nào có trữ lượng thủy hải sản. + Nhiều khoáng sản: khai thác dầu khí, CN chế biến, CN lọc dầu... + Cung cấp hơi nước, điều hoà khí hậu. + Phát triển giao thông vận tải biển. + Bờ biển dài, vùng biển rộng: Xây dựng hải cảng. -> Tài nguyên biển VN đa dạng, phong phú, có giá trị to lớn về nhiều mặt (kinh tế, quốc phòng, nghiên cứu khoa học... song ko phải là vô tận. => Cần khai thác hợp lý và bảo vệ TN biển. b. Bảo vệ môi trường biển Việt Nam: * Hiện trạng: MT biển VN đã và đang bị ô nhiễm. * Nguyên nhân: - Rác thải sinh hoạt - Chất thải CN và dầu khí - Quá trình p,triển du lịch và khai thác thủy sản, * Hậu quả - Suy giảm và tuyệt chủng các loài sinh vật biển. - Mất cảnh quan MT biển. - Góp phần gây ra các hiện tượng thời tiết xấu và quá trình biến đổi khí hậu. * Biện pháp: - Xử lý tốt rác thải sinh hoạt, chất thải CN và dầu khí bị loang trên mặt biển - Phát triển các ngành KT đi đôi với bảo vệ môi trường nói chung và MT biển nói riêng. - Giáo dục, tuyên truyền ý thức cho nhân dân Cần có kế hoạch khai thác, bảo vệ biển tốt hơn để góp phần vào việc phát triển KT đất nước bền vững. * Ghi nhớ sgk/91 3. Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản: - Khoáng sản nước ta phong phú về loại hình, đa dạng về chủng loại nhưng phần lớn có trữ lượng vừa và nhỏ. - Một số khoáng sản có trữ lượng lớn là sắt, than, thiếc, crom, dầu mỏ, bôxit, đá lớn? - GV chốt ý: nước ta có nguồn khoáng sản phong phú đa dạng nhưng chỉ có một số khoáng sản chính than, dầu - Mục 2. Không dạy: Hoạt động 4. Cá nhân(20 phút) - Gv dựa vào kiến thức thực tiển và thông tin trong sách giáo khoa cho biết: - Gv cho HS thảo luận 3 phút theo 3 câu hỏi sau: + Khoáng sản có phải là nguồn tài nguyên vô tận? + Việc khai thác tài nguyên có khả năng dẫn đến hậu qủa nào? + Hãy nêu các biện pháp sử dụng tài nguyên hợp lí? - HS thảo luận - Báo cáo kết quả. - GV nhận xét - Bổ sung - chốt lại. vôi. 4. Sự hình thành các vùng mỏ chính ở nước ta: (HS tự học). 5. Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản: - Khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả. - Hiện nay một số khoáng sản của nước ta có nguy cơ bị cạn kiệt và sử dụng còn lãng phí. - Việc khai thác, vận chuyển và chế biến gây ô nhiễm môi trường sinh thái. - Cần thực hiện nghiêm chỉnh Luật khoáng sản của Nhà nước ta. Hoạt động 3. Luyên tập: * GV sử dụng kĩ thuật một phút: - Bài học hôm nay em đã khám phá được những đặc điểm gì của vùng biển VN? Em còn muốn tìm hiểu thêm điều gì nữa về vùng biển nước ta? - HS trình bày trong khoảng 1 phút. GV nhận xét. - HS đọc bài đọc thêm sgk. 91. Hoạt động 4. Vận dụng trên lớp/ở nhà: - Địa phương em ko giáp biển. Là một HS còn ngồi trên ghế nhà trường, em cần làm gì để góp phần bảo vệ biển đảo quê hương, giữ gìn môi trường trong sạch cho biển VN? - HS tìm hiểu, khám phá n

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_dia_li_lop_8_tiet_23_den_33_nam_hoc_2019_2020_truong.pdf
Giáo án liên quan