I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Đặc điểm về tốc độ phát triển và sự thay đổi cơ cấu của nền kinh tế các nước khu
vực Đông Nam Á, nông nghiệp với ngành chủ đạo là trồng trọt, công nghiệp là ngành
kinh tế quan trọng của 1 số nước, nền kinh tế chưa vững chắc.
- Đặc điểm của nền kinh tế khu vực là sự thay đổi trong định hướng và chính sách
phát triển kinh tế, ngành nông nghiệp chiếm tỉ lệ đáng kể trong tổng sản phẩm trong
nước, nền kinh tế bị tác động từ bên ngoài, phát triển kinh tế nhưng chưa chú ý đến
bảo vệ môi trường.
2. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức chăm chỉ học tập, lao động (có ý thức tìm hiểu, hoàn thành các
yêu cầu của giáo viên giao cho)
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong học tập và trong lao động
3. Năng lực
a. Năng lực chung
- Tự chủ, tự học: Học sinh có ý thức tự giác trong học tập và trong lao động; biết tự
mình tìm và giải quyết vấn đề trong cuộc sống
- Hợp tác và giao tiếp: Biết sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, chủ động hợp tác với
bạn bè xung quanh giải quyết vấn đề
- Giải quyết vấn đề, sáng tạo: Chủ động tìm tòi và hợp tác với các bạn xung quanh
giải quyết các vấn đề trong học tập, lao động và trong cuộc sống; có tư duy sáng tạo
trong cách giải quyết vấn đề
b. Năng lực đặc thù
- Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, tranh ảnh
9 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 170 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 21 đến 23 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 8B- 20/1/2021
Tiết 21 – Bài 16: ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Đặc điểm về tốc độ phát triển và sự thay đổi cơ cấu của nền kinh tế các nước khu
vực Đông Nam Á, nông nghiệp với ngành chủ đạo là trồng trọt, công nghiệp là ngành
kinh tế quan trọng của 1 số nước, nền kinh tế chưa vững chắc.
- Đặc điểm của nền kinh tế khu vực là sự thay đổi trong định hướng và chính sách
phát triển kinh tế, ngành nông nghiệp chiếm tỉ lệ đáng kể trong tổng sản phẩm trong
nước, nền kinh tế bị tác động từ bên ngoài, phát triển kinh tế nhưng chưa chú ý đến
bảo vệ môi trường.
2. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức chăm chỉ học tập, lao động (có ý thức tìm hiểu, hoàn thành các
yêu cầu của giáo viên giao cho)
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong học tập và trong lao động
3. Năng lực
a. Năng lực chung
- Tự chủ, tự học: Học sinh có ý thức tự giác trong học tập và trong lao động; biết tự
mình tìm và giải quyết vấn đề trong cuộc sống
- Hợp tác và giao tiếp: Biết sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, chủ động hợp tác với
bạn bè xung quanh giải quyết vấn đề
- Giải quyết vấn đề, sáng tạo: Chủ động tìm tòi và hợp tác với các bạn xung quanh
giải quyết các vấn đề trong học tập, lao động và trong cuộc sống; có tư duy sáng tạo
trong cách giải quyết vấn đề
b. Năng lực đặc thù
- Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, tranh ảnh.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Lược đồ kinh tế các nước Đông nam Á.
2. Học sinh
- Chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Hoạt động nhóm, vấn đáp, trực quan, ...
2. Kỹ thuật
- Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, động não, đặt câu hỏi mở
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
? Tự nhiên và dân cư khu vực Đông nam Á có thuận lợi, khó khăn gì cho phát triển
kinh tế.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động
- Đặc điểm của nền kinh tế khu vực là sự thay đổi trong định hướng và chính sách
phát triển kinh tế, ngành nông nghiệp chiếm tỉ lệ đáng kể trong tổng sản phẩm trong
nước, nền kinh tế bị tác động từ bên ngoài, phát triển kinh tế nhưng chưa chú ý đến
bảo vệ môi trường. Để nắm được những đặc điểm trên ta tìm hiểu nội dung bài học
Hoạt động 2: Kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của Gv và HS
Hoạt động 1: Nền Kinh tế của các nước
ĐNA phát triển khá nhanh song chưa
vững chắc
- Gv yêu cầu HS nghiên cứu thông tin
SGK.
? Cho biết thực trạng nền kinh tế của các
nước ở thời kỳ là thuộc địa.
- HS: Trả lời dựa vào phần thông tin
? Dựa vào sgk cho biết các nước ĐNÁ có
những thuận lợi gì cho phát triển kinh tế
- HS: Nêu nội dung SGK.
- Giáo viên yêu cầu hs thảo luận nhóm
trong 5 phút.
+ Nhóm 1: 1990 – 1996: Nước nào có
mức tăng trưởng đều? tăng bao
nhiêu? >
- Nước nào có mức tăng trưởng không
đều? Giảm. < In-Đô-Nê-Xi-A, Thái Lan,
Xin Ga Po>
Nhóm 3,4:
+ Nhóm 2: 1998: - Nước nào tăng trưởng
kém năm trước < In đô, Ma lai, Philippin -
Thái lan>
- Nước nào có mức tăng trưởng không lớn
+ Nhóm 3: -1990 - 2000 nước nào đạt mức
tăng trưởng 6%
- Đại diện nhóm báo cáo, Các nhóm bổ
sung
- Giáo viên chuẩn xác, rút kết luận
? Tại sao mức tăng trưởng kinh tế của các
nước ĐNA giảm vào năm 1997 - 1998
- Khủng hoảng tiền tệ 1997 do áp lực nợ
nước ngoài quá lớn cho một số nước
VD: Thái Lan nợ 62 tỉ USD <bùng nổ đầu
tiên ở Thái lan -> Philippin -> Inđônêxia -
> Malaixia -> Singapo>. (Do VN chưa
quan hệ rộng với nước ngoài nên ít bị ảnh
Nội dung
1. Nền Kinh tế của các nước ĐNA
phát triển khá nhanh song chưa
vững chắc
- Đông nam Á có điều kiện tự nhiên –
xã hội thuận lợi cho sự phát triển kinh
tế.
- Trong thời gian qua ĐNA đã có tốc
độ tăng trưởng KT khá cao, điển hình
Singapo, Malaixia.
hưởng)
? Qua phân tích trên có nhận xét gì về tính
bền vững của nền kinh tế ĐNA.
- GV chốt kiến thức
? Thực trạng về sự ô nhiễm ở nước ta.
- HS: Trả lời theo ý hiểu.
? ĐNA, nước nào được xếp vào nước phát
triển bền vững.
- HS: Trả lời theo ý hiểu.
Hoạt động 2: Cơ cấu kinh tế đang có
sự thay đổi
- Dựa vào bảng 16.2 cho biết tỉ trọng của
các ngành trong tổng sản phẩm trong nước
của từng quốc gia .
- Đại diện các nhóm điền vào bảng
- Nền KT khu vực phát triển chưa
vững chắc dễ bị tác động từ bên ngoài.
- Môi trường chưa được chú ý bảo vệ
trong quá trình phát triển kinh tế.
2. Cơ cấu kinh tế đang có sự thay
đổi
Quốc gia
Tỉ trọng %
Cam –pu-
chia
Lào Philippin Thái Lan
Nông nghiệp Giảm: 18,5% Giảm: 8,3 Giảm: 9,1 Giảm:12,7
Công nghiệp Tăng: 9,3 Tăng: 8,3 Giảm: 7,7 Tăng: 11,3
Dịch vụ Tăng: 9,2 Không tăng giảm Tăng: 16,8 Tăng: 1,4
? Dựa vào bảng trên, nhận xét sự chuyển
đổi cơ cấu kinh tế 4 quốc gia.
- HS: Nhận xét
? Dựa vào H16.1 và kiến thức đã học.
? Nhận xét sự phân bố cây lương thực,
cây CN.
? Nhận xét sự phân bố các ngành công
nghiệp luyện kim, chế tạo máy, hoá chất,
thực phẩm.
- HS: Dựa vào lược đồ nhận xét.
- Gv chốt kiến thức.
- Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các
quốc gia có sự thay đổi rõ rệt, phản ánh
qua quá trình công nghiệp hóa các nước.
- Các ngành công nghiệp chủ yếu tập
trung ở đồng bằng ven biển.
Hoạt động 3: Luyện tập
- Gv hệ thống lại kiến thức
? ĐNA, nước nào được xếp vào nước phát triển bền vững.
Hoạt động 4 : Vận dụng
- Cho biết tỉ trọng của các ngành trong tổng sản phẩm trong nước?
? Đông Nam Á, nước nào được xếp vào nước phát triển bền vững.
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung.
- Tìm hiểu về hiệp hội các nước Đông Nam Á, thông tin về sự hợp tác của VN với
các nước Đông Nam Á.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU
- Học bài trả lời câu hỏi Sgk và chuẩn bị bài mới.
Ngày giảng: 8B: 21/1/2021
Tiết 22 – Bài 17: HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Sự ra đời và phát triển của hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
- Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động.
- Sự hợp tác để phát triển kinh tế - xã hội của các nước.
- Thuận lợi và khó khăn của Việt Nam ra nhập hội.
2. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức chăm chỉ học tập, lao động (có ý thức tìm hiểu, hoàn thành các
yêu cầu của giáo viên giao cho)
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong học tập và trong lao động
3. Năng lực
a. Năng lực chung
- Tự chủ, tự học: Học sinh có ý thức tự giác trong học tập và trong lao động; biết tự
mình tìm và giải quyết vấn đề trong cuộc sống
- Hợp tác và giao tiếp: Biết sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, chủ động hợp tác với
bạn bè xung quanh giải quyết vấn đề
- Giải quyết vấn đề, sáng tạo: Chủ động tìm tòi và hợp tác với các bạn xung quanh
giải quyết các vấn đề trong học tập, lao động và trong cuộc sống; có tư duy sáng tạo
trong cách giải quyết vấn đề
b. Năng lực đặc thù
- Tư duy tổng hợp kiến thức, sử dụng bản đồ, tranh ảnh.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Bản đồ các nước ĐNA.
2. Học sinh
- Chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Hoạt động nhóm, vấn đáp, trực quan, ...
2. Kỹ thuật
- Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, động não, đặt câu hỏi mở
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Tình hình phát triển kinh tế các nước Đông Nam Á?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động
- Sự ra đời và phát triển của hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) từ những
ngày tháng năm nào và mục tiêu và nguyên tắc hoạt động là gì ta tìm hiểu bài học
hôm nay.
Hoạt động 2: Kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1: Hiệp hội các nước Đông
Nam Á
- Treo bản đồ các nước Đông Nam Á
- Giáo viên giới thiệu
- Dựa vào sự hiểu biết + Thông tin sgk +
H17.1 Hãy cho biết:
? Hiệp hội các nước ĐNA ra đời vào ngày
tháng năm nào.
? Lúc đầu có mấy thành viên? Đó là
những thành viên nào? Xác định trên bản
đồ.
- HS: Xác định trong lược đồ.
? Năm 1984 ASEAN đã kết nạp thêm
thành viên nào.
? Việt Nam gia nhập hiệp hội vào ngày
tháng năm nào.
? Sau Việt Nam có những nước nào được
kết nạp vào hiệp hội các nước ASEAN.
- HS: Nêu SGK
? Hiện nay hiệp hội các nước ASEAN có
bao nhiêu thành viên? Kể tên và xác định
trên bản đồ?
- Giáo viên nói biểu tượng hiệp hội ĐNA
là "Bó lúa với 10 rẽ lúa"
- Thư kí ASEAN theo hình thức luân
phiên 10 nước, nhiệm kì 5 năm, nhiệm kì
2013- 2017 là nước ta do ông Lê Lương
Minh đảm nhiệm.
? Đất nước nào ở Đông Nam Á chưa ra
nhập hiệp hội các nước ASEAN?
– HS: Đôngtimo
? Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của
hiệp hội các nước ASEAN.
- HS: Nêu nội dung SGK
- Giáo viên nói thêm về mục tiêu thay đổi
qua thời gian:
Hoạt động 2: Hợp tác để phát triển
kinh tế - xã hội:
- GV phát phiếu học tập số 1
- HS thảo luận nhóm (4 phút)
1. Hiệp hội các nước Đông Nam Á
- Thành lập: 8/8/1967
+ Ban đầu có 5 thành viên: Thái Lan,
Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin,
Ma-lai-xi-a.
+ Năm 1984 kết nạp Bru-nây.
+ Việt Nam gia nhập ASEAN vào
ngày 1/7/1995.
+ Năm 1997 kết nạp Mi-an-ma và Lào
+ Năm 1999 kết nạp Cam-pu-chia.
+ Ngày nay có 10 quốc gia thành viên.
- Mục tiêu chung:
+ Giữ vững hòa bình, an ninh, ổn định
khu vực
+ Hợp tác phát triển kinh tế - xã hội.
- Nguyên tắc: tự nguyện, tôn trọng chủ
quyền của nhau, ngày càng hợp tác
toàn diện
2. Hợp tác để phát triển kinh tế - xã
hội:
* Thuận lợi:
? Sự hợp tác để phát triển kinh tế - xã hội
giữa các nước ASEAN có những thuận lợi
gì.
- Đại diện báo các
- Nhóm khác nhận xét
- GV kết luận
? Sự hợp tác để phát triển kinh tế - xã hội
giữa các nước được thể hiện như thế nào?
- HS trả lời
- GV chuẩn kiến thức.
- Tam giác tăng trưởng kinh tế Xi-Giô-ri
(Xin-ga-po, Giô-ho Thái Lan, Ri-au In-đô-
nê-xi-a).
? Các nước ASEAN gặp phải những khó
khăn gì.
- HS: khủng hoảng kinh tế, xung đột tôn
giáo, thiên tai.
? Để khắc phục những khó khăn đó đòi
hỏi các nước phải như thế nào?
- GV hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu ở
nhà.
- Vị trí gần gũi thuận lợi cho việc giao
thông đi lại hợp tác với nhau.
- Có những nét tương đồng trong sản
xuất, sinh hoạt, trong lịch sử nên rất dễ
dàng hòa hợp.
* Những biểu hiện của sự hợp tác:
- Nước phát triển hơn giúp đỡ các
nước thành viên chậm phát triển.
- Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa
các nước.
- Xây dựng các hệ thống đường giao
thông nối liền các nước trong khu vực.
- Phối kết hợp cùng khai thác và bảo
vệ lưu vực sông Mê-kông.
- Đoàn kết, hợp tác cùng giải quyết
những khó khăn trong quá trình phát
triển.
3. Việt Nam trong ASEAN
Hoạt động 3: Luyện tập
- Thời gian thành lập? Kể tên các nước tham gia nhập hiệp hội các nước ĐNA
ASEAN?
- Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động hiệp hội các nước Đông nam Á ASEAN?
Hoạt động 4 : Vận dụng
? Sự hợp tác để phát triển kinh tế - xã hội giữa các nước được thể hiện như thế nào?
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung.
- Hướng dẫn BT3 sgk vẽ biểu đồ.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU
- Học bài trả lời câu hỏi Sgk + BT tập bản đồ
- Tìm hiểu địa lí, tự nhiên và kinh tế Lào, Campuchia
Ngày giảng: 8B: 22/1/2021
Tiết 23 – Bài 18: THỰC HÀNH
TÌM HIỂU NƯỚC LÀO VÀ CĂM PU CHIA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Tập hợp và sử dụng tư liệu để tìm hiểu địa lí một quốc gia.
- Trình bày lại kết quả làm việc bằng văn bản.
2. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức chăm chỉ học tập, lao động (có ý thức tìm hiểu, hoàn thành các
yêu cầu của giáo viên giao cho)
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong học tập và trong lao động
3. Năng lực
a. Năng lực chung
- Tự chủ, tự học: Học sinh có ý thức tự giác trong học tập và trong lao động; biết tự
mình tìm và giải quyết vấn đề trong cuộc sống
- Hợp tác và giao tiếp: Biết sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, chủ động hợp tác với
bạn bè xung quanh giải quyết vấn đề
- Giải quyết vấn đề, sáng tạo: Chủ động tìm tòi và hợp tác với các bạn xung quanh
giải quyết các vấn đề trong học tập, lao động và trong cuộc sống; có tư duy sáng tạo
trong cách giải quyết vấn đề
b. Năng lực đặc thù
- Tư duy tổng hợp kiến thức theo từng nước, sử dụng bản đồ, tranh ảnh.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Bản đồ các nước ĐNA, .
2. Học sinh
- Chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Hoạt động nhóm, vấn đáp, trực quan, ...
2. Kỹ thuật
- Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, động não, đặt câu hỏi mở
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bµi cò
- Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) thành lập năm nào? Đến nay gồm mấy
quốc gia, hãy kể tên?
- Mục tiêu của hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
3. Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động
- Lào, Cam pu chia là 2 nước cùng nằm trên bản đồ Đông Dương với Việt Nam, có
rất nhiều đặc điểm TN, tập quán sinh hoạt, sản xuất giống với Việt Nam, giờ hôm nay
chúng ta tìm hiểu các đặc điểm Tự nhiên - Dân cư - Xã hội của 2 nước Lào, Cam pu
chia.
Hoạt động 2: Kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí của
Lào và Căm-pu-chia.
- GV hướng dẫn HS kẻ bảng.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trong 10
phút
+ Nhóm 1, 2: Câu 1, 2 Sgk
+ Nhóm 3, 4: câu 3 Sgk
+ Nhóm 5, 6: câu 4 Sgk
- GV treo bản đồ Đông Nam Á
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả
- Các nhóm bổ sung
- Giáo viên chốt kiến thức theo bảng sau
Nội dung
1. Tìm hiểu vị trí địa lí của Lào và
Căm-pu-chia.
Yếu tố Campuchia Lào
1. Vị trí
- Diện tích: 181.000 Km2, thuộc bán
đảo Đông Dương
+ Phía Đông, Đông Nam giáp Việt
Nam.
+ Phía Tây Bắc, Bắc giáp Thái Lan.
+ Phía Đông Bắc giáp Lào
+ Phía Tây Nam giáp Vịnh Thái
Lan.
- Đường ôtô, sông, biển, hàng không
- Diện tích: 236.800 Km2,
thuộc bán đảo Đông Dương
+ Phía Đông giáp Việt Nam.
+ Phía Bắc giáp Trung Quốc,
Mi-an-ma.
+ Phía Tây giáp Thái Lan.
+ Phía Nam giáp Căm-pu-chia.
- Đường ôtô, sông, biển, hàng
không.
Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện tự
nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Lào
và Căm-pu-chia.
- GV hướng dẫn HS kẻ bảng.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trong 10
phút
- Các nhóm hoàn thiện phiếu học tập
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả
- Các nhóm bổ sung
- Giáo viên chốt kiến thức theo bảng sau
2. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên của Lào và Căm-
pu-chia.
2. ĐKTN
Địa hình
Khí hậu
Sông hồ
Thuận lợi
pt nông
nghiệp
- Địa hình: 75% là đồng bằng
- Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa nóng
quanh năm (mùa mưa T5-T10)
- Sông ngòi: S. Mê công, tông lê
sáp, Biển hồ
- Khí hậu nóng ẩm, đồng ruộng màu
- Địa hình: 90% là núi, cao
nguyên
- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa,
mùa đông lạnh và khô
- Sông ngòi: S. Mê công
- Khí hậu ấm áp quanh năm
Khó khăn mỡ, nguồn nước phong phú
- Mùa mưa gây lũ lụt, mùa khô thiếu
nước.
(trừ phía Bắc), đồng bằng màu
mỡ, nguồn nước khá dồi dào,
rừng còn nhiều
- Diện tích đất nông nghiệp ít,
mùa khô thiếu nước
Hoạt động 3: Luyện tập
- GV hệ thống lại kiến thức đã học.
? Nêu đặc điểm về điều kiện tự nhiên của Lào/
? Nêu đặc điểm về khí hậu, sông ngòi của CamPuChia
Hoạt động 4: Vận dụng
- Viết bài thu hoạch về Lào và Campuchia.
Hoạt động 4: Mở rộng, bổ sung
- Tìm hiểu về đặc điểm dân cư, văn hóa của thủ đô 2 nước Lào, Campuchia.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU
- Học theo nội dung bài thực hành.
- Chuẩn bị: Bài 22: Việt Nam – Đất nước – Con người.
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_8_tiet_21_den_23_nam_hoc_2020_2021_truong.pdf