Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 17+18 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim

Tiết 17: ÔN TẬP HỌC KÌ I

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 - Củng cố kiến thức cơ bản đã học về châu Á.

2. Kỹ năng

- Có kỹ năng tư duy, nhận xét các bảng số liệu

3. Thái độ:

 - Yêu thích môn học

4. Định hướng phát triển năng lực

a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác

b) Năng lực đặc thù: Năng lực tổng hợp kiến thức.

II. CHUẨN BỊ

 GV: Nội dung ôn tập

 HS: Chuận bị bài

III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT:

1. Phương pháp: cá nhân, vấn đáp

2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác,.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ : (lồng ghép trong bài)

3. Bài mới:

HĐ1: KĐ: Ôn tập lại các kiến thức cơ bản về đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế, xã hội các nước châu Á. Các khu vực Tây Á, Nam Á, Đông Á.

 

docx6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 189 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 17+18 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/11/2019 Ngày giảng: 8A5: ...../12; 8A7: ....../12 Tiết 17: ÔN TẬP HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Củng cố kiến thức cơ bản đã học về châu Á. 2. Kỹ năng - Có kỹ năng tư duy, nhận xét các bảng số liệu 3. Thái độ: - Yêu thích môn học 4. Định hướng phát triển năng lực a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác b) Năng lực đặc thù: Năng lực tổng hợp kiến thức. II. CHUẨN BỊ GV: Nội dung ôn tập HS: Chuận bị bài III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: cá nhân, vấn đáp 2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác,... IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ : (lồng ghép trong bài) 3. Bài mới: HĐ1: KĐ: Ôn tập lại các kiến thức cơ bản về đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế, xã hội các nước châu Á. Các khu vực Tây Á, Nam Á, Đông Á. HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của GV - HS Nội dung Hoạt động 1: (Cặp đôi – 35') - GV yêu cầu cá nhân hs nhớ lại kến thức đã học trong thời gian 2 phú cho mỗi nội dung. Sau đó hđ cặp đôi “tôi hỏi bạn trả lời” - GV gọi địa diện từng cặp trả lời, cặp trả lới tốt gv cho điểm. ? Những thành tựu về nông nghiệp của các nước châu Á được biểu hiện như thế nào. ? Các dạng địa hình chủ yếu của Tây Nam Á phân bố như thế nào. ? Nêu những khó khăn chủ yếu về tự nhiên và chính trị ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực Tây Nam Á. ? Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm của mỗi miền. Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân bố mưa không đều ở khu vực Nam Á. ? Hãy kể tên các sông và cảnh quan tự nhiên chính của Nam Á ? Hãy nêu sự phát triển ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ của Ấn Độ ? Nêu những điểm khác nhau về địa hình giữa phần đất liền và phần hải đảo khu vực Đông Á. ? Nêu những điểm giống và khác nhau của sông Hoàng Hà và sông Trường Giang. ? Phân biệt sự khác nhau về khí hậu giữa các bộ phận của các khu vực Đông Á. Điều kiện đó ảnh hưởng đến cảnh quan như thế nào. Hoạt động 2: (Cá nhân - 7') - Y/c HS xem lại các bài tập ở tiết 15, làm thêm trong sách bài tập (bài 1- tr 31; bài 4 - tr33) A- Lý thuyết I. Đặc điểm tình hình phát triển kinh tế xã hội các nước Châu Á. + Trồng trọt - Cây lương thực chiếm 93% sản lượng lúa gạo và 39% sản lượng lúa mì của thế giới. Trung Quốc và Ấn Độ trước đây thường thiếu hụt lương thực nay đã đủ và còn thừa để xuất khẩu, còn Thái Lan và Việt Nam đã trở thành những nước xuất khẩu gạo thứ nhất, thứ hai thế giới. - Cây công nghiệp xuất khẩu: cao su, cọ dầu, điều, tiêu, chè... + Vật nuôi đa dạng: trâu, bò, cừu, lợn,... II. Các khu vực 1. Khu vực Tây Nam Á, Nam Á - Núi và sơn nguyên chiếm đại bộ phận lãnh thổ. - Các dãy núi cao trên 2000m bao quanh sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì và sơn nguyên I-ran tập trung ở phía đông bắc. - Sơn nguyên A-ráp và một số hoang mạc cát trên bán đảo A-ráp tập trung ở phía tây nam. - Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà có diện tích không lớn được phù sa của 2 sông Ti grơ và Ơ phrát bồi đắp. - Có vị trí chiến lược quan trọng, lại có nguồn tài nguyên dầu mỏ phong phú nên luôn bị các thế lực đế quốc nhòm ngó và tranh chấp. - Địa hình chủ yếu là núi và sơn nguyên, ngoài ra còn có một số hoang mạc cát, diện tích đồng bàng hẹp. - Khí hậu nằm trong khu vực khí hâụ khô hạn và khá khắc nghiệt, thiếu nước cho sinh hoạt sản xuất. - Tình hình chính trị không ổn định. * Nam Á có 3 miền địa hình - Phía Bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ chạy theo hướng Tây Bắc Đông Nam, là ranh giới khí hậu quan trọng giữa Trung Á và Nam Á. - Phía Nam là sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông là các dãy gát Tây và gát Đông. - Ở giữa là đồng bằng Ấn- Hằng rộng và bằng phẳng. * Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của nhân tố gió mùa Tây Nam và nhân tố địa hình (những nơi đón gió mưa nhiều, khuất gió mưa ít). * Có nhiều hệ thống sông lớn: S. Ấn, S. Hằng, S. Bra-ma-pút... * Các kiểu cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm, xa van, hoang mạc và cảnh quan núi cao. * Nông nghiệp - Sản xuất nông nghiệp không ngừng phát triển thông qua cuộc cách mạng xanh và cuộc cánh mạng trắng đã giải quyết tốt vấn đề lương thực thực phẩm cho nhân dân. * Công nghiệp - Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ 10 thế giới. - XD các ngành công nghiệp hiện đại: CN năng lượng, luyện kim, cơ khí chế tạo, hoá chất... - Chú trọng tới các ngành công nghiệp nhẹ truyền thống như công nghiệp dệt may.. - Phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi cao, tinh vi, chính xác: Điện tử, máy tính... * Dịch vụ: đang phát triển chiếm 48% GDP 2. Khu vực Đông Á * Khác nhau - Phần đất liền + Địa hình đồi núi chiếm 83,7% điện tích lãnh thổ. ĐKTN đa dạng + Phía Tây: Là các dạng địa hình núi, sơn nguyên cao, bồn địa rộng lớn. Nhiều núi cao có băng hà quanh năm là nơi bắt nguồn của các con sông lớn. + Phía Đông: là vùng đồi núi thấp, xen các đồng bằng rộng và bằng phẳng. - Phần hải đảo + Nằm trong vòng đai lửa Thái Bình Dương. + Đây là miền núi trẻ thường có động đất và núi lửa. * Giống nhau - Đều bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng chảy về phía đông đổ ra các biển thuộc Thái Bình Dương - Đoạn hạ lưu các sông là những đồng bằng lớn, màu mỡ. - Nguồn cung cấp nước chủ yếu đều do băng tuyết tan và mưa vào mùa hạ - Chế độ nước đều có lũ lớn vào cuối hạ, đầu thu và cạn vào đông xuân. * Khác nhau - Hoàng Hà có chế độ nước thất thường, trước đây vào mùa hạ hay có lụt lớn gây thiệt hại cho mùa màng và đời sống nhân dân . * Sự khác biệt + Phần đất liền - Phía Đông thuộc kiểu khí hậu gió mùa + Mùa đông có gió mùa Tây Bắc thổi từ lục địa ra nên thời tiết lạnh và khô. + Mùa hạ có gió mùa Đông Nam thổi từ biển vào nên có thời tiết mát và mưa nhiều. - Phía Tây phần đất liền (Tây Trung Quốc) thuộc kiểu khí hậu lục địa: Khô hạn quanh năm và chế độ nhiệt rất khắc nghiệt. + Phần hải đảo: Có khí hậu gió mùa. Riêng Nhật Bản, do gió tây bắc đi qua biển nên vẫn có mưa. * Ảnh hưởng đến cảnh quan. - Phía Đông trước kia có nhiều rừng bao phủ nhưng nay đã bị khai thác nhiều, diện tích còn lại rất ít. - Phía Tây chủ yếu là thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc. B- Bài tập - Xem lại các bài tập ở tiết 15 - Sách bài tập: bài 1- tr 31; bài 4 - tr33 HĐ 3: Luyện tập - GV tổ chức cho hs củng cố lại kiến thức đã học bằng cách tổ chức trò chời “chuyền bút” bằng một số câu hỏi ? Cho biết thành tự nổi bật của nền nông nghiêp châu Á. ? Phân biệt sự khác nhau về khí hậu giữa các bộ phận của các khu vực Đông Á. HĐ 4: Vận dụng - GV yêu ầu hs về nhà thực hiện: 1) Dựa hình 9.1 (sgk/28) cho biết Tây Nam Á có đặc điểm vị trí như thế nào?Vị trí đó có ý nghĩa gì?(CHTL/25) 2) Dựa hình 9.1 (sgk/28) hãy cho biết các dạng địa hình chủ yếu của Tây Nam Á phân bố như thế nào?Tại sao Tây Nam Á lại có khí hậu khô hạn?(CHTL/25) HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: GV hướng dẫn cá nhân hs về nhà thực hiện. Từ bảng số liệu sgk – tr 39 vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu kinh tế của Ấn Độ năm 1999 và năm 2001. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Về nhà học bài theo nội dung ôn tập - Giờ sau kiểm tra học kì I Ngày kiểm tra: ..... /12/2019 Tiết 18 : KIỂM TRA HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Đánh giá mức độ nhận thức của HS về đặc điểm kinh tế xã hội, dân cư của Châu Á nói chung và các khu vực Tây Nam Á, Nam Á và Đông Á. 2. Kĩ năng. - Phát triển kĩ năng tư duy, liên hệ, tổng hợp, so sánh kiến thức. 3. Thái độ. - Nâng cao ý thức tự học. 4. Định hướng phát triển năng lực a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học. b) Năng lực đặc thù: Làm bài II. CHUẨN BỊ: GV: Đề kiểm tra HS: Các đồ dùng cần thiết: bút chì , thước kẻ, giấy kiểm tra III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: 2. Kĩ thuật: IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức. 2. Hình thức kiểm tra: Tự luận. 3. Đề + Hướng dẫn chấm Phòng GD & ĐT. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Đọc trước bài mới: Đông Nam Á đất liền và hải đảo.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_8_tiet_1718_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.docx