I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS biết trình tự các bước nhận xét bảng số liệu về dân số, các chỉ tiêu về kinh tế,
xã hội của một khu vực, một quốc gia.
- Học sinh được vẽ biểu đồ hình cột, tròn
- HSKG. Hiểu được trình tự các bước nhận xét bảng số liệu về dân số, các chỉ tiêu
về kinh tế, xã hội của một khu vực, một quốc gia.
2. Kỹ năng:
- Phân tích biểu đồ, lược đồ, giải thích các mối quan hệ địa lí.
- Phân tích các bảng số liệu.
4. Định hướng năng lực:
a) Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề
b) Năng lực đặc thù: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, tranh ảnh.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Các bài tập dạng nhận xét bảng số liệu.
2. HS: Xem lại các bài tập về nhận xét bảng số liệu.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, trực quan, hoạt động nhóm
2. Kĩ thuật: Chia nhóm, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong giờ)
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1. Khởi động:
- Gv yêu cầu HS nhắc lại các bước vẽ biểu đồ
2 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 114 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 16: Bài tập - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 8A. 26/11/2019 8B. 26/11/2019
Tiết 16: BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS biết trình tự các bước nhận xét bảng số liệu về dân số, các chỉ tiêu về kinh tế,
xã hội của một khu vực, một quốc gia.
- Học sinh được vẽ biểu đồ hình cột, tròn
- HSKG. Hiểu được trình tự các bước nhận xét bảng số liệu về dân số, các chỉ tiêu
về kinh tế, xã hội của một khu vực, một quốc gia.
2. Kỹ năng:
- Phân tích biểu đồ, lược đồ, giải thích các mối quan hệ địa lí.
- Phân tích các bảng số liệu.
4. Định hướng năng lực:
a) Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề
b) Năng lực đặc thù: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, tranh ảnh.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Các bài tập dạng nhận xét bảng số liệu.
2. HS: Xem lại các bài tập về nhận xét bảng số liệu.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, trực quan, hoạt động nhóm
2. Kĩ thuật: Chia nhóm, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong giờ)
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1. Khởi động:
- Gv yêu cầu HS nhắc lại các bước vẽ biểu đồ.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
* Hoạt động 1. Cá nhân:
- Gv yêu cầu HS nhắc lại nhắc lại các
bước vẽ biểu đồ.
1. Bài tập 1: Cho bảng số liệu sau: Tỉ
lệ dân số các châu lục trên thế giới
năm 2008 (đơn vị: %)
Châu Tỉ lệ dân số (%)
Châu Á 60,4
Châu Âu 11,0
Châu Đại Dương 0,5
Châu Mĩ 13,7
Châu Phi 14,4
a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp biểu diễn
tỉ lệ dân số các châu lục năm 2008.
1. Bàitập 1:
a. Vẽ biểu đồ
- Vẽ đúng biểu đồ tròn, khoa học, thẩm mĩ.
- Có biểu diễn: số liệu; kí hiệu tỉ lệ dân số,
chú giải.
- Tên biểu đồ: Tỉ lệ dân số các châu lục
trên thế giới năm 2008
b. Nhận xét
- Châu Á có tỉ lệ dân số cao nhất so với các
châu lục khác trên thế giới: chiếm 60,4 %.
- Châu Á là châu lục đông dân nhất trên
thế giới.
b. Qua biểu đồ rút ra nhận xét về tỉ lệ
dân số châu Á so với các châu lục
khác trên toàn thế giới năm 2008.
* Hoạt động 2. Nhóm:
2. Bài tập 2: Cho bảng số liệu dưới đây.
Đơn vị: triệu người
Năm 1800 1900 1950 1970 1990 2002
Số dân
(triệu người)
600
880
1402
2100
3110
3766
Nhận xét sự gia tăng dân số của Châu Á ?
- HS trả lời.
- GV kết luận.
- Từ năm 1800- 2002 dân số Châu Á tăng gần 6,5 lần.
- Dân số Châu Á tăng nhanh từ sau 1950.
+ Thời kì 1800- 1950 trong 150 năm, số dân tăng thêm 802 triệu người.
+ Thời kì 1950- 2002 trong 52 năm dân số tăng thêm 2364 triệu người.
- Thời gian tăng gấp đôi dân số rút ngắn lại:
+ 1800 - 1950: dân số tăng gấp đôi mất 150 năm.
+ 1950 - 1990: chỉ trong 40 năm dân số lại tăng lên gấp đôi.
* HĐ 3. Cá nhân: Bài tập 3: Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu sản phẩm trong nước
của Ấn Độ.
Các ngành kinh tế
Tỉ trọng trong cơ cấu GDP (%)
1999 2001
- Nông – Lâm – Thủy sản
- Công nghiệp – Xây dựng
- Dịch vụ
27,7
26,3
46,0
25,0
27,0
48,0
a. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu sản phẩm trong nước của Ấn Độ.
b. Qua biểu đồ em có nhận xét gì?
a. Vẽ biểu đồ
b. Nhận xét
- Tỉ trọng ngành nông – lâm – thủy sản giảm, ngành công nghiệp – xây dựng tăng,
ngành dịch vụ tăng, minh họa bằng số liệu.
- Sự tăng giảm các ngành cho thấy nền kinh tế Ấn Độ đang phát triển theo hướng
tích cực.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng:
- Làm bài tập 1,2,3 trang 24
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Tìm hiểu thêm về các dạng bài tập hình tròn, cột, đường.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- HS về nhà ôn tập toàn bộ nội dung trong học kì 1.
- Về nhà làm các dạng bài tập: Tròn, cột.
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_8_tiet_16_bai_tap_nam_hoc_2019_2020_truon.pdf