I. MỤC TIÊU:
Qua bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
Trình bày được những đặc điểm nổi bật về dân cư và sự phát triển kinh tế xã
hội của khu vực Đông Á.
2. Kĩ năng:
Củng cố kĩ năng đọc và phân tích bảng số liệu.
3. Thái độ:
Nghiêm túc trong học tập.
4. Năng lực, phẩm chất:
a. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác.
b. Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, lược đồ.
Phẩm chất: Tự tin, tự chủ
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bản đồ tự nhiên, kinh tế Đông Á, máy chiếu.
2. Học sinh: Đọc, nghiên cứu bài.
III. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, trực quan.
2. Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, động não.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Hãy phân biệt sự khác nhau về khí hậu giữa các phần của khu vực Đông
Á? Điều kiện khí hậu đã có ảnh hưởng đến cảnh quan như thế nào?
Đáp án:
* Phần lục địa: - Nửa phía Tây có KH khô hạn, cảnh quan chủ yếu: thảo nguyên
khô, bán hoang mạc và hoang mạc. Nửa phía Đông KH gió mùa ẩm, mưa vào thời
kì gió mùa Đông Nam (tháng 6 → tháng 9), cảnh quan chủ yếu rừng lá rộng cận
nhiệt và ôn đới.
* Phần hải đảo: Khí hậu và cảnh quan giống như nửa phía Đông phần lục địa:
Riêng ở quần đảo Nhật Bản, do gió TBắc thổi đến Nhật Bản qua biển nên vẫn có
mưa vào mựa thu - đông
5 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 15: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Á - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:8A. 19/11/2019 8B. 19/11/2019
Tiết 15 - Bài 13
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC ĐÔNG Á
I. MỤC TIÊU:
Qua bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
Trình bày được những đặc điểm nổi bật về dân cư và sự phát triển kinh tế xã
hội của khu vực Đông Á.
2. Kĩ năng:
Củng cố kĩ năng đọc và phân tích bảng số liệu.
3. Thái độ:
Nghiêm túc trong học tập.
4. Năng lực, phẩm chất:
a. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác.
b. Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, lược đồ.
Phẩm chất: Tự tin, tự chủ
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bản đồ tự nhiên, kinh tế Đông Á, máy chiếu.
2. Học sinh: Đọc, nghiên cứu bài.
III. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, trực quan.
2. Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, động não.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Hãy phân biệt sự khác nhau về khí hậu giữa các phần của khu vực Đông
Á? Điều kiện khí hậu đã có ảnh hưởng đến cảnh quan như thế nào?
Đáp án:
* Phần lục địa: - Nửa phía Tây có KH khô hạn, cảnh quan chủ yếu: thảo nguyên
khô, bán hoang mạc và hoang mạc. Nửa phía Đông KH gió mùa ẩm, mưa vào thời
kì gió mùa Đông Nam (tháng 6 → tháng 9), cảnh quan chủ yếu rừng lá rộng cận
nhiệt và ôn đới.
* Phần hải đảo: Khí hậu và cảnh quan giống như nửa phía Đông phần lục địa:
Riêng ở quần đảo Nhật Bản, do gió TBắc thổi đến Nhật Bản qua biển nên vẫn có
mưa vào mựa thu - đông.
Câu 2: So sánh (giống & khác) của 2 con sông Hoàng Hà và Trường Giang (Trên
lược đồ)?
Đáp án: * Giống nhau: - Là 2 sông dài, đã tạo ra 2 đồng bằng châu thổ rộng lớn.
- Đều bắt nguồn từ SN Tây Tạng, chảy về phía Đông, đổ ra các biển thuộc TBD.
- Nguồn cung cấp nước của 2 sông đều do băng tuyết tan và mưa gió mùa vào mùa
hạ.
- Có lũ lớn vào cuối hạ, đầu thu và cạn vào đông xuân.
* Khác nhau: - Về chế độ nước:
- Sông Hoàng Hà: có chế độ nước thất thường vì chảy qua các vùng KH khác nhau.
Về mùa đông, lưu lượng nước rất nhỏ nhưng đến mùa hạ, lưu lượng nước rất lớn
do tuyết và băng tan ở thượng nguồn và mưa gió mùa ở hạ lưu nên thường xảy ra
lũ lụt lớn.
- Sông Trường Giang có chế độ nước tương đối điều hoà vì ở trung và hạ lưu, sông
chảy qua phần phía Nam TQ với KH cận nhiệt đới gió mùa. Về mùa hạ có mưa
nhiều và mùa đông, mưa là do hoạt động của khí xoáy, lưu lượng nước thời kì lũ
lớn nhất so với thời kì cạn nhất chênh nhau khoảng 3 lần (trong khi đó sông Hoàng
Hà gấp tới 88 lần).
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1. Khởi động:
GV. Đông Á là khu vực đông dân nhất châu Á, đồng thời là khu vực phát triển
nhanh, nơi có nhiều nền kinh tế mạnh của thế giới. Trong tương lai sự phát triển kinh tế
của các nước Đông á có nhiều hứa hẹn. Chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay
để hiểu rõ hơn về tình hình phát triển Kinh tế - XH của khu vực này.
HOẠT ĐỘNG 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động của thầy - trò Nội dung
* HĐ1. Khái quát về dân cư và đặc điểm
phát triển kinh tế của khu vực: (15 phút).
- PP: vấn đáp, trực quan
- KT: Đặt câu hỏi
- GV cho HS trao đổi nhóm bàn (2 phút)
? Dựa vào bảng 13.1 cho biết số dân
khu vực Đông á năm 2002?
? Tham khảo bảng 5.1 cho biết dân số
khu vực Đông Á?
? Chiếm bao nhiêu % dân số châu Á và
thế giới?
- Kết luận về số dân số Đông Á.
- GV. Giới thiệu bản đồ TN - KT Đông Á
- Xác định và đọc tên các nước và vùng
lãnh thổ trong khu vực.
- HS xác định, đọc tên.
? Sau chiến tranh thế giới thứ II, nền
kinh tế Đông Á có đặc điểm gì?
? Giải thích nguyên nhân?
- HS. Do chiến tranh tàn phá nặng nề.
? Ngày nay, nền KT Đông Á triển ra
sao?
1. Khái quát về dân cư và đặc điểm
phát triển kinh tế của khu vực:
- Số dân: 1509, 5 triệu người
-> Chiếm 40% châu Á 24 % dân số thế
giới
-> Là khu vực đông dân nhất châu á
- Sau chiến tranh thế giới thứ II các
nước Đông Á rơi vào tình trạng kiệt
quệ, nghèo khổ.
- Ngày nay: Nền KT các nước phát triển
nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao.
- GV. Giảng: Nhật Bản là siêu cường
thứ 2 thế giới, Hàn Quốc, Đài Loan,
những năm 60 nền KT lạc hậu, nay trở
thành các quốc gia và vùng lãnh thổ
CN mới.
? Đặc điểm phát triển kinh tế của các
nước Đông Á?
- GV giảng: Nước nào có giá trị xuất
khẩu vượt qua giá trị nhập khẩu cao
nhất (NB).
? Đánh giá chung về dân cư và tình hình
phát triển KT của các nước Đông Á?
* HĐ2. (15 phút)
- GV cho HS quan sát: Bản đồ kinh tế
Đông Á.
- HS. Đọc tên các ngành công nghiệp
của Nhật Bản.
- HS suy nghĩ cặp bàn (3 phút)
? Nêu tên các ngành sản xuất công
nghiệp đứng đầu thees giới?
? Nhận xét trình độ phát triển công
nghiệp?
? Thu nhập bình quân đầu người?
- HS báo cáo kết quả - HS nhóm khác
bổ sung, nhận xét.
? Nxét về cuộc sống của người dân
Nhật Bản?
? Cho biết dân số của Trung Quốc?
? Dân số đông đem đến thuận lợi và
khó khăn gì cho Trung Quốc trong phát
triển kinh tế?
? Trình bày và nhận xét các điều kiện
phát triển KT của Trung Quốc?
- Giảng: Lao động dồi dào, tài nguyên
phong phú, chính sách phù hợp -> thuận
lợi.
- Đặc điểm phát triển kinh tế: Từ sản
xuất thay thế hàng nhập khẩu đến sản
xuất để xuất khẩu.
2. Đặc điểm phát triển của một số
quốc gia Đông Á.
a. Nhật Bản:
- Là nước công nghiệp phát triển cao,
nhiều ngành công nghiệp đứng đầu thế
giới.
- Chất lượng cuộc sống cao và ổn định.
b. Trung Quốc:
- Dân số: Đông nhất thế giới.
-> Tạo nhiều thuận lợi (thị trường tiêu
thụ rộng lớn, nguồn lđ dồi dào), gây ko
ít khó khăn (vấn đề giải quyết việc làm,
nhà ở, y tế, giáo dục,..., vấn đề môi
trường, tệ nạn xã hôi...).
? Những thành tựu đã đạt được của
nền KT TQ về NN, CN?
? Với những thành tựu đó, cuộc sống
người dân thay đổi ntn?
? Đánh giá chung về nền kinh tế của
Trung Quốc?
- Kết luận bài.
* Những thành tựu:
- Nông nghiệp: Phát triển nhanh, toàn
diện, giải quyết đủ lương thực.
- Công nghiệp: Hoàn chỉnh, hiện đại
- Tốc độ tăng trưởng cao và ổn định
- Chất lượng cuộc sống được nâng lên
rõ rệt.
* Ghi nhớ
HOẠT ĐỘNG 3. Luyện tập: (5 phút)
- Trình bày đặc điểm dân cư và phát triển KT của khu vực Đông á?
- Trình bày đặc điểm phát triển KT của Nhật Bản và Trung Quốc?
HOẠT ĐỘNG 4. Hoạt động vận dụng:
- Nêu những biểu hiện cho thấy sự hợp tác kinh tế văn hóa giữa VN và Nhật Bản,
Trung Quốc.
HOẠT ĐỘNG 5. Tìm tòi, mở rộng:
- Nắm vững nội dung bài học. Hoàn thành các bài tập.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU:
- Chuẩn bị bài: Ôn Tập HK I (Kiến thức lý thuyết + Kĩ năng vẽ biểu đồ và nhận xét
biểu đồ).
............................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_8_tiet_15_tinh_hinh_phat_trien_kinh_te_xa.pdf