I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực Đông Á: Lãnh
thổ gồm 2 bộ phận (Đất liền và Hải đảo) có đặc điểm tự nhiên khác nhau.
2. Kỹ năng
- Đọc và khai thác kiến thức từ bản đồ tự nhiên.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập bộ môn.
4. Định hướng năng lực
* Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải
quyết vấn đề .
* Năng lực đặc thù: Đọc lược đồ, bản đồ tự nhiên khu vực Đông Á.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Bản đồ tự nhiên khu vực Đông Á
- Các cảnh quan khu vực Đông Á.
2. Học sinh: Tìm hiểu về đặc điểm địa hình, khí hậu, cảnh quan khu vực Đông Á.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
- Phương pháp vấn đáp
- Phương pháp hoạt động nhóm
2. Kĩ thuật
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ
IV. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra
3. Bài mới
* HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Đông Á là khu vực rộng lớn nằm tiếp giáp với TBD. Đây là khu vực con người
đã khai thác từ rất lâu đời nên cảnh quan tự nhiên bị biến đổi sâu sắc.
Em hãy kể tên các quốc gia thuộc khu vực Đông Á.
Trong các quốc gia đó đất nước nào phát triển nhất ?
9 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 14, 15, 16 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Ngày dạy:
Tiết 14 Bài 12
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC ĐÔNG Á
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực Đông Á: Lãnh
thổ gồm 2 bộ phận (Đất liền và Hải đảo) có đặc điểm tự nhiên khác nhau.
2. Kỹ năng
- Đọc và khai thác kiến thức từ bản đồ tự nhiên.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập bộ môn.
4. Định hướng năng lực
* Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải
quyết vấn đề .
* Năng lực đặc thù: Đọc lược đồ, bản đồ tự nhiên khu vực Đông Á.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Bản đồ tự nhiên khu vực Đông Á
- Các cảnh quan khu vực Đông Á.
2. Học sinh: Tìm hiểu về đặc điểm địa hình, khí hậu, cảnh quan khu vực Đông Á.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
- Phương pháp vấn đáp
- Phương pháp hoạt động nhóm
2. Kĩ thuật
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ
IV. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra
3. Bài mới
* HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Đông Á là khu vực rộng lớn nằm tiếp giáp với TBD. Đây là khu vực con người
đã khai thác từ rất lâu đời nên cảnh quan tự nhiên bị biến đổi sâu sắc.
Em hãy kể tên các quốc gia thuộc khu vực Đông Á.
Trong các quốc gia đó đất nước nào phát triển nhất ?
HS nêu ý kiến.
GV dẫn dắt vào nội dung bài học. Chúng ta cùng tìm hiểu điều đó trong bài 12.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
Hoạt động Cá nhân và cặp đôi (10 phút)
Dựa thông tin sgk và lược đồ H12.1 hãy cho
biết:
1. Xác định vị trí lãnh thổ khu vực Đông Á?
Đông Á nằm giữa khoảng vĩ độ nào? Gồm
những quốc gia và những vùng lãnh thổ
I. Vị trí địa lí và phạm vi khu vực
Đông Á
- Nằm giữa khoảng vĩ độ 210B ->
530B.
2
nào?
2. Đông Á tiếp giáp những biển nào? Lãnh
thổ khu vực có thể chia làm mấy bộ phận,
đó là những bộ phận nào?
Sau khi HS nghiên cứu cá nhân 2 phút, GV
cho các em trao đổi cặp đôi 5 phút để thống
nhất ý kiến.
- HS trả lời - nhận xét
- GV chuẩn kiến thức, bổ sung:
+ Đài Loan là vùng lãnh thổ thuộc TQ do
Tưởng Giới Thạch trốn chạy cuộc CM của
nhân dân TQ ra đó chiếm giữ và thành lập 1
vùng lãnh thổ riêng.
Hoạt động nhóm (15 phút)
Dựa thông tin mục 2 + H12.1 hãy
- Nhóm 1: Nêu đặc điểm địa hình phần đất
liền.
- Nhóm 2: Nêu đặc điểm sông ngòi phần đất
liền. (Nơi bắt nguồn, hướng chảy, các HT
sông lớn)
- Nhóm 3: Nêu đặc điểm địa hình - sông
ngòi phần hải đảo?
- HS đại diện các nhóm báo cáo - nhận xét,
bổ xung.
- GV chuẩn kiến thức:
+ S. Hoàng Hà còn được mệnh danh là "Bà
già cay nghiệt" vì sông thường gây ra những
trận lũ, lụt lớn. Do song chảy qua nhiều
vùng khí hậu khác nhau => Chế độ nước
thất thường, mùa lũ nước rất lớn gấp 88 lần
so với mùa cạn.
+ S.Trường Giang lại được coi là "Cô gái
dịu hiền", có chế độ nước điều hòa do nằm
trong vùng có khí hậu cận nhiệt gió mùa.
Hoạt động cặp đôi (15 phút)
Dựa H4.1 và H4.2 + thông tin sgk + Kiến
thức đã học điền tiếp nội dung vào bảng sau:
- Gồm: 4 quốc gia (Trung Quốc,
Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản)
và 1 vùng lãnh thổ (Đài Loan -
Trung Quốc).
- Chia làm 2 bộ phận
+ Phần đất liền: Trung Quốc, bán
đảo Triều Tiên.
+ Phần hải đảo: qđ. Nhật Bản, đ.
Đài Loan, đ. Hải Nam.
2. Đặc điểm tự nhiên
a) Địa hình và sông ngòi
* Phần đất liền
- Chiếm 83,7% diện tích lãnh thổ.
- Địa hình:
+ Phía tây: Núi và sơn nguyên cao,
đồ sộ, hiểm trở xen các bồn địa
rộng lớn.
+ Phía đông: Là vùng đồi, núi thấp
xen các đồng bằng rộng, bằng
phẳng.
- Sông ngòi:
+ Có 3 con sông lớn: A-mua,
Hoàng Hà, Trường Giang. Cả 3
sông đều chảy theo hướng tây -
đông.
+ Chế độ nước thường chia 2 mùa:
Mùa lũ và mùa cạn. Riêng S.Hoàng
Hà có chế độ nước thất thường.
* Phần Hải đảo
- Là miền núi trẻ, thường có động
đất, núi lửa hoạt động mạnh, gây
thiên tai.
- Sông ngòi ngắn, có độ dốc lớn.
b) Khí hậu và cảnh quan
Đặc điểm Phía đông phần đất liền và hải đảo Phía tây phần đất liền
Khí hậu - Một năm có 2 mùa gió khác nhau
+ Mùa đông có gió mùa Đông Bắc,
thời tiết lạnh và khô. Riêng Nhật Bản
- Thuộc lãnh thổ Trung
Quốc do nằm sâu trong
nội địa, nên khí hậu quanh
3
vẫn có mưa do có gió tây bắc đi qua
biển.
+ Mùa hạ có gió mùa Đông Nam từ
biển thổi vào, thời tiết mát, ẩm và mưa
nhiều.
năm khô hạn.
Cảnh quan - Phía đông Trung Quốc và bán đảo
Triều Tiên và hải đảo có rừng bao
phủ. Ngày nay do con người khai phá
nên rừng còn rất ít
- Chủ yếu là thảo nguyên
khô, bán hoang mạc và
hoang mạc
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
1) Hãy trình bày những đặc điểm khác nhau về địa hình giữa phần đất liền và
phần hải đảo của khu vực Đông Á?
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (trên lớp/ở nhà)
2) Nêu những đặc điểm giống và khác nhau của 2 hệ thống sông Hoàng Hà và
sông Trường Giang?
3) Hãy nêu sự khác nhau về khí hậu giữa các phần của khu vực Đông Á? Điều
kiện khí hậu đó ảnh hưởng đến cảnh quan như thế nào?
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
Tưởng tượng là 1 hướng dẫn viên du lịch em hãy giới thiệu về điều kiện tự
nhiên và tiềm năng du lịch, những điểm đến hấp dẫn của khu vực Đông Á.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học bài và chuẩn bị đồ dùng tiết sau làm bài tập.
- Ôn tập kiến thức khu vực Tây Nam Á, Nam Á, Đông Á.
4
Ngày dạy:
Tiết 15
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC ĐÔNG Á
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trình bày được đặc điểm nổi bật về dân cư, đặc điểm phát triển kinh tế khu
vực và một số quốc gia Đông Á.
2. Kĩ năng
- Phân tích bảng số liệu.
- Phân tích bản đồ kinh tế của khu vực Đông Á.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập bộ môn.
4. Định hướng năng lực
* Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải
quyết vấn đề .
* Năng lực đặc thù: Đọc bảng số liệu, đọc lược đồ kinh tế khu vực Đông Á.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Bản đồ kinh tế khu vực Đông Á
2. Học sinh: Tìm hiểu về đặc điểm phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ khu vực
Đông Á.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
- Phương pháp vấn đáp
- Phương pháp hoạt động nhóm
2. Kĩ thuật
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ
IV. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra
- Trình bày đặc điểm địa hình, sông ngòi của khu vực Đông Á.
- Trình bày đặc điểm khí hậu khu vực Đông Á.
3. Bài mới
* HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
Hoạt động cả lớp (15 phút)
GV: Yêu cầu HS quan sát bảng 13.1
trả lời các yêu cầu sau:
GV: Cho biết số dân của khu Vực
Đông Á năm 2002?
GV: Kết hợp với bảng 5.1 trang 16
SGK thì số dân khu vực Đông Á chiếm
bao nhiêu % số dân châu Á, số dân thế
1. Khái quát về dân cư và đặc điểm
phát triển kinh tế khu vực Đông Á
- Đông á là khu vực có số dân rất đông,
nhiều hơn dân số của các châu lục khác
trên thế giới.
5
giới?
GV: Quốc gia nào ở Đông Á có số dân
đông nhất? Chiếm bao nhiêu % số dân
châu Á?
GV: chốt ý: đông Á là khu vực có số
dân đông nhất châu Á, trong đo chỉ
riêng Trung Quốc có số dân đông hơn
các châu lục khác.
- Kinh tế: Phát triển nhanh và duy trì
tốc độ tăng trưởng cao.
+ Quá trình phát triển đi từ sản xuất
thay thế hàng nhập khẩu đến sản xuất
để xuất khẩu.
+ Điển hình là Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trung Quốc.
Hoạt động Nhóm đôi (20 phút)
Yêu cầu quan sát bảng 13.2 trả lời câu
hỏi:
- Các nước có giá trị xuất khẩu như thế
nào so với nhập khẩu?
- Nước nào có giá trị xuất khẩu vượt
giá trị nhập khẩu cao nhất trong số ba
nước đó.
- Với gía trị xuất khẩu vượt trên giá trị
nhập khẩu các nước trên nền kinh tế có
xu hướng như thế nào? Tại sao?
(Gợi ý HS xem thông tin trong sách
trang 44 để trả lời vấn đề này )
GV: chốt ý: Đông Á là khu vực có
kinh tế phát triển nhanh, tốc độ tăng
trưởng nhanh, quá trình phát triển đi từ
sản xuất thay thế hàng nhập khẩu đến
sản xuất để xuất khẩu.
Hoạt động cặp đôi
Yêu cầu HS dựa vào thông tin trong
mục 2 trang 45 sách giáo khoa hãy lập
bảng tóm tắt so sánh đặc điểm kinh tế
của Nhật Bản và Trung Quốc theo
hướng dẫn phiếu học tập 13.1
GV: tổ chức cho HS báo cáo kết qủa
làm việc, chốt ý cho ghi bài.
2. Đặc điểm phát triển của một số
quốc gia Đông Á
a) Nhật Bản
Là cường quốc kinh tế thức hại thế
giới:
- Công nghiệp chế tạo ô tô, tàu biển.
- Công nghiệp điện tử: chế tạo các thiết
bị điện tử, người máy công nghiệp.
- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng:
đồng hồ, máy ảnh, xe máy, máy giặt,
máy lạnh.
Thu nhập bình quân đầu người rất cao.
b) Trung Quốc
- Là nước đông dân nhất thế giới.
- Nền nông nghiệp phát triển nhanh và
tương đối toàn diện.
- Phát triển nhanh chóng một nền công
nghiệp hoàn chỉnh, các ngành công
nghiệp hiện đại như điện tử, cơ khí,
nguyên tử.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn
định, sản lượng lương thực, than, điện
đứng đầu thế giới.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- Nền kinh tế các nước trong khu vực Đông Á có đặc điểm gì?
- Nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh dựa vào lợi thế nào?
6
- Theo em những đường lối nào để phát triển kinh tế của Trung Quốc sẽ là bài
học kinh nghiệm trong quá trình phát triển kinh tế nước ta?
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (trên lớp/ở nhà)
- Nêu tên các nước và vùng lãnh thổ thuộc Đông Á, vai trò của các nước, vùng
lãnh thổ đó trong sự phát triển hiện nay trên thế giới.
- Nêu những ngành sản xuất công nghiệp của Nhật Bản đứng đầu thế giới.
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Kể tên các sản phẩm nhà em đang sử dụng có nguồn gốc từ Nhật, Hàn Quốc,
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học bài và chuẩn bị đồ dùng tiết sau làm bài tập.
- Chuẩn bị đồ dùng vẽ biểu đồ tròn: compa, thước kẻ, thước đo độ, máy tính.
7
Ngày dạy:
Tiết 16
BÀI TẬP
I. Mục tiêu
- HS biết trình tự các bước nhận xét bảng số liệu về dân số, các chỉ tiêu về kinh
tế, xã hội của một khu vực, một quốc gia.
- Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu kinh tế một số quốc gia ở châu Á.
Định hướng năng lực
* Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải
quyết vấn đề .
* Năng lực đặc thù: Phân tích bảng số liệu, vẽ biểu đồ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Bài tập trên bảng.
2. Học sinh: Máy tính, thước kẻ, com pa.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
- Phương pháp vấn đáp
2. Kĩ thuật
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ
IV. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra
- Trình bày đặc điểm kinh tế khu vực Đông Á.
3. Bài mới
* HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
- Để củng cố kĩ năng nhận xét bảng số liệu, vẽ biểu đồ HS làm bài tập.
* HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
GV hướng dẫn HS làm bài tập.
+ Nhận xét bảng số liệu.
HS thực hiện cá nhân các yêu cầu theo hướng dẫn của GV.
+ Hỏi HS cách thực hiện.
+ GV hướng dẫn cách làm bài.
- Sau khi cá nhân HS thực hiện, GV hướng dẫn các em chia sẻ kết quả.
- GV bổ sung, chuẩn kiến thức cho các em HS.
Bài 1:
Cho bảng số liệu về sự gia tăng dân số của châu Á:
Đơn vị: triệu người
Năm 1800 1900 1950 1970 1990 2002
Số dân 600 880 1402 2100 3110 3766
Hãy nhận xét sự gia tăng dân số của châu Á?
GIẢI:
8
Nhận xét sự gia tăng dân số của Châu Á
- Từ năm 1800- 2002 dân số Châu Á tăng gần 6,3 lần.
- Dân số Châu Á tăng nhanh từ sau 1950.
+ Thời kì 1800- 1950 trong 150 năm, số dân tăng thêm 802 triệu người.
+ Thời kì 1950- 2002 trong 52 năm dân số tăng thêm 2364 triệu người.
- Dân sô tăng gấp đôi nhưng thời gian rút ngắn lại:
+ 1800- 1950: dân số tăng gấp đôi mất 150 năm.
+ 1950- 1990: chỉ trong 40 năm dân số lại tăng lên gấp đôi.
Bài 2:
Dựa vào bảng số liệu trang 27 SGK, hãy cho biết:
+ Những nước nào khai thác than và dầu mỏ nhiều nhất?
+ Những nước nào sử dụng các sản phẩm khai thác chủ yếu để xuất khẩu?
Cho bảng số liệu:
Dân số các châu lục qua một số năm (triệu người)
Năm
Châu lục
1950 2000 2002
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên
(% so với năm 2002)
Châu Á 1.402 3.683 3.766 1,3
Châu Âu 547 279 728 - 0,1
Châu Đại Dương 13 30,4 32 1,0
Châu Mĩ 339 829 850 1,4
Châu Phi 221 784 839 2,4
Toàn thế giới 2.522 6.055,4 6.215 1,3
Nhận xét về sự gia tăng số dân và tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số châu Á
so với châu Âu, châu Phi và thế giới ?
Hướng dẫn trả lời
- Số dân châu Á luôn đứng đầu thế giới, minh họa bằng số liệu.
- Số dân của châu Á từ năm 1950 đến năm 2002 đều tăng, minh họa bằng số liệu.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số châu Á bằng mức trung bình của thế
giới, cao hơn châu Âu, thấp hơn nhiều so với châu Phi.
Bài 3: Cho bảng số liệu về sản lượng lúa gạo của một số quốc gia Châu Á so với
thế giới:
Tên nước Sản lượng %
Trung Quốc
Ấn Độ
Việt Nam
In-đô-nê-xi-a
Các nước khác
28,7
22,9
6,0
8,9
33,5
9
a. Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện sản lượng lúa gạo của một số quốc gia
Châu Á so với thế giới.
b. Nhận xét.
Hướng dẫn trả lời
a. Vẽ biểu đồ:
- Vẽ đúng được 2 biểu đồ tròn, khoa học, thẩm mĩ
- Có biểu diễn: số liệu; kí hiệu sản lượng ở các nước, chú giải.
- Tên biểu đồ: sản lượng lúa gạo của một số quốc gia Châu Á so với thế giới.
b. Nhận xét
- Sản lượng lúa gạo của các nước Châu Á chiếm tỉ trọng lớn 57,6%.
- Các nước có sản lượng lúa gạo chiếm tỉ trọng cao là: Trung Quốc:
28,7%; Ấn Độ: 22,9%; Việt Nam; 6%; In-đô-nê-xi-a: 8,9%.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- Nêu các bước vẽ biểu đồ tròn.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng ở nhà
Bài 4: Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu sản phẩm trong nước của Ấn Độ
Các ngành kinh tế
Tỉ trọng trong cơ cấu GDP (%)
1999 2001
- Nông – Lâm – Thủy sản
- Công nghiệp – Xây dựng
- Dịch vụ
27,7
26,3
46,0
25,0
27,0
48,0
a. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu sản phẩm trong nước của Ấn Độ.
b. Qua biểu đồ em có nhận xét gì ?
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Tự sưu tầm bài tập trong sách bài tập địa lí 8, hoàn thiện 1 bài tập vẽ biểu đồ.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Ôn tập kiến thức chuẩn bị kiểm tra học kì 1:
+ Địa hình, khí hậu, sông ngòi châu Á.
+ Khu vực Tây Nam Á, Nam Á, Đông Á: tự nhiên, dân cư, kinh tế xã hội.
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_8_tiet_14_15_16_truong_thcs_muong_kim.pdf