Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 12: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á - Năm học 2020-2021 - Tòng Thị Quyên

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày được đặc điểm nổi bật về tự nhiên khu vực Nam Á.

2. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, tự lập.

3. Năng lực

a. Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo, tính toán, hợp tác.

b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, lược đồ, sử dụng tranh ảnh.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Máy chiếu, bản đồ TN châu Á, BĐ tự nhiên Nam Á, tranh ảnh cảnh quan, sản xuất

2. Học sinh: Đọc sgk, phân tích kênh hình, trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài 10.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại, luyện tập thực hành, hoạt động nhóm

2. Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, động não, sơ đồ tư duy.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:

- Trình bày vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên khu vực Tây Nam Á?

- Cho biết những nguyên nhân làm kìm hãm sự phát triển KT-XH khu vực Tây Nam Á?

3. Bài mới

Hoạt đông 1. Khởi động

- GV chiếu 1 số ảnh cảnh quan, sông núi Nam Á -> HS gọi tên sự vật trong ảnh

- GV giới thiệu bài.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 122 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 12: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á - Năm học 2020-2021 - Tòng Thị Quyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: /11/2020 Tiết 12 - Bài 10 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NAM Á I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được đặc điểm nổi bật về tự nhiên khu vực Nam Á. 2. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, tự lập. 3. Năng lực a. Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo, tính toán, hợp tác... b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, lược đồ, sử dụng tranh ảnh. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Máy chiếu, bản đồ TN châu Á, BĐ tự nhiên Nam Á, tranh ảnh cảnh quan, sản xuất 2. Học sinh: Đọc sgk, phân tích kênh hình, trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài 10. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại, luyện tập thực hành, hoạt động nhóm 2. Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, động não, sơ đồ tư duy... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên khu vực Tây Nam Á? - Cho biết những nguyên nhân làm kìm hãm sự phát triển KT-XH khu vực Tây Nam Á? 3. Bài mới Hoạt đông 1. Khởi động - GV chiếu 1 số ảnh cảnh quan, sông núi Nam Á -> HS gọi tên sự vật trong ảnh - GV giới thiệu bài. Hoạt động 2. Hình thành kiến, kĩ năng thức mới Hoạt động của GV và HS Nội dung 1. Vị trí địa lí và địa hình - HS Quan sát hình 1.2 ? Nam Á nằm ở vị trí nào của lục điạ Á –Âu? - HS Quan sát hình 10.1 ? Nam Á nằm trong khoảng từ vĩ độ nào đến vĩ độ nào? ? Nam Á giáp biển và vịnh nào, khu vực nào? - HS lên bảng xác định VTĐL của Nam Á. ? Xác định và đọc tên các quốc gia trong khu vực Nam Á? - HS lên bảng xđ trên lược đồ (Gồm 7 quốc gia: Pa-ki-xtan, Ấn Độ, Nê-pan, Bu-tan, Băng -la-đet, Xri-lan-ca, Man-đi-vơ) ? Nước nào có diện tích lớn nhất? Nhỏ nhất? - HS. Ấn Độ: 3,28 triệu km2, Manđivơ: 298km2 - Hs quan sát lược đồ hình 10.1 ? Từ Bắc xuống Nam địa hình nam Á có mấy miền địa hình? - Hs trình bày ở lược đồ hình 10.1 ? Nêu đặc điểm của từng miền địa hình đó? - Hs trả lời - GV chốt ý về đặc điểm địa hình khu vực - Hs quan sát tranh ảnh về 3 miền địa hình. - Gv giới thiệu đôi nét về dãy Hi-ma-lay-a - Gv giới thiệu Việt Nam chinh phục đỉnh Ê vơ rét vào ngày 22/5 /2008 với ba chàng trai trẻ (Nguyễn Văn Ngợi (Gia Lai), Nguyễn Mậu Linh (Hà Nội), Phan Thanh Nhiên (Sài Gòn). - Hi-ma-lay-a là ranh giới khí hậu quan trọng giữa Trung Á và Nam Á ? Nhận xét chung về VTĐL và ĐH của Nam Á? ? Vị trí địa lí và địa hình có ảnh hưởng gì đến khí hậu ,sông ngòi và cảnh quan? - HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi trên. 2. Khí hậu, sông ngòi, cảnh quan - Hs quan sát hình 2.1. ? Cho biết Nam Á nằm chủ yếu trong đới khí hậu nào? (nhiệt đới gió mùa) - HS nghiên cứu thông tin SGK trình bày vùng phân bố và đặc điểm của từng miền khí hậu * Thảo luận nhóm: ? Quan sát hình 10.2 và nghiên cứu chú thích, nhận xét phân bố lượng mưa của khu vực? - Hs thảo luận nhóm thời gian 4 phút phân tích lượng mưa ở 3 địa điểm: Mun-tan, Mun-bai, Se-ra-pun-di Học sinh trình bày và bổ sung nhận xét. ? Nguyên nhân nào làm cho sự phân bố lượng mưa không đều ở Nam Á? - GV chuẩn kiến thức: - Sự phân bố lượng mưa không đều ở Nam Á về cơ bản là do độ cao địa hình và hướng của các dãy núi, ngoài ra phía Tây Bắc còn do ảnh hưởng của khối khí chí tuyến Bắc bán cầu + Mưa giảm dần từ phía Đông, ĐN lên tây bắc. + Giảm từ ven biển vào sâu trong nội địa + Ngoài ra mưa còn giảm theo độ cao, và theo hướng sườn núi. ? Nhịp điệu hoạt động gió mùa ảnh hưởng như thế nào đến sinh hoạt và sản xuất của người dân? ? Vì sao nằm cùng vĩ độ với miền bắc VN nhưng mùa đông ở Nam Á không lạnh như miền bắc VN? - Hs quan sát hình 10.1. ? Nam Á có các hệ thống sông chính nào? Đọc tên các hệ thống sông đó trên bản đồ? - GV Giới thiệu những nét tiêu biểu của 1 con sông trong vùng bằng bài thuyết trình 1 phút. - HS lên bảng giới thiệu các sông. - Hs quan sát tranh ảnh các sông. - Gv giới thiệu về sông Hằng. - Hs quan sát hình 3.1. ? Nam Á có những cảnh quan tự nhiên nào? - Hs quan sát tranh ảnh. - GV. Học sinh xác định tương đối hình 10.3, 10.4 ở lược đồ hình 10.1. ? Kể tên các tài nguyên? ? Dựa vào các đặc điểm trên, đánh giá chung về điều kiện TN của khu vực? ? Điều kiện TN có ý nghĩa gì với phát triển KT của khu vực? ?Vùng còn gặp phải những khó khăn gì? - Kết luận toàn bài. 1. Vị trí địa lí và địa hình a. Vị trí địa lí - Nằm ở rìa phía nam lục điạ Á-Âu - Giới hạn; Từ 90B - 370B 62oĐ – 98oĐ - Tiếp giáp: Biển A-Rap, vịnh Ben-gan, Tây Nam Á, Trung Á, Đông Á, Đông Nam Á. b. Địa hình - Có 3 miền địa hình: - Phía Bắc: Miền núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ, cao, đồ sộ nhất thế giới. Hướng tây bắc – đông nam, dài 2600km rộng 320-400km - Ở giữa: Đồng bằng Ấn-Hằng rộng lớn. Dài hơn 3000km rộng 250-350km - Phía Nam: Sơn nguyên Đê-can với hai rìa nâng cao thành dãy Gát Đông và Gát Tây à Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, địa hình phân hóa 3 miền rõ rệt, chủ yếu là núi cao, sơn nguyên, đồng bằng ở giữa rộng lớn. à VTĐL ảnh hưởng lớn đến khí hậu, sơn nguyên và cảnh quan của vùng: Nằm ở đới nóng, cảnh quan rừng nhiệt đới sẽ phổ biến. 2. Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên a. Khí hậu - Chủ yếu là nhiệt đới gió mùa điển hình. - Khí hậu núi cao - Nhiệt đới khô - Lượng mưa nhiều nhất thế giới, phân bố không đều. => Vị trí, địa hình là nhân tố ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân hóa khí hậu (đặc biệt là sự p bố lượng mưa) - Nhịp điệu hoạt động của gió mùa ảnh hưởng đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực. - Mùa đông Nam Á ấm áp hơn là do ảnh hưởng của địa hình dãy Himalaya chắn gió đông bắc từ cao áp Xi bia tràn xuống trú lạnh ở sườn bắc (Trung Quốc). Khi qua sườn nam sẽ ấm áp) b. Sông ngòi - Có nhiều sông lớn: Sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-put. c. Cảnh quan - Cảnh quan: Nam Á có các cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc, núi cao . Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm chiếm diện tích đáng kể. d. Tài nguyên - Tài nguyên rừng - Tài nguyên khoáng sản: Dầu mỏ, than, mangan... * Điều kiện tự nhiên rất phong phú, đa dạng. -> thuận lợi phát triển KT đa ngành. * Khó khăn: thiên tai, ... - Ghi nhớ Hoạt động 3. Luyện tập - Vẽ sơ đồ tư duy về đặc điểm tự nhiên Nam Á. - Hãy nối ý ở cột khí hậu với ý ở cột cảnh quan và phân bố sao cho thích hợp: Nơi phân bố Khí hậu Cảnh quan A. Dãy Himalaya. B. Đồng bằng và sơn nguyên thấp. C. Tây bắc ấn Độ và Pa-ki-xtan. 1. Nhiệt đới gió mùa 2. Nhiệt đới khô 3. Khí hậu núi cao a. Hoang mạc và bán hoang mạc b. Núi cao c. Rừng nhiệt đới ẩm Hoạt động 4. Vận dụng - Viết 1 bài báo cáo ngắn gọn (có sử dụng hình ảnh minh họa) để giới thiệu những nét đẹp của thiên nhiên Nam Á. - Trao đổi với bạn bè. Hoạt động 5: Tìm tòi phát triển ý tưởng sáng tạo - Tìm đọc thêm trên internet về đời sống nhân dân ở những vùng núi cao hoặc ven sông Ấn, sông Hằng của Nam Á. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Chuẩn bị bài:“ Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á” + So sánh diện tích và dân số của các khu vực dựa vào bảng 11.1 + Cho biết đặc điểm dân cư khu vực Nam Á? Giải thích nguyên nhân sự phân bố dân cư không đều của khu vực + Các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ của Ấn Độ phát triển như thế nào. + Sưu tầm tư liệu tranh ảnh về dân cư kinh tế khu vực Nam Á

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_8_tiet_12_dieu_kien_tu_nhien_khu_vuc_nam.doc