Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 11: Khu vực Tây Nam Á - Năm học 2020-2021 - Tòng Thị Quyên

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày được đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nam Á.

2. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, tự lập.

3. Năng lực

a. Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo, tính toán, hợp tác.

b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, lược đồ, sử dụng tranh ảnh.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Máy chiếu, bài giảng PowerPoint, phiếu học tập.

2. Học sinh: Đọc sgk, phân tích kênh hình, trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài 9.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại, luyện tập thực hành, hoạt động nhóm

2. Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, động não, sơ đồ tư duy.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài

3. Bài mới

Hoạt đông 1. Khởi động

- GV chiếu lược đồ các khu vực châu Á.

- Quan sát lược đồ, cho biết châu á được chia thành những khu vực nào?

- HS kể tên.

- GV: Trong các khu vực của châu Á, có một khu vực giàu có nổi tiếng, 1 điểm “nóng” về chính trị, 1 trong những vùng có hoạt động kinh tế – xã hội sôi động của thế giới, thu hút sự chú ý của nhiều người. Đó chính là khu vực TNA (GV chỉ lược đồ). Khu vực này có gì nổi bật, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.

 

doc7 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 197 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 11: Khu vực Tây Nam Á - Năm học 2020-2021 - Tòng Thị Quyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 11/11/2020 Tiết 11 - Bài 9 KHU VỰC TÂY NAM Á I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nam Á. 2. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, tự lập. 3. Năng lực a. Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo, tính toán, hợp tác... b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, lược đồ, sử dụng tranh ảnh. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Máy chiếu, bài giảng PowerPoint, phiếu học tập. 2. Học sinh: Đọc sgk, phân tích kênh hình, trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài 9. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại, luyện tập thực hành, hoạt động nhóm 2. Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, động não, sơ đồ tư duy... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài 3. Bài mới Hoạt đông 1. Khởi động - GV chiếu lược đồ các khu vực châu Á. - Quan sát lược đồ, cho biết châu á được chia thành những khu vực nào? - HS kể tên. - GV: Trong các khu vực của châu Á, có một khu vực giàu có nổi tiếng, 1 điểm “nóng” về chính trị, 1 trong những vùng có hoạt động kinh tế – xã hội sôi động của thế giới, thu hút sự chú ý của nhiều người. Đó chính là khu vực TNA (GV chỉ lược đồ). Khu vực này có gì nổi bật, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài hôm nay. Hoạt động 2. Hình thành kiến, kĩ năng thức mới Hoạt động của GV và HS Nội dung 1. Tìm hiểu vị trí địa lí - GV chiếu lược đồ tự nhiên TNA (H9.1sgk) ? Quan sát lược đồ, cho biết TNA nằm trong khoảng các vĩ độ và kinh độ nào? - HS lên bảng chỉ lược đồ, xác định các địa điểm tiếp giáp của TNA. ? TNA tiếp giáp với các biển, vịnh biển, các khu vực và châu lục nào? ? Nó tạo thuận lợi gì cho sự phát triển của khu vực TNA? - GV giảng: TNA nằm ở ngã ba của 3 châu lục Á, Âu, Phi, với lợi thế có con kênh đào Xuy-ê, TNA trở thành cầu nối trên con đường biển từ ĐTHải ra biển Đỏ, ra Ấn Độ Dương rồi ra TBD, từ châu Âu sang châu Á. ? Từ đây em có đánh giá ntn về vị trí địa lí của TNA? Chuyển ý: Với VTĐL như vậy, TNA nằm trong môi trường tự nhiên ntn và có đặc điểm gì nổi bật -> phần 2. 2. Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên ? Chú ý phần kênh chữ sgk, cho biết TNA có diện tích bao nhiêu? - GV chia nhóm (đếm thứ tự 1234) tổ chức thảo luận nhóm tìm hiểu các đặc điểm tự nhiên của TNA: - GV chiếu câu hỏi thảo luận, phát PHT, hướng dẫn hs tìm tư liệu trong sgk. - Các nhóm nhận phiếu học tập, tiến hành thảo luận (3phút) 1. Vị trí địa lí - Nằm trong khoảng: 120B đến 420B, 260Đ đến 730Đ - TNA nằm ở vị trí ngã ba của 3 châu lục Á, Âu, Phi, có nhiều biển, vịnh biển bao bọc. -> Tạo thuận lợi cho giao lưu kinh tế – xã hội giữa Tây Nam Á với các khu vực, các châu lục khác, có tiềm năng phát triển các ngành kinh tế biển. à TNA có vị trí địa lí chiến lược quan trọng 2. Đặc điểm tự nhiên - Diện tích: 7 triệu km2 Nhóm 1: Quan sát H9.1 và đọc kênh chữ sgk cho biết: - Từ đông bắc xuống tây nam, TNA có những miền địa hình nào? - Dạng địa hình nào chiếm phần lớn diện tích? Nhóm 2: Quan sát H2.1 (sgk/7), H9.1 sgk cho biết: - Kể tên các đới, các kiểu khí hậu của TNA? - Nhận xét chung về khí hậu TNA? Nhóm 3: Quan sát H9.1 sgk và kiến thức đã học: - TNA có những con sông lớn nào? Đặc điểm của các con sông ấy? (Bắt nguồn từ đâu, đổ ra đâu, có vai trò gì) - So sánh mạng lưới sông ngòi TNA với các khu vực khác của châu á? Nhóm 4: Quan sát H9.1 và H3.1 (sgk/11) cho biết: - TNA có các đới cảnh quan nào? - Cảnh quan nào chiếm ưu thế? Nhóm 5: Quan sát H9.1 và kênh chữ sgk: Kể tên, nêu sự phân bố và trữ lượng của khoáng sản TNA? - GV chiếu lược đồ, yêu cầu lần lượt các nhóm lên báo cáo -> nhận xét - HS. Đại diện các nhóm báo cáo trình bày trên lược đồ -> nhận xét, bổ sung. - GV chốt từng ý theo sơ đồ, chiếu hình ảnh minh họa- chốt theo bảng sau Địa hình Khí hậu Sông ngòi Cảnh quan Khoáng sản - Đông bắc: núi cao bao bọc SN Thổ Nhĩ Kì Và SN I-ran - Phần trung tâm: ĐB Lưỡng Hà. - Tây nam: Núi cao và SN A-rap đồ sộ - Địa hình nhiều núi và cao nguyên - Đới KH cận nhiệt và KH nhiệt đới. - Kiểu khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải, cận nhiệt lục địa, nhiệt đới khô. - Khí hậu nóng, khô hạn. - Sông lớn: Ti-grơ, Ơ-phrat + Bắt nguồn từ miền núi Acmenia đổ ra vịnhPec-xich + Bồi đắp phù sa cho đồng bằng Lưỡng Hà - Hệ thống sông ngòi kém p.triển - Hoang mạc, bán hoang mạc, rừng cây bụi lá cứng, thảo nguyên. - Hoang mạc, bán hmạc chiếm phần lớn - Dầu mỏ, khí đốt - Phân bố:đồng bằng Lưỡng Hà, Vịnh Pec-xich. - Trữ lượng: + Dầu mỏ: 65% thế giới + Khí đốt: 25% thế giới - Dầu mỏ là tài nguyên quan trọng nhất của vùng. * GV giảng- hỏi xen kẽ sau phần trình bày của từng nhóm: - Địa hình: phía ĐB là hệ thống các dãy núi cao chạy từ bờ biển ĐTH nối hệ thống núi Anpi (châu Âu) với hệ thống Himalaya cao đồ sộ, bao quanh SN Thổ Nhĩ Kì và I-ran. Phần trung tâm là ĐB Lưỡng Hà màu mỡ. Phía TN là núi cao và SN A-rap đồ sộ. Khí hậu: ? Tại sao TNA được bao bọc bởi nhiều vịnh, biển mà khí hậu vẫn rất khô, hình thành cảnh quan hoang mạc? ? Nhận xét chung về thiên nhiên TNA? ? Đặc điểm tự nhiên như vậy tạo ra thế mạnh kinh tế nào cho TNA? ? Bên cạnh đó, vùng còn gặp phải những khó khăn nào về tự nhiên? - GV chốt, giảng: TNA phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn dầu mỏ phong phú, trữ lượng lớn nhất TG. Song với hạn chế về khí hậu khô hạn, cảnh quan hoang mạc chiếm phần lớn S, hay có lũ vào mùa xuân nên đã cản trở rất nhiều sự phát triển kinh tế và hoạt động của cư dân nơi đây. - Chuyển ý. 3. Tìm hiểu đặc điểm dân cư, kinh tế, chính trị - GV chiếu H9.3 sgk, y/cầu hs quan sát ? Kể tên, xác định vị trí các quốc gia TNA? Nước nào có diện tích nhỏ nhất, lớn nhất? - GV chiếu bảng dân số châu Á và ảnh dân cư TNA. ? Năm 2001, TNA có số dân là bao nhiêu? So sánh với dân số các khu vực khác của châu Á? ? Thành phần dân tộc và tôn giáo của các quốc gia TNA? GV chiếu lược đồ phân bố dân cư TNA. ? Cho biết cư dân TNA phân bố tập trung ở đâu? ? Nhận xét đặc điểm dân cư TNA? - GV: Lưỡng Hà là ĐB do 2 con sông Ti-g rơ và Ơ-phrat bồi đắp. Hàng năm, 2 con sông ấy bồi đắp 1 lượng phù sa rất lớn cho ĐB, khiến cho đất đai ở đây từ xa xưa đã rất màu mỡ. Vì thế cư dân ở nhiều nơi đã đến với Lưỡng Hà từ rất sớm. ? Từ đó, em hãy liên hệ với kiến thức lịch sử 6, cho biết ở vùng ĐB này đã hình thành nên những nền văn minh cổ đại nào? - HS: Nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại, văn minh Babilon,... - GV giảng: Cùng với VM Ai Cập, VM Lưỡng Hà cổ đại là 1 trong số những nền VM ra đời sớm nhất trên TG, cùng với 1 số nền VM khác: babylon, assyria,..đã làm nên một nền VM Tây á phát triển rực rỡ, nhiều thành tựu. ? Từ đây em có thêm nhận xét nào nữa về dân cư TNA? ? Dựa trên các ĐKTN và TNTN, theo em TNA có khả năng phát triển những ngành KT nào? - GV chiếu lược đồ nông nghiệp TNA. ? Kể tên các nông sản chủ yếu của TNA? ? Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật phát triển, với lợi thế giàu có về TN dầu khí, TNA đã phát triển những ngành kinh tế nào? - HS khai thác, chế biến, xuất khẩu dầu khí ? Nêu thành tựu của ngành CN khai thác dầu mỏ của TNA? - GV chiếu lược đồ dầu mỏ xuất từ TNA đi các nước trên thế giới, hs quan sát. ? Qua lược đồ, cho biết TNA xuất khẩu dầu mỏ sang những thị trường nào? - Thảo luận cặp đôi: ? Việc phát triển mạnh khai thác- chế biến- xuất khẩu dầu khí đã đem lại nguồn lợi gì cho TNA? ? Bên cạnh đó, việc phát triển khai thác, chế biến dầu mỏ cũng đem đến cho TNA những mặt hạn chế nào? - GV chiếu ảnh ? Từ đây em có nhận xét chung ntn về kinh tế của các nước TNA? - GV giảng. - GV chiếu sơ đồ chính trị TNA + xem video chiến sự ở Yêu mến. ? Dựa vào sơ đồ, và đoạn video em vừa xem, cho biết tình hình chính trị TNA có gì nổi bật? ? Nguyên nhân nào dẫn đến tình hình ấy? - GV chiếu ảnh minh họa. ? Quan sát ảnh, em thấy những xung đột, những cuộc chiến tranh, khủng bố đã đem đến hậu quả ntn cho khu vực? ? Qua đây, em có nhận xét ntn về tình hình chính trị TNA? - GV giảng: TNA thường xuyên xảy ra các cuộc chiến tranh giữa các nước do tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên; xung đột giữa các giáo phái, các bộ tộc do mâu thuẫn, bất đồng về tư tưởng tôn giáo,... Chính nó đã tạo nên rất nhiều các phong trào li khai, nạn khủng bố và chiến tranh ở nhiều nước. Điển hình là chiến tranh I-ran – I-rắc, I-xa-ren với Pa-lextin, I-xa-ren với Xi-ri,... Tình hình chính trị của TNA vì thế luôn là điểm nóng của TG. - GV khái quát. - HS đọc ghi nhớ. - Do quanh năm chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch và khối khí chí tuyến lục địa khô nên lượng mưa nhỏ (dưới 300mm/năm); Các biển bao quanh đều là biển nhỏ -> ảnh hưởng không đáng kể. - Là vùng nhiều núi và cao nguyên, khí hậu khô hạn, sông ngòi kém phát triển, dầu mỏ là TN quan trọng nhất... + Thuận lợi: phát triển CN khai thác, chế biến và xuất khẩu dầu mỏ. + Khó khăn: Thiên nhiên khắc nghiệt, tài nguyên không phong phú,... 3. Đặc điểm dân cư – kinh tế – chính trị - Nước có S lớn: A-rập Xê-ut, I-ran - Nước có S nhỏ: Pa-le-xtin, Ba-ranh a. Dân cư - Dân số: 286 triệu người -> Dân số ít - Chủ yếu là người A-rập, theo đạo Hồi. - Phân bố: Tập trung chủ yếu ở đồng bằng Lưỡng Hà ven sông và các vùng ven biển. -> Dân cư thưa thớt, phân bố dân cư không đồng đều. à TNA là 1 trong những cái nôi của các nền văn minh cổ đại thế giới. b. Kinh tế - Nông nghiệp: Trồng lúa mì, chà là, cây bông, chăn nuôi cừu. - Công nghiệp: Khai thác 1 tỉ tấn dầu trên năm, chiếm 30% sản lượng dầu mỏ thế giới. - Dịch vụ: Xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới. + Tích cực: Dân cư ở các nước TNA có nguồn thu nhập cao, các nước trở nên giàu có, hơn 80% là dân cư đô thị. + Hạn chế: Ô nhiễm môi trường. à Kinh tế phát triển mạnh, đặc biệt là ngành khai thác, chế biến, xuất khẩu dầu mỏ, nhưng chưa đa dạng. c. Chính trị - Thường xuyên xảy ra xung đột, chiến tranh, khủng bố. + Nhuyên nhân: Do TNA có vị trí chiến lược quan trọng, giàu có về TN dầu mỏ, mâu thuẫn giữa các bộ tộc, các dân tộc, sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài. + Hậu quả: Kìm hãm sự phát triển KT, xã hội rối loạn, nhân dân khổ cực, môi trường bị hủy hoại,... à Chính trị không ổn định. * Ghi nhớ sgk/32 Hoạt động 3. Luyện tập - GV tổ chức cho hs chơi trò chơi đoán ảnh: - GV cho hs trả lời các câu hỏi để lật từng miếng ghép: 1. Tây Nam á là ngã ba của 3 châu lục nào? (Á, Âu, Phi) 2. Dạng địa hình chiếm phần lớn diện tích TNA? (núi và cao nguyên) 3. Nền văn minh cổ đại hình thành sớm nhất ở TNA? (VM Lưỡng Hà) 4. Tôn giáo chính của dân cư TNA? (Hồi giáo) 5. Ngành KT đóng vai trò chủ chốt của TNA? (Ngành khai thác, chế biến và xuất khẩu dầu khí) 6. Tại sao kinh tế và đời sống nhân dân TNA gặp nhiều khó khăn? (Do thiên nhiên khắc nghiệt, ô nhiễm MT, chính trị không ổn định...) - HS mở hết các mảnh ghép. - Cho biết nội dung của bức ảnh? - Bức ảnh gợi cho em suy nghĩ gì? GV giáo dục tình yêu hòa bình, phản đối chiến tranh cho hs. Hoạt động 4. Vận dụng - Ở địa phương em, nguồn tài nguyên nào có giá trị quan trọng? Hãy tìm hiểu giá trị của nguồn tài nguyên đó với sự phát triển KT và đời sống dân cư ở địa phương em. Hoạt động 5: Tìm tòi phát triển ý tưởng sáng tạo - HS tìm hiểu thêm thông tin về tình hình sản xuất và XK dầu khí của các quốc gia TNA. Sưu tầm ảnh về các cuộc xung đột vũ trang ở khu vực đó. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Nắm chắc nội dung bài học. - Hoàn thiện câu hỏi, bài tập. - Chuẩn bị bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á. (Đọc sgk, phân tích kênh hình, trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài). + Vị trí, địa hình, khí hậu, cảnh quan, sông ngòi. ..................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_8_tiet_11_khu_vuc_tay_nam_a_nam_hoc_2020.doc
Giáo án liên quan