I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Biết vị trí địa lí, giới hạn của châu Âu trên bản đồ
- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của châu Âu.
2. Kỹ năng:
- Đọc và phân tích bản đồ, lược đồ để khắc sâu kiến thức và thấy được mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên của châu Âu.
3. Thái độ:
HS yêu thích môn học
4. Định hướng phát triển năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác
b) Năng lực đặc thù: năng lực sử dụng công cụ địa lí.
II. CHUẨN BỊ
GV: Bản đồ tự nhiên châu Âu
Bản đồ khí hậu và các lược đồ sgk + Tranh ảnh về châu Âu.
HS: Nghiên cứu bài ở nhà trước
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Cá nhân, cặp, nhóm
2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra 15 phút – đề và đáp án phần phụ lục)
3. Bài mới:
HĐ 1: khởi động: Châu Âu là một bộ phận của lục địa Á – Âu, nằm trong đới khí hậu ôn hòa. Thiên nhiên được con người khai thác từ lâu đời và ngày càng được sử dụng có hiệu quả.
9 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 174 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 52, 53, 54 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/6/2020
Ngày giảng: 7A5: ....../6; 7A6: ...../6; 7A7:......./6
Chương X: CHÂU ÂU
Tiết 52 - Bài 51: THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Biết vị trí địa lí, giới hạn của châu Âu trên bản đồ
- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của châu Âu.
2. Kỹ năng:
- Đọc và phân tích bản đồ, lược đồ để khắc sâu kiến thức và thấy được mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên của châu Âu.
3. Thái độ:
HS yêu thích môn học
4. Định hướng phát triển năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác
b) Năng lực đặc thù: năng lực sử dụng công cụ địa lí.
II. CHUẨN BỊ
GV: Bản đồ tự nhiên châu Âu
Bản đồ khí hậu và các lược đồ sgk + Tranh ảnh về châu Âu.
HS: Nghiên cứu bài ở nhà trước
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Cá nhân, cặp, nhóm
2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác...
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra 15 phút – đề và đáp án phần phụ lục)
3. Bài mới:
HĐ 1: khởi động: Châu Âu là một bộ phận của lục địa Á – Âu, nằm trong đới khí hậu ôn hòa. Thiên nhiên được con người khai thác từ lâu đời và ngày càng được sử dụng có hiệu quả.
HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
HĐ1: (Cá nhân/cặp bàn – 15’)
Dựa vào H51.1 + Thông tin sgk
? Xác định vị trí châu Âu trên bản đồ?
- Nằm giữa vĩ độ nào?
- Giáp những biển đại dương nào? Giáp châu lục nào? Phía nào?
- Bờ biển châu Âu có đặc điểm gì?
? Xác định chỉ ra trên bản đồ các bán đảo lớn của châu Âu?
? Xác định vị trí và đọc tên các biển nội địa?
? Trình bày đặc điểm cơ bản về các miền địa hình của châu Âu.
I. Vị trí địa lí và địa hình
1. Vị trí địa lí:
- Châu Âu là châu lục nhỏ với diện tích > 10 triệu km2
- Nằm giữa vĩ độ : 360B à 710B
- Có 3 mặt giáp biển và đại dương. Phía đông giáp châu Á.
- Bờ biển bị cắt xẻ mạnh => Tạo nhiều bản đảo, vịnh biển và biển nội địa.
2. Địa hình:
Đặc điểm
Miền núi trẻ
Miền núi già
Miền đồng bằng
Vị trí
Phía Nam châu Âu
Phía Bắc và trung tâm châu Âu
Giữa: trải dài từ Tây -> Đông
Đặc điểm cơ bản
- Đỉnh cao, nhọn, sườn dốc
- Thấp, đỉnh tròn, sườn thoải
- Chiếm 2/3 diện tích châu Âu
- Rộng, thấp, tương đối bằng phẳng
Dạng điển hình
- An-pơ, Cac-pat, Pi-rê-nê, A-pen-nin, An-pơ-đi-na-rich.
Xcan-đi-na-vi, U-ran, Khối núi trung tâm
- ĐB bắc Pháp, ĐB Bắc Âu, ĐB Đông Âu
HĐ2: (Nhóm- 20’)
Dựa H51.2 + thông tin sgk/154 hãy thảo luận trả lời câu hỏi hoặc điền kiến thức vào bảng sau:
- Nhóm 1 +2:
1) Cho biết châu Âu có những kiểu khí hậu nào? Kiểu nào chiếm diện tích lớn? Tại sao?
2) Qua kiến thức đã học và H51.1 hãy giải thích tại sao ven biển Tây Âu lại có khí hậu ấm, ẩm nhiều mưa? Còn phần lớn diện tích lại có khí hậu ôn đới lục địa?
- Nhóm 3+4:
1) Dựa H51.1 + thông tin sgk mục 2 hãy nêu nhận xét về mạng lưới sông ngòi và lượng nước của sông ngòi châu Âu?
2) Xác định trên bản đồ và kể tên các sông lớn của Châu Âu?
- Nhóm 5+6:
1) Xác định từ Bắc à Nam thực vật thay đổi như thế nào? Từ Đông à Tây có những thảm thực vật nào?
2) Dựa H51.1+ kết hợp kết quả vừa tìm được hãy cho biết thảm thực vật châu Âu phân hóa như thế nào?Tại sao?
- HS đại diện các nhóm báo cáo. Nhóm khác nhận xét, bổ xung
- GV chuẩn kiến thức.
II. Khí hậu - sông ngòi - thực vật
1. Khí hậu:
- Đại bộ phận châu Âu có khí hậu ôn đới (hải dương và lục địa)
- 1 phần nhỏ ở phía bắc có khí hậu cận cực giá lạnh.
- 1 phần nhỏ ở phía nam có khí hậu Địa Trung Hải.
2. Sông ngòi:
- Dày đặc, có lượng nước khá dồi dào
- Có các sông lớn: Von-ga, Rai-nơ, Đa-nuýp
- Các sông đổ ra BBD mùa đông đóng băng nhất là vùng cửa sông.
3. Thực vật:
- Thay đổi từ Tây -> Đông, từ Bắc -> Nam do sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa.
+ Từ Bắc->Nam: Rừng lá kim -> Rừng lá rộng -> thảo nguyên -> rừng lá cứng Địa Trung Hải
+ Từ Tây -> Đông: Rừng lá rộng -> rừng lá kim.
* Kết luận: sgk/155.
HĐ 3: Luyện tập
- GV khái quát lại nội dung bài học
- Nêu đặc điểm vị trí, diện tích,địa hình, bờ biển châu Âu?
- Dựa vào bản đồ tự nhiên châu Âu, hãy nêu sự phân bố các loại địa hình chính.
HĐ 4: Vận dụng
Khoanh tròn vào ý em cho là đúng
1) Đại bộ phận châu Âu có khí hậu ôn đới vì:
a) Phần lớn diện tích nằm trong môi trường ôn đới từ 360B -> 710B .
b) Có 3 mặt giáp biển và đại dương
c) Có diện tích nhỏ, ảnh hưởng của biển rất lớn.
d) Tất cả các ý trên đều đúng.
2) Dạng địa hình chiếm diện tích lớn nhất châu Âu là
a) Núi già c) Cao nguyên
b) Núi trẻ d) Đồng bằng
HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo:
GV yêu cầu hs về nhà tìm hiểu kiến thức và trả lời câu hỏi sau:
- Châu Âu có kiểu khí hậu nào? Vì sao châu Âu chủ yếu có khí hậu ôn đới?
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU:
- Trả lời các câu hỏi bài tập sgk.
- Làm bài tập bản đồ thực hành
- Nghiên cứu tiếp bài mới 52: Thiên nhiên châu Âu ( tiếp)
VI. PHỤ LỤC:
Kiểm tra 15 phút.
1. Đề bài:
? Trình bày đặc điểm dân cư của châu Đại Dương
2. Đáp án và hướng dẫn chấm.
Nội dung
Điểm
- Mật độ dân số thấp nhất thế giới .
- Dân số ít: 31 triệu người (năm 2001).
- Dân cư phân bố không đồng đều: Đông nhất ở phía Đông và Đông Nam của Ô-xtrây-li-a, Bắc Niudilen, thưa ở các đảo.
- Tỉ lệ dân thành thị cao, năm 2001có tới 69% dân số sống trong các đô thị.
- Dân cư gồm hai thành phần chính là người bản địa (20%) và người nhập cư (80%), có sự đa dạng ngôn ngữ và văn hóa.
2,0
2,0
2,0
2,0
2,0
Ngày soạn: 07/6/2020
Ngày giảng: 7A5: ....../6; 7A6: ...../6; 7A7:......./6
Tiết 53 - Bài 52: THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU (tiếp)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Nêu và giải thích (ở mức độ đơn giản) sự khác nhau giữa các môi trường ôn đới hải dương, môi trường ôn đới lục địa, môi trường địa trung hải, môi trường núi cao ở châu Âu.
2. Kỹ năng:
- Phân tích biểu đồ khí hậu, lược đồ phân bố khí hậu.
3. Thái độ
HS yêu thích môn học
4. Định hướng phát triển năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác
b) Năng lực đặc thù: năng lực sử dụng công cụ địa lí.
II. CHUẨN BỊ
GV: Bản đồ tự nhiên châu Âu
Các biểu đồ H52.1 -> H52.4 sgk + Tranh ảnh
HS: Nghiên cứu trước bài mới
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Cá nhân, vấn đáp, nhóm
2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác...
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
? Xác định và nêu những đặc điểm cơ bản về vị trí đia lí của châu Âu.
? Xác định các dãy núi trẻ, các khối núi già, các đồng bằng lớn của châu Âu, từ đó rút ra đặc điểm gì về địa hình châu Âu?
3. Bài mới:
HĐ 1: khởi động: Trải dài theo hướng vĩ tuyến trong đới khí hậu ôn hòa, châu Âu gồm nhiều kiểu môi trường tự nhiên. Con người đã nỗ lực rất nhiều để khai thác có hiệu quả nguồn lợi kinh tế, kết hợp với cải tạo và bảo vệ thiên nhiên.
HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
HĐ1: (Nhóm – 35’)
Quan sát H52.1 -> H52.3 Hãy phân tích 3 biểu đồ khí hậu tại 3 địa điểm của châu Âu? Điền vào phiếu học tập số 1
- Nhóm 1: Biểu đồ 1
- Nhóm 2: Biểu đồ 2
- Nhóm 3: Biểu đồ 3
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
III. Các kiểu môi trường tự nhiên
Môi trường
1. Ôn đới Hải dương
2. Ôn đới lục địa
3. Địa Trung Hải
Khí hậu
- T0 cao nhất T8:180C
T0 thấp nhất T1: 080C
- Biên độ T0 : 100C
- LMưa TB: 820mm
Mùa mưa nhiều T10->1, mưa quanh năm
-T0 cao nhất T8: 210C
T0 thấp nhất T1:-120C
- Biên độ T0 : 330C
- LMưa TB: 443mm
Mùa mưa T6 - 9
Mùa khô T10 -> 5
- T0 cao nhất T8:250C
T0 cao nhất T1:100C
- Biên độ T0 : 150C
- LMưa TB: 771mm
Mùa mưa T10 -> 3
Mùa khô T4 -> 9
- KL: Mùa hè mát, mùa đông ấm. Lượng mưa lớn, mưa quanh năm.
- KL: Mùa hè nóng, mưa nhiều, mùa đông rất lạnh, mưa ít. Biên độ nhiệt trong năm lớn.
- KL: Mùa hạ nóng khô, mùa đông ấm có mưa nhiều
Sông ngòi
- Nhiều nước quanh năm, không đóng băng về mùa đông.
- Nước nhiều về mùa xuân, hè. Mùa đông sông đóng băng
- Ngắn, dốc
- Nước nhiều về mùa xuân, hè ít mưa.
Thực vật
- Rừng lá rộng (sồi, dẻ)
- Có nhiều kiểu thảm thực vật trong đó: Rừng lá kim và thảo nguyên chiếm diện tích lớn
- Chủ yếu là rừng cây lá cứng, cây bụi gai Địa Trung Hải
? Qua bảng kết quả em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên của môi trường?
HĐ2: (Cá nhân – 5’)
Quan sát H52.4 Hãy cho biết
? Các thảm thực vật và xác định giới hạn độ cao của từng thảm?
? Qua đó cho biết khí hậu, thực vật môi trường vùng núi đã thay đổi như thế nào ?
4. Môi trường núi cao:
- Điển hình là vùng núi An-pơ.
- Khí hậu thực vật thay đổi theo độ cao địa hình từ chân đến đỉnh núi, thay đổi theo hướng sườn núi.
* Kết luận: sgk/158.
HĐ 3: Luyện tập
- GV yêu cầu HS lên Đánh dấu x vào ô trống sao cho phù hợp với đặc điểm tự nhiên của từng kiểu môi trường:
Đặc điểm tự nhiên
Ôn đới hải dương
Ôn đới lục địa
Địa Trung Hải
1. Mưa nhiều quanh năm
2. Rừng lá cứng, cây bụi gai.
3. Mùa hạ nóng khô.
4 Rừng lá kim và thảo nguyên chiếm diện tích lớn.
HĐ 4: Vận dụng:
- GV yêu cầu HS So sánh sự khác nhau giữa khí hậu Ôn Đới Hải Dương và Ôn Đới Lục địa, giữa khí hậu Ôn đới lục địa và khí hậu Địa Trung Hải?
HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo:
- Gv yêu cầu hs về nhà trả lời câu hỏi sau: Cho biết sự thay đổi thực vật của môi trường ôn đới lục địa ở Châu Âu?
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU:
- Trả lời câu hỏi - bài tập sgk
- Làm bài tập bản đồ thực hành- Chuẩn bị trước bài thực hành 53.
Ngày soạn: 07/6/2020
Ngày giảng: 7A5: ....../6; 7A6: ...../6; 7A7:......./6
Tiết 54 - Bài 54: DÂN CƯ - XÃ HỘI CHÂU ÂU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Dân số châu Âu đang già đi dẫn đến làn sóng dân nhập cư và lao động gây ra sự phức tạp về vấn đề dân tộc, tôn giáo, tình hình chính trị, xã hội của châu Âu khá phức tạp.
- Châu Âu là châu lục có mật độ đô thị hóa khá cao, ranh giới giữa nông thôn và đô thị này càng thu hẹp
2. Kỹ năng:
- Phân tích lược đồ phân bố dân cư - đô thị để nắm được tình hình dân cư - xã hội châu Âu.
3. Thái độ.
HS nâng cao ý thức học bài.
4. Định hướng phát triển năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác
b) Năng lực đặc thù: năng lực sử dụng công cụ địa lí, giải thích hiện tượng tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ
GV: Bản đồ tự nhiên, dân cư châu Âu.
HS: Học bài và nghiên cứu trước bài mới ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Cá nhân, vấn đáp, nhóm
2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác...
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra: ( Không)
3. Bài mới:
HĐ 1: khởi động: Hiện nay châu Âu đang giải quyết nhiều vấn đề xã hội: Dân số đang già đi, các vấn đề của đô thị hóa, các vấn đề dân tộc, tôn giáo
HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
HĐ1: (Cá nhân – 15’)
Quan sát H54.1 + thông tin sgk hãy cho biết:
? Dân cư châu Âu thuộc những chủng tộc nào?
? Gồm những nhóm ngôn ngữ chính nào? Xác định và kể tên các dân tộc thuộc những nhóm ngôn ngữ đó?
? Dân cư châu Âu theo những đạo giáo nào?
- HS đại diện 1 nhóm báo cáo
- Nhóm khác nhận xét bổ xung
- GV chuẩn kiến thức
? Nguyên nhân nào đã dẫn đến sự đa dạng vể tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa ở châu Âu?
(Các cuộc thiên di và chiến tranh Tôn giáo trong lịch sử đã làm cho các quốc gia châu Âu có sự đa dạng trên)
HĐ2: (Nhóm – 20’)
? Hãy phân tích H54.2 nhận xét sự thay đổi kết cấu dân số theo độ tuổi của dân cư châu Âu và của thế giới giai đoạn 1960 - 2000
I. Sự đa dạng về tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa:
- Dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc ơrô-pê-ô-it.
- Chia 3 nhóm ngôn ngữ chính và còn có 1 số ngôn ngữ khác và những vùng đan xen 2 ngôn ngữ
Nhóm ngôn ngữ
Các dân tộc
Xla-vơ
LBNga, Ucrai-na,
Ba lan, Sec
Giec-man
Đức, Áo, Na-uy, Thụy Điển
La-tinh
Pháp, TBN, BĐN, I-ta-li-a
- Dân cư chủ yếu theo đạo Cơ đốc giáo gồm: Thiên chúa giáo, Chính thống, Tin lành. Ngoài ra còn 1 số theo đạo Hồi.
II. Dân cư châu Âu đang già đi. Mức
độ đô thị hóa cao.
Tháp tuổi
Châu Âu
Thế giới
Độ tuổi 0 -> 16 tuổi (đáy)
Lớp trẻ sinh sau nhiều hơn lớp sinh trước đó. Xu hướng ít dần đi (đáy hẹp dần)
Lớp trẻ sinh sau bao giờ cũng nhiều hơn trước đó (đáy rất rộng)
Độ tuổi 17 -> 60 tuổi (thân)
Độ tuổi lao động ngày càng nhiều (thân phình ra)
Độ tuổi lao động tương đối nhiều (thân rộng dần)
Độ tuổi > 60 tuổi (đỉnh)
Độ tuổi ngoài lao động ngày càng nhiều lên (đỉnh rộng ra)
Độ tuổi ngoài lao động ít (đỉnh nhọn)
Kết luận
Tháp dân số ngày càng già đi: Đáy thu hẹp dần, thân phình ra, đỉnh rộng dần.
Tháp dân số trẻ : Đáy rộng, thân thu rộng dần, đỉnh nhọn. Số người sinh sau bao giờ cũng lớn hơn số người sinh trước đó.
? Qua bảng kết quả em có nhận xét gì về sự thay đổi kết cấu dân số châu Âu?
Qua thông tin sgk hãy cho biết:
? Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Âu? Mật độ dân số?
? Nhận xét sự phân bố dân cư? Giải thích sự phân bố đó?
? Nêu đặc điểm dân thành thị? Xác định đọc tên các đô thi trên 5 triệu dân?
- Dân số châu Âu (2001): 727 triệu người, dân số ngày càng già đi.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp: Gần bằng 0,1%, nhiều nước có mức tăng trưởng âm.
- Chủ yếu dân số tăng là do dân nhập cư.
- Mật độ TB: 70 người/km2.
- Phân bố không đều
+ Tập trung đông ở đồng băng, thung lũng lớn, vùng duyên hải.
+ Thưa thớt ở phía bắc và vùng núi cao
- Mức độ đô thị hóa cao:
+ Có các dải đô thị
+ Quá trình đô thị hóa nông thôn phát triển khá nhanh
+ Dân đô thị chiếm : 75% dân số
HĐ 3: Luyện tập
- Trình bày sự đa dạng về ngôn ngữ, văn hoá, tôn giáo ở Châu Âu ?
- Trình bày sự phân bố dân cư và tình hình đô thị hóa ở châu Âu.
HĐ 4: Vận dụng:
- GV khái quát lại nội dung bài học
Khoanh tròn vào ý đúng
1. Những dân tộc nào sau đây thuộc nhóm ngôn ngữ Xla-vơ:
a) Na-uy, Thụy Điển, Đức.
b) Ba Lan, Ucrai-na, Liên bang Nga.
c) Tây-ban-nha, Pháp, Bồ-đào-nha
d) Hung-ga-ri, Hy-lạp.
2. Tôn giáo lớn ở châu Âu là:
a) Đạo Thiên chúa c) Đạo chính thống
b) Đạo tin lành d) Cả 3 đạo giáo trên.
HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo:
- Gv yêu cầu hs về nhà liên hệ Gv liên hệ với tỷ lệ gia tăng dân số của nước ta hiện nay như thế nào.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU:
- Học bài và trả lời câu hỏi, bài tập sgk/163.
- Đọc trước bài mới: Bài 55: Kinh tế châu Âu . Soạn trước câu hỏi sau.
? Các hình thức SX nông nghiệp? So sánh sự khác nhau giữa các hình thức đó?
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_7_tiet_52_53_54_nam_hoc_2019_2020_truong.docx