Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 39+40 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

 - Biết được vị trí địa lí, giới hạn của Bắc Mĩ.

 - Trình bày được đặc điểm đại hình Bắc Mĩ: Cấu trúc địa hình đơn giản, chia làm 3 khu vực kéo dài theo chiều kinh tuyến.

 - Trình bày được đặc điểm của các sông và hồ lớn của Bắc Mĩ.

 - Trình bày và giả thích (ở mức độ đơn giản) đặc điểm khí hậu Bắc Mĩ.

2. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng phân tích lát cắt địa hình.

 - Rèn kĩ năng phân tích lược đồ tự nhiên để rút ra mối quan hệ giữa địa hình và khí hậu.

3. Thái độ:

- HS yêu thích môn học

4. Định hướng phát triển năng lực

a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác

b) Năng lực đặc thù: năng lực sử dụng công cụ địa lí, năng lực giải thích hiện tượng và quá trình địa lí.

II. CHUẨN BỊ

GV: Bản đồ tự nhiên châu Mĩ.

HS: Nghiên cứu bài.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:

1. Phương pháp: Cá nhân, cặp, vấn đáp, nhóm

2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ:

 ? HS lên bảng xác định vị trí của châu Mĩ và nêu khái quát vị trí địa lí, giới hạn châu Mĩ?

3. Bài mới.

HĐ 1: khởi động: Bắc mỹ trải dài từ 15oB - 80o B, là lục địa có tự nhiên phân hoá rất đa dạng, thể hiện qua cấu trúc địa hình, đặc điểm khí hậu và đặc biệt là qua mối liên hệ giữa địa hình và khí hậu Bắc Mỹ. Đó là những nội dung ta cần tìm hiểu ngày hôm nay.

 

docx7 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 171 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 39+40 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KÌ II Ngày soạn: 5/1/2020 Ngày giảng: 7A5: ....../1; 7A6: ...../1; 7A7:......./1 Tiết 39 - Bài 36: THIÊN NHIÊN BẮC MĨ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Biết được vị trí địa lí, giới hạn của Bắc Mĩ. - Trình bày được đặc điểm đại hình Bắc Mĩ: Cấu trúc địa hình đơn giản, chia làm 3 khu vực kéo dài theo chiều kinh tuyến. - Trình bày được đặc điểm của các sông và hồ lớn của Bắc Mĩ. - Trình bày và giả thích (ở mức độ đơn giản) đặc điểm khí hậu Bắc Mĩ. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng phân tích lát cắt địa hình. - Rèn kĩ năng phân tích lược đồ tự nhiên để rút ra mối quan hệ giữa địa hình và khí hậu. 3. Thái độ: - HS yêu thích môn học 4. Định hướng phát triển năng lực a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác b) Năng lực đặc thù: năng lực sử dụng công cụ địa lí, năng lực giải thích hiện tượng và quá trình địa lí. II. CHUẨN BỊ GV: Bản đồ tự nhiên châu Mĩ. HS: Nghiên cứu bài. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Cá nhân, cặp, vấn đáp, nhóm 2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác... IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: ? HS lên bảng xác định vị trí của châu Mĩ và nêu khái quát vị trí địa lí, giới hạn châu Mĩ? 3. Bài mới. HĐ 1: khởi động: Bắc mỹ trải dài từ 15oB - 80o B, là lục địa có tự nhiên phân hoá rất đa dạng, thể hiện qua cấu trúc địa hình, đặc điểm khí hậu và đặc biệt là qua mối liên hệ giữa địa hình và khí hậu Bắc Mỹ. Đó là những nội dung ta cần tìm hiểu ngày hôm nay. HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung HĐ1: (Cả lớp/ Nhóm - 20’) ? Xác định trên lược đồ tự nhiên Bắc Mĩ vị trí, giới hạn của khu vực Bắc Mĩ? - Yêu cầu HS đọc nội dung SGK . - Dựa vào lược đồ H36.2 SGK và lát cắt H36.1 SGK, Thảo luận nhóm (3 nhóm) nội dung: Tìm hiểu Đặc điểm địa hình Bắc Mĩ. - Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến. - Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả. - GV chữa lần lượt từng nội dung để hoàn thiện kiến thức. ? Nêu Đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ? ? HS lên bảng chỉ trên bản đồ giới hạn quy mô, độ cao hệ thống Coóc- đi- e? ? Sự phân bố các dãy núi và các cao nguyên trên hệ thống núi như thế nào? - GV: Coóc- đi- e là một trong những miền núi lớn trên thế giới chạy từ eo Bêrinh đến giáp Trung Mỹ. Quá trình tạo sơn của Coóc- đi-e này vẫn chưa chấm dứt. ? Quan sát H36.1 SGK và H36.2 SGK kết hợp thông tin SGK: nêu đặc điểm của miền đồng bằng trung tâm? địa hình đó ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của miền? - HS: => Không khí lạnh ( phía bắc) và không khí nóng ( phía nam) dễ xâm nhập sâu vào nội địa. ? Lược đồ H36.2 SGK cho biết miền núi già và sơn nguyên phía đông gồm những bộ phận nào? - HS: Sơn nguyên trên bán đảo Labrađo của Canada, dãy Apalát của Hoa Kỳ. ? Dãy Apalát có đặc điểm gì? - HS: Là miền núi già, cổ, thấp có hướng ĐB-TN. GV: Dùng lát cắt H36.1 và bản đồ tự nhiên Bắc Mỹ, phân tích cụ thể mối tương quan giữa các miền địa hình Bắc Mỹ: + Hệ thống Coócđie phía tây như bức tường thành ngăn chặn gió tây ôn đới từ Thái Bình Dương thổi vào nội địa, có vai trò như hàng rào khí hậu giữ miền ven biển phía tây - sườn đón gió nên có mưa nhiều, ở sườn phía đông và các cao nguyên nội địa ít mưa. + Dãy Apalát phía đông thấp và hẹp nên ảnh hưởng của Đại Tây Dương đối với lục địa Bắc Mỹ vào sâu, rộng hơn. + Miền đồng bằng trung tâm cấu trúc như một lòng máng khổng lồ tạo nên một hành lang cho các khối khí lạnh từ Bắc Băng Dương tràn sâu xuống phía nam và các khối khí nóng từ phía nam tràn lên dễ dàng gây nên sự nhiễu loạn thời tiết trong toàn miền. ? Xác định trên lược đồ hệ thống Hồ Lớn và hệ thống sông Mitxixipi - Mixuri, cho biết giá trị to lớn của hệ thống sông và hồ của khu vực? HĐ2: (Cả lớp - 15’) ? Vị trí và địa hình đã ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu Bắc Mĩ? ? Sự phân hoá khí hậu theo chiều Bắc - Nam có các kiểu khí hậu nào? Kiểu khí hậu nào chiếm diện tích lớn nhất? ? Tại sao khí hậu Bắc Mỹ có sự phân hoá theo chiều Bắc - Nam? - Dựa vào H36.2 SGK và H36.3 SGK: ? Giải thích tại sao có sự khác biệt về khí hậu giữa phần tây và phần đông kinh tuyến 100oT của Hoa Kỳ? - HS: Khí hậu Bắc Mỹ chịu ảnh hưởng sâu sắc của sự tương phản rõ rệt giữa hai miền địa hình núi già phía đông và hệ thống núi trẻ phía tây. ? Ngoài hai sự phân hoá khí hậu trên còn có loại phân hoá khí hậu gì? Thể hiện rõ nét ở đâu? - HS: Chân núi có khí hậu cận nhiệt hoặc ôn đới lên cao, thời tiết thay đổi do nhiệt độ giảm theo quy luật cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm ở 0,6oC. Nhiều đỉnh cao 3000 - 4000m có băng tuyết 1. Các khu vực địa hình * Vị trí địa lí, giới hạn: Từ vòng cực Bắc đến vĩ tuyến 15oB. *Đặc điểm: cấu trúc địa hình đơn giản, chia làm 3 khu vực kéo dài theo chiều kinh tuyến. a. Phía tây là miền núi trẻ Coóc- đi- e cao, đồ sộ, hiểm trở là một trong những miền núi lớn trên thế giới. - Miền núi chạy dọc bờ tây của lục địa, kéo dài 9000km, cao trung bình 3000m đến 4000m, gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên. b. Giữa là đồng bằng rộng lớn, hình lòng máng khổng lồ, cao ở phía Bắc và Tây Bắc thấp dần về phía Nam và Đông Nam. - Do địa hình lòng máng, không khí lạnh ở phía Bắc và không khí nóng ở phía Nam dễ xâm nhập và sâu trong nội địa. - Có nhiều hồ lớn ở phía Bắc và sông dài như Mi-xu-ri – Mit-xi-xi-pi. c. Phía đông là miền núi già Apalát và sơn nguyên. 2. Sự phân hoá khí hậu: * Đặc điểm: Khí hậu Bắc Mĩ phân hoá theo chiều Bắc – Nam và theo chiều Tây - Đông. a. Sự phân hoá khí hậu theo chiều Bắc - Nam - Có các kiểu khí hậu hàn đới, ôn đới, nhiệt đới. - Khí hậu ôn đới chiếm diện tích lớn nhất. - Nguyên nhân: Do lãnh thổ trải dài từ vòng cực Bắc đến vĩ tuyến 15oB. b. Sự phân hoá theo chiều Tây - Đông: + Nguyên nhân: Hệ thống Coócđie phía tây như bức tường thành ngăn chặn gió tây ôn đới từ Thái Bình Dương thổi vào nội địa, có vai trò như hàng rào khí hậu giữ miền ven biển phía tây - sườn đón gió nên có mưa nhiều, ở sườn phía đông và các cao nguyên nội địa ít mưa. c. Sự phân hoá khí hậu theo độ cao. Thể hiện ở miền núi trẻ Coóc-đi-e. HĐ 3: Luyện tập - GV khái quát lại nội dung bài học ? Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ? ? Trình bày sự phân hoá của khí hậu Bắc Mĩ và giải thích về sự phân hoá đó HĐ 4: Vận dụng: - Dựa vào H36.2 SGK và H36.3 SGK: ? Giải thích tại sao có sự khác biệt về khí hậu giữa phần tây và phần đông kinh tuyến 100oT của Hoa Kỳ? HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: - Gv yêu cầu hs về nhà liên hệ đến sự phân hóa khí hậu ở Việt Nam V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - HS học bài cũ - Tìm hiểu bài mới “ Dân cư Bắc Mĩ” Ngày soạn: 8/1/2020 Ngày giảng: 7A5: ....../1; 7A6: ...../1; 7A7:......./1 Tiết 40 - Bài 37: DÂN CƯ BẮC MĨ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) đặc điểm của dân cư Bắc Mĩ. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng phân tích lược đồ, xác định sự phân bố dân cư. 3. Thái độ. - HS yêu môn học 4. Định hướng phát triển năng lực a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác b) Năng lực đặc thù: năng lực sử dụng công cụ địa lí. II. CHUẨN BỊ GV: - Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Bắc Mĩ. HS: SGK III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Cá nhân, cặp, vấn đáp, nhóm 2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác... IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. ÔĐTC 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ? 3. Bài mới: HĐ 1: khởi động: Sự phân bố dân cư Bắc Mĩ đang có sự biến động cùng với các chuyển biến trong nền kinh tế của các quốc gia trên lục địa này. Quá trình đô thị hóa nhanh ở Bắc Mĩ là kết quả của sự phát triển công nghiệp, hình thành nên các dải siêu đô thị. HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung HĐ1: (Nhóm - 20’) Dựa vào thông tin sgk, hãy cho biết: ? Số dân? Mật độ dân số trung bình của Bắc Mĩ? ? Hình 37.1 em có nhận xét gì về sự phân bố dân cư Bắc Mĩ? - Cụ thể sự phân bố đó được thể hiện như thế nào? *Nhóm. Dựa vào hình 37.1 hãy xác định các vùng phân bố và giải thích điền bảng. - Nhóm1: Mật độ > 100 và từ 51 à 100 - Nhóm 2: Mật độ 11à 50 và từ 1 à10 - Nhóm 3: Mật độ : < 1 người/km2. I. Sự phân bố dân cư: - Năm 2001 dân số Bắc Mĩ: 419,5 triệu người. Mật độ dân số trung bình là 20 người/km2. - Sự phân bố không đều giữa miền Bắc và miền Nam, giữa phía Đông và phía Tây Mật độ (người/km2) Nơi phân bố chính Giải thích > 100 Phía Nam Hồ Lớn và vùng Đông Bắc Hoa Kì - Là nơi có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển giao lưu kinh tế 51 à 100 Phía Đông Hoa Kì và Mê-hi-cô - Khí hậu ấm áp, nhiều mưa, địa hình thấp, sông ngòi dày đặc, có nhiều điều kiện thuận lợi. 11 à 50 Dải đồng bằng ven biển phía Tây Nam Hoa Kì. Nơi có lượng mưa ẩm khá lớn, có đồng bằng duyên hải nhỏ hẹp. 1 à 10 Vùng núi Cooc-đi-e và phía Bắc Hồ Lớn. - Khí hậu núi cao, lạnh và khắc nghiệt mang tính chất của lục địa khô hạn. < 1 Bán đảo A-lăx-ca , phía Bắc Ca-na-đa và đảo Grơn-len - Vùng núi cao hiểm trở, khí hậu cận cực giá lạnh, khắc nghiệt. Dựa thông tin sgk cho biết ngày nay dân cư Bắc Mĩ đang có sự dịch chuyển như thế nào? Tại sao? HĐ2: (Cá nhân - 15’) Dựa vào H37.1 hãy : ? Xác định vị trí của các thành phố lớn > 10 triệu dân? Nhận xét nơi phân bố? ? Em có nhận xét gì về sự phân bố các đô thị ở Bắc Mĩ ở vùng nội địa và vùng ven biển? Giải thích sự phân bố đó? ? Hãy xác định vị trí các dải siêu đô thị. ? Ngày nay sự phân bố đô thị đang có sự thay đổi như thế nào? Tại sao lại có sự thay đổi đó? - Dân cư thưa thớt: Bán đảo A-la-xca, phía bắc Ca-na-đa, Hệ thống Cooc-đi-e. - Dân cư tập trung: Phía Đông Hoa Kì, dải đất ven bờ phía nam Hồ Lớn, vùng duyên hải Đông Bắc Hoa Kì. - Ngày nay dân cư Hoa Kì đang di chuyển từ các vùng công nghiệp phía Nam Hồ Lớn và vùng Đông Bắc ven Đại Tây Dương à Phía Nam và duyên hải ven Thái Bình Dương. II. Đặc điểm đô thị: - Dân số đô thị tăng nhanh chiếm 76% dân số. Phần lớn các đô thị lớn nằm tập trung ở phía nam vùng Hồ Lớn và vùng Đông Bắc Hoa Kì ven Đại Tây Dương => Tạo thành 2 dải siêu đô thị lớn. - Sâu trong nội địa rất ít đô thị. - Gần đây đã xuất hiện các đô thị mới với các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao, năng động ở miền Nam và duyên hải TBD của Hoa Kì. HĐ 3: Luyện tập - GV chuẩn xác lại nội dung bài học - CH : Trình bày về sự thay đổi trong phân bố dân cư ở Bắc Mĩ? Giải thích tại sao? HĐ 4: Vận dụng: Sắp xếp các ý ở cột A với các ý ở cột B cho hợp lí rồi điền vào cột C. (A) Các khu vực (B) Mật độ dân số C 1. Bán đảo Alatxca, phía bắc Canađa. 2. Dải đồng bằng hẹp ven TBD. 3. Phía đông Hoa Kì. 4.Phía Nam Hồ Lớn, Duyên Hải ĐB Hoa Kì. 5. Phía Tây trong khu vực Cóocđie. a. >100 (người/ km2) b. 1 – 10(người/ km2) c. Dưới 1(người/ km2) d. 51 – 100(người/ km2) e. 11 - 50(người/ km2) 1 – c 2 – e 3 – d 4 – a 5 - b HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: - GV yêu cầu hs liên hệ kiến thức dân cư đến VN như sự phân bố dân cư. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Học bài, làm bài tập 1/ tr 118 SGK vào vở - Đọc trước bài mới “Kinh tế Bắc Mĩ”

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_7_tiet_3940_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.docx