I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết vị trí đới lạnh trên bản đồ Tự nhiên thế giới.
- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của đới lạnh.
- Biết được sự thích nghi của động vật và thực vật với môi trường đới lạnh.
2. Phẩm chất: Sống có tinh thần trách nhiệm, tự chủ, tự tin
3. Năng lực
a. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp.
b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, biểu đồ; NL sử dụng số liệu thống kê, NLsử dụng hình ảnh.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Bản đồ tự nhiên Bắc cực & Nam cực.
2. HS: Vở, SGK, tài liệu tham khảo, đọc và tìm hiểu về MT đới lạnh
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại, dạy học hợp tác, phân tích.
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, chia nhóm, lắng nghe và phản hồi tích cực.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
? Trình bày hoạt động kinh tế của con ng¬ười ở hoang mạc?
? Những nguyên nhân làm cho hoang mạc ngày càng mở rộng? Biện pháp?
3. Bài mới
Hoạt đông 1. Khởi động
- Gv chiếu lược đồ thế giới
- Nêu một số câu hỏi về các đới khí hậu trên TĐ, đặc biệt xác định được vị trí của đới lạnh -> dẫn dắt vào bài
8 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 200 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 19+20 - Năm học 2020-2021 - Tòng Thị Quyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 7A. 03/11/2020 7B. 02/11/2020
CHƯƠNG III : MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH
Tiết 19 - Bài 21
MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết vị trí đới lạnh trên bản đồ Tự nhiên thế giới.
- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của đới lạnh.
- Biết được sự thích nghi của động vật và thực vật với môi trường đới lạnh.
2. Phẩm chất: Sống có tinh thần trách nhiệm, tự chủ, tự tin
3. Năng lực
a. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp...
b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, biểu đồ; NL sử dụng số liệu thống kê, NLsử dụng hình ảnh...
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Bản đồ tự nhiên Bắc cực & Nam cực.
2. HS: Vở, SGK, tài liệu tham khảo, đọc và tìm hiểu về MT đới lạnh
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại, dạy học hợp tác, phân tích...
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, chia nhóm, lắng nghe và phản hồi tích cực...
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
? Trình bày hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc?
? Những nguyên nhân làm cho hoang mạc ngày càng mở rộng? Biện pháp?
3. Bài mới
Hoạt đông 1. Khởi động
- Gv chiếu lược đồ thế giới
- Nêu một số câu hỏi về các đới khí hậu trên TĐ, đặc biệt xác định được vị trí của đới lạnh -> dẫn dắt vào bài
Hoạt động 2. Hình thành kiến, kỹ năng thức mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
1. Đặc điểm của môi trường
- GV chiếu hình
- HS quan sát H21.1/ Tr.67 và 21.2/Tr.68 sgk, tìm ranh giới của môi trường đới lạnh ở cả 2 bán cầu?
- GV giới thiệu:
+ Đường vòng cực được thể hiện bằng vòng tròn nét đứt màu xanh thẫm.
+ Đường ranh giới đới lạnh là các nét đứt đỏ đậm, trùng với đường đẳng nhiệt 100 C tháng 7 ở Bắc bán cầu và đường đẳng nhiệt 100 C tháng 1 ở Nam bán cầu (tháng có nhiệt độ cao nhất mùa hạ ở 2 bán cầu).
? Quan sát H 21.1 và 21.2, cho nhận xét xem có gì khác nhau giữa môi trường đới lạnh Bắc bán cầu với môi trường đới lạnh Nam bán cầu?
- HS. Ở Bắc bán cầu chủ yếu là Bắc Băng Dương, ở Nam bán cầu chủ yếu là châu Nam cực.
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp, trình bày, nhận xét:
- HS quan sát biểu đồ H 21.3/ Tr.68 sgk.
? Phân tích biểu đồ:
- Diễn biến nhiệt độ trong năm:
? Nhiệt độ tháng cao nhất? Nhiệt độ tháng thấp? nhất? Biên độ nhiệt năm?
+ Số tháng có nhiệt độ 00 C?
- Lượng mưa:
+ Lượng mưa TB năm?
+ Tháng mưa nhiều, tháng mưa ít là tháng nào? Đặc điểm mưa?
-> Từ việc phân tích trên, em hãy rút ra đặc điểm khí hậu của đới lạnh?
- HS quan sát các H21.4 và 21.5/ Tr.69
thuật ngữ: núi băng và băng trôi /sgkT186
? So sánh sự khác nhau giữa núi băng và băng trôi và tác hại của nó. (Liên hệ thực tế)
Kích thước khác nhau, Băng trôi xuất hiện vào mùa hạ, núi băng lượng băng quá nặng, quá dày tự tách ra từ 1 khối băng lớn. Đó là quang cảnh mà ta thường gặp trên các vùng biển đới lạnh vào mùa hạ.
2. Sự thích nghi của ... môi trường
- HS đọc thuật ngữ “đài nguyên” SGK/ Tr.186
? Quan sát H21.6 và 21.7/T69 sgk, mô tả cảnh 2 đài nguyên vào mùa hạ ở Bắc Âu, Bắc Mĩ? So sánh và rút ra nhận xét?
+ H21.6: Cho thấy cảnh đài nguyên Bắc Âu vào mùa hạ thực vật có rêu và địa y đang nở hoa đỏ và vàng, ở ven bờ hồ là các cây thông lùn. Mặt đất chưa tan hết băng.
+ H21.7: Cho thấy cảnh đài nguyên Bắc Mĩ vào mùa hạ với thực vật nghèo nàn, thưa thớt hơn. Chỉ thấy vài túm địa y mọc lác đác đang nở hoa đỏ. Ở đây không thấy những cây thông lùn như ảnh ở Bắc Âu. Băng chư tan.
à Đài nguyên Bắc Mĩ có khí hậu lạnh hơn đài nguyên Bắc Âu.
? Thực vật ở đài nguyên đới lạnh có đặc điểm gì? Cây đặc trưng là gì?
- Cây thấp, lùn chống được bão tuyết, giữ nhiệt độ.
? Vì sao thực vật chỉ phát triển vào mùa hè?
- Nhiệt độ cao hơn, băng tan à lộ đất, cây cối mọc lên.
- HS quan sát các H21.8, 21.9 và 21.10/ T69 kết hợp sự hiểu biết của bản thân
? Kể tên các động vật ở đới lạnh?
? Động vật thích nghi với khí hậu khắc nghiệt của đới lạnh như thế nào?
? Các động vật trên có đặc điểm gì khác với động vật ở đới nóng?
- GV giới thiệu: Tuần lộc sống dựa vào cây cỏ, rêu, địa y của đài nguyên.
- Chim cánh cụt, hải cẩu sống dựa vào tôm cá dưới biển.
à Mỗi loài thích nghi với thức ăn riêng của môi trường, có đặc điểm cơ thể chống lại khí hậu lạnh.
? Cuộc sống của sinh vật trở nên sôi động, nhộn nhịp vào mùa nào trong năm? Loại động vật sống địa bàn nào phong phú hơn?
? Bằng kiến thức sinh vật học, hãy cho biết hình thức tránh rét của động vật vào mùa đông là gì? (Giảm tiêu hao năng lượng)
- Yêu cầu hs thảo luận cặp đôi, trình bày, nhận xét:
? Tại sao nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất?
à Tác động của con người đến môi trường, đặc biệt là vấn đề khí thải làm Trái Đất nóng lên. KH rất khô hạn, nhiệt độ thấp – ít mưa; TV- ĐV nghèo nàn
? Qua các đặc điểm trên, em thấy giới thực vật và động vật ở đới lạnh có gì đặc biệt?
- GV kết luận
* Vị trí: Nằm trong khoảng từ 2 vòng cực về 2 cực.
Đới lạnh ở Bắc cực là đại dương, ở Nam cực là lục địa.
1. Đặc điểm của môi trường
* Khí hậu:
- Mùa đông lạnh kéo dài.
- Mùa hè ngắn, nhiệt độ dưới 100C.
- Nhiệt độ TB năm < - 100 C
- Lượng mưa ít, chủ yếu dưới dạng tuyết rơi, thường có bão tuyết.
- Vùng biển lạnh, vào mùa hè có băng trôi và núi băng.
à Khí hậu lạnh giá quanh năm và vô cùng khắc nghiệt.
2. Sự thích nghi của thực vật và động vật với môi trường
- Thực vật ít về số lượng, số loài, chỉ phát triển vào mùa hè.
- Thực vật đặc trưng: Rêu, địa y và một số loài cây thấp lùn.
- Động vật: Tuần lộc, chim cánh cụt, hải cẩu, gấu trắng... thích nghi với khí hậu lạnh nhờ có bộ lông dày không thấm nước hoặc lớp mỡ dày.
- Một số động vật dùng hình thức ngủ đông hoặc di cư để tránh mùa đông lạnh.
* Ghi nhớ/sgk
Hoạt động 3. Luyện tập
- GV thực hiện kĩ thuật đặt câu hỏi , hướng dẫn hs đặt câu hỏi.
- HS biết cách đặt câu hỏi để hỏi các hs khác trả lời nội dung liên quan đến bài học , hoặc hs đặt thêm các câu hỏi mở rộng thêm – hs khác trả lời tìm thêm kiến thức mới.
- Câu hỏi phải hiệu quả (ngắn gọn, rõ ràng, phù hợp với kt, sắp xếp theo trình tự từ dễ đến khó, hỏi từng vấn đề một)
- Nhiều HS khác tham gia
Hoạt động 4. Vận dụng
? Hiện nay khí hậu toàn cầu ngày càng nóng lên, Bắc cực và Nam cực có hiện tượng tan băng, vậy chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ bầu không khí của TĐ?
? Những loài động vật ấy có sống ở nước ta được không? Vì sao?
Hoạt động 4. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Đọc thêm: “ Ngôi nhà băng của người I- núc Bắc Mĩ”, tìm hiểu thêm về đới lạnh
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU
- Học bài và làm bài tập 4 vào vở.
- Chuẩn bị bài 22 “Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh”
+ Đọc sgk, Tìm hiểu các hoạt động KT của con người ở đới lạnh
.......................................................................................
Ngày dạy: 7A. /11/2020 7B. 07/11/2020
Tiết 20 – Bài 23
MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường vùng núi.
- Biết được sự khác nhau về đặc điểm cư trú của con người ở một số vùng núi trên thế giới.
2. Phẩm chất: Sống có tinh thần trách nhiệm, tự chủ, tự tin
3. Năng lực
a. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp...
b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, biểu đồ; NL sử dụng số liệu thống kê, NLsử dụng hình ảnh...
II. CHUẨN BỊ
1. GV: + Bản đồ địa hình thế giới.Ảnh chụp phong cảnh các vùng núi nước ta hoặc các nước khác. Máy chiếu
2. HS: Đọc bài, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại, dạy học hợp tác, phân tích...
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, chia nhóm, lắng nghe và phản hồi tích cực...
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài
3. Bài mới
Hoạt đông 1. Khởi động
- Cho HS QS một số hình ảnh vùng núi. HS quan sát và mô tả quang cảnh
? Bằng sự hiểu biết của em, nêu tên những dãy núi cao? Gv chiếu tên và vị trí của những dãy núi trên hình...dẫn dắt vào bài
Hoạt động 2. Hình thành kiến, kỹ năng thức mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
1. Đặcđiểm của môi trường
- HĐ cá nhân:
- HS quan sát H23.1
? H23.1 là cảnh gì? Ở đâu?
? Mô tả quang cảnh trong ảnh?
? Tại sao ở đới nóng quanh năm có nhiệt độ cao lại có tuyết phủ trắng đỉnh núi?
- HS. Trong tầng đới lưu của khí quyển nhiệt độ giảm dần lên cao, trung bình lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C. Càng lên cao không khí càng loãng (lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C).
? Ở độ cao nào có băng tuyết bao phủ?
- Ở đới ôn hòa: 3.000m
- Ở đới nóng: 5.5000m
=> có băng tuyết
1. Đặc điểm của môi trường
- Cảnh vùng núi Hi-ma-lay-a ở Châu Á.
- Toàn ảnh: Các cây thấp lùn, hoa đỏ phí xã, trên cao là tuyết phủ trắng đỉnh núi.
- Quan sát hình 23.2 SGK: Cây cối phân bố từ chân núi lên đến đỉnh núi thành các vành đai.
? Vùng An-pơ có mấy vành đai? Giới hạn của mỗi vành đai?
- 4 vành đai:
1. Vành đai rừng lá rộng lên cao 900m
2. Vành đai rừng lá kim: 900-2.200m
3. Vành đai đồng cỏ: 2.200-3.000m
4. Vành đai tuyết > 3.000m
? Như vậy sự thay đổi của khí hậu vùng núi ảnh hưởng đến thực vật ntn?
? Ngoài thay đổi theo độ cao, khí hậu và thực vật còn thay đổi theo điều kiện nào?
? Sườn đón gió ẩm cây cối phát triển ntn?
- HS thảo luận theo cặp:
? Quan sát H23.2 cho biết: Sự phân bố cây trong 1 quả núi giữa sườn đón nắng và sườn khuất nắng có sự khác nhau ntn?
? Vì sao có sự khác nhau đó?
- HS trình bày, nhận xét...
? Độ dốc của sườn núi có ảnh hưởng ntn đến đời sống và kinh tế vùng núi?
? Từ đây, em hãy nhận xét khái quát về đặc điểm tự nhiên của môi trường vùng núi?
- Thực vật cũng thay đổi theo độ cao phân tầng từ chân núi lên đỉnh núi.
- Khí hậu và thực vật thay đổi theo hướng sườn núi.
- Sườn đón gió ẩm cây cối tốt tươi hơn sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh.
- Sườn đón nắng mọc ở những độ cao lớn hơn sườn khuất nắng.
- Sườn đón nắng nhiệt độ nhiều hơn nên ấm hơn sườn khuất nắng.
- Độ dốc cao dễ xảy ra lũ quét, lở đất → khó đi lại và khai thác tài nguyên.
à Khí hậu và thực vật ở môi trường vùng núi thay đổi theo độ cao. Có sự phân tầng thực vật thành các đai cao.
2. Cư trú của con người
- HĐ chung cả lớp
? Ở miền núi có các dân tộc nào sinh sống?
? Họ sống ở những vị trí nào của núi?
? Ở châu Á, Nam Mĩ, Châu Phi, người miền núi sống ntn?
- Ở Châu Á: Họ sống ở vùng núi thấp, khí hậu mát, có nhiều lâm sản.
- Ở Nam Mĩ họ sống ở độ cao 3.000m nơi có mặt đất bằng phẳng.
- Ở Châu Phi, người dân sống ở sườn đón gió.
- GV chiếu hình, học sinh quan sát
? Qua đó em thấy được đặc điểm cư trú nổi bật của người dân miền núi trên trái đất ntn?
? GV Liên hệ đến đặc điểm cư trú của người dân miền núi ở VN?
- HS liên hệ
2. Cư trú của con người
- Miền núi là nơi cư trú của các dân tộc ít người có mật độ thưa thớt hơn đồng bằng.
- Họ sống men theo sườn núi thấp, khí hậu mát hoặc dưới thung lũng.
à Vùng núi là nơi thưa dân, ở mỗi vùng núi khác nhau, con người lại có đặc điểm cư trú khác nhau.
Ghi nhớ (sgk/76)
Hoạt động 3. Luyện tập
- HS hoạt động nhóm lớn: (6 nhóm)
- Lập sơ đồ sự phân tầng TV theo độ cao của 2 đới
- Nhận xét và giải thích
- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét
- GV chốt ndung
Bài tập 3/sgk
Độ cao(m)
Đới ôn hòa
Đới nóng
200-900
Rừng lá rộng ôn đới
Rừng rậm–làng mạc- ruộng bậc thang
900-1600
Rừng hỗn giao ôn đới
Rừng cận nhiệt trên núi
1600-3000
Rừng lá kim, đồng cỏ núi cao
Rừng hỗn giao ôn đới trên núi
3000-4500
Đồng cỏ núi cao
Rừng lá kim ôn đới núi cao
4500-5500
Tuyết vĩnh cửu
Đồng cỏ -núi cao
-> Đới nóng có vành đai rừng rậm, đới ôn hòa không có
-> Các tầng thực vật nằm cao hơn đới ôn hòa vì nhận được nhiều nhiệt độ và ánh nắng hơn đới ôn hòa
Hoạt động 4. Vận dụng
- Theo em, môi trường vùng núi VN hiện nay đang gặp phải những khó khăn gì về tự nhiên, xã hội?
- Biện pháp để khắc phục những khó khăn trên?
Hoạt động 4. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Tìm hiểu thêm về môi trường tự nhiên và cuộc sống của người dân vùng núi trên thế giới
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU
- Học bài, hoàn thiện bài tập
- Ôn tập các chương II, IV, V. Học sinh đọc lại toàn bộ kiến thức, trả lời các câu hỏi và bài tập cuối mỗi bài.
- GV kí hợp đồng với HS (chia lớp -6 nhóm )
- GV phát phiếu – HS về nhà làm ,hoàn thiện trên giấy
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_7_tiet_1920_nam_hoc_2020_2021_tong_thi_qu.doc