Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 11+12 - Trường THCS Mường Mít

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức. Sau bài học, Hs cần nhớ và hệ thống được:

- Thành phần nhân văn của môi trường.

- Đặc điểm của môi trường đới nóng.

- Các hoạt động kinh tế đặc trưng của con người ở môi trường đới nóng.

2. Phẩm chất.

- Sống có tinh thần trách nhiệm, tự chủ, tự tin.

3. Năng lực

a. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp.

b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, biểu đồ; sử dụng số liệu thống kê, sử dụng

hình ảnh.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên.

- Bản đồ phân bố dân cư và đô thị thế giới. Bản đồ các môi trường địa lí.

2. Học sinh.

- SGK, tập bản đồ.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp Trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại, dạy học hợp tác.

2. Kĩ thuật Đặt câu hỏi, chia nhóm, lắng nghe và phản hồi tích cực.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Bài mới.

pdf7 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 142 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 11+12 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: Lớp 7A1: 16/10; Lớp 7A2: 15/10 Tiết 11: ÔN TẬP Thành phần nhân văn của môi trường, môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của môi trường đới nóng I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. Sau bài học, Hs cần nhớ và hệ thống được: - Thành phần nhân văn của môi trường. - Đặc điểm của môi trường đới nóng. - Các hoạt động kinh tế đặc trưng của con người ở môi trường đới nóng. 2. Phẩm chất. - Sống có tinh thần trách nhiệm, tự chủ, tự tin. 3. Năng lực a. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp. b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, biểu đồ; sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình ảnh. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên. - Bản đồ phân bố dân cư và đô thị thế giới. Bản đồ các môi trường địa lí. 2. Học sinh. - SGK, tập bản đồ. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp Trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại, dạy học hợp tác. 2. Kĩ thuật Đặt câu hỏi, chia nhóm, lắng nghe và phản hồi tích cực. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. Hoạt động 1 KHỞI ĐỘNG Hoạt động 2 HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm Hoạt động 1: (Cá nhân, 15 phút) - Gv yêu cầu Hs Q. sát H 2.1 SGK/7, cho biết: ? Em hãy nhận xét sự phân bố dân cư thế giới? ? Cho biết, trên TG có những Đại chủng tộc nào? Nơi phân bố? ? Tại sao đông dân ở những khu vực đó? ? Những khu vực nào thưa dân? - Gv chuẩn kiến thức. - Gv yêu cầu Hs dựa vào kiến thức đã học, cho biết: ? Phân biệt sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư thành thị? - Gv gợi ý: Khác nhau về hoạt động kinh tế, nhà cửa, mật độ dân số. I. Thành phần nhân văn của môi trường. 1. Sự phân bố dân cư. - Dân cư thế giới phân bố không đều. 2. Quần cư Gồm 2 quần cư: + Quần cư nông thôn. + Quần cư đô thị. Hoạt động 2: (Nhóm, 17 phút) - Gv yêu cầu Hs Q. sát H 5.1 SGK/16, hãy: ? Xác định giới hạn của môi trường đới nóng? ? Trong đới nóng có những kiểu môi trường nào? - Gv chia lớp làm 3 nhóm, thảo luận 5 phút. - Hs hoạt động nhóm. - Gv nêu yêu cầu: Dựa vào kiến thức đã học, cho biết: + Nhóm 1: Môi trường xích đạo ẩm + Nhóm 2: Môi trường nhiệt đới. + Nhóm 3: Môi trường nhiệt đới gió mùa. * Câu hỏi thảo luận. ? Trình bày đặc điểm KH của môi trường. ? Đặc điểm KH đó ảnh hưởng đến cảnh quan TN ntn? - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Gv: Chuẩn KT theo bảng: (Phụ lục) Hoạt động 3: (Cá nhân, 5 phút) ? Hãy trình bày các sản phẩm nông nghiệp ở môi trường ở đới nóng? Vì sao lại sản xuất các mặt hàng đó? (Kể tên các sản phẩm) Giải thích: Do nhu cầu thị trường. II. Môi trường đới nóng. III. Hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng. - Các sản phẩm nông nghiệp. Chủ yếu là cây lương thực. Hoạt động 3 LUYỆN TẬP ? Nêu đặc điểm của môi trường đới nóng? Hoạt động 4 VẬN DỤNG Hoạt động 5 MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU VI. PHỤ LỤC. Bảng kiến thức chuẩn. Môi trường Đặc điểm tự nhiên Môi trường Xích đạo ẩm Môi trường nhiệt đới Môi trường nhiệt đới gió mùa Khí hậu - Nhiệt độ TB: > 200C - Biên độ DĐ nhiệt: 2 đến 30C - Lượng mưa: Lớn > 2000mm/ năm. Phân bố đều giữa các tháng trong năm. - Nhiệt độ TB: > 200C - Biên độ DĐ nhiệt: 3- 50C - Lượng mưa: Từ 500mm đến 1500mm/năm. - Có từ 3 đến 9 tháng không có mưa. - Nhiệt độ TB: > 200C - Biên độ DĐ nhiệt: 80C -100C. - Lượng mưa: Từ 500mm đến 1500mm - Chia làm2 mùa: + 1 mùa mưa + 1 mùa khô. Các đặc điểm khác - Rừng rậm thường xanh quanh năm. - ĐV và TV: Phong phú và đa dạng. - Thiên nhiên thay đôi theo mùa. + Mùa mưa: Cây cối xanh tốt - Nhịp điệu mùa đa dạng phong phú. - Rừng rụng lá vào mùa khô. của môi trường - Độ ẩm không khí lớn. - Vùng ven biển: Có rừng ngập mặn + Mùa khô: Cây kém phát triển. - Cảnh quan: Từ rừng thưa => Xavan => Cây bụi => Gai. Trong đó Xavan là nhiều - Thiên nhiên thay đổi theo mùa. Ngày giảng: Lớp 7A1: 21/10; Lớp 7A2: 19/10 Chương II: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI ÔN HÒA Tiết 12, Bài 13: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. Sau bài học, Hs cần: - Biết vị trí đới ôn hòa trên bản đồ Tự nhiên thế giới. - Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản 2 đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường đới ôn hòa: + Tính chất trung gian của khí hậu. + Sự thay đổi thiên nhiên theo thời gian và không gian. 2. Phẩm chất. - Sống có tinh thần trách nhiệm, tự chủ, tự tin. 3. Năng lực a. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp. b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, biểu đồ; sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình ảnh. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên. - Bản đồ các môi trường địa lí. 2. Học sinh. - SGK, tập bản đồ. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp Trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại, dạy học hợp tác. 2. Kĩ thuật Đặt câu hỏi, chia nhóm, lắng nghe và phản hồi tích cực. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. Hoạt động 1 KHỞI ĐỘNG Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 6, trên TĐ có mấy đới khí hậu ? Mỗi đới có những điểm khác nhau gì về nhiệt độ và lượng mưa? HS trả lời.dẫn dắt vào bài mới.. Hoạt động 2 HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm Hoạt động 1: (Cá nhân, 05 phút) - Gv sử dụng bản đồ các môi trường địa lí và H 13.1SGK/43. - Gv yêu cầu Hs dựa vào H 13.1 SGK và bản đồ Các môi trường địa lí: ? Xác định vị trí của đới ôn hòa? ? Nhận xét vị trí của môi trường đới ôn hòa so với môi trường đới nóng, đới lạnh? ? So sánh diện tích phần đất nổi của môi *. Vị trí địa lí. - Nằm từ vĩ tuyến 300➔ 600 ở 2 bán cầu, giữa đới nóng và đới lạnh. - Chiếm 1 nửa diện tích đất nổi của Trái Đất. Phần lớn đất đai nằm ở nửa cầu Bắc, chỉ 1 phần nhỏ diện tích nằm ở nửacầu Nam. trường đới ôn hòa giữa 2 bán cầu? Hoạt động 2: (Cá nhân, 15 phút) (Câu hỏi ở mục 1: Q. sát H 13.1... ở đới ôn hòa đối với GV hướng dẫn Hs đại trà trả lời) - Gv cho Hs phân tích bảng số liệu SGK/42 ở 3 địa điểm để thấy rõ tính chất trung gian của khí hậu đới ôn hòa: + Về vị trí? + Về nhiệt độ trung bình năm? + Về lượng mưa hằng năm? - Gv kết luận về tính chất trung gian. - Gv cho Hs Q. sát H 13.1 + Bản đồ các môi trường địa lí để thấy được ảnh hưởng của các đợt khí nóng, lạnh, dòng biển, gió Tây ôn đới để thấy được tính chất thất thường của khí hậu. ? Cho biết các mũi tên biểu hiện các yếu tố gì trong lược đồ? ? Các yếu tố trên có ảnh hưởng tới thời tiết của đới ôn hòa như thế nào? - Gv phân tích, giải thích: + Do vị trí trung gian nên đới ôn hòa chịu sự tác động của khối khí nóng từ vĩ độ thấp tràn lên và khối khí lạnh từ vĩ độ cao tràn xuống từng đợt đột ngột. + Các đợt khí lạnh (nhiệt độ xuống đột ngột dưới 00C, gió mạnh, tuyết rơi rất dày) và đợt khí nóng (nhiệt độ tăng cao và rất khô, dễ gây cháy ở nhiều nơi). ? Nguyên nhân gây ra thời tiết thất thường ở đới ôn hòa là gì? ? Khí hậu đới ôn hòa có ảnh hưởng gì đến vật nuôi, cây trồng? - Gv chuyển ý: Khí hậu mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh, thời tiết thay đổi thất thường thì thiên nhiên có sự phân hóa ra sao? Hoạt động 3: (Cá nhân, 12 phút) - Gv: Sử dụng phương pháp trực quan, khai thác kiến thức từ kênh hình SGK. - Gv cho Hs Q. sát ảnh 4 mùa H 13.2, H 13.3, H 13.4 để nhận xét sự biến đổi của cảnh sắc thiên nhiên ? Thời tiết đới ôn hòa có mấy mùa? 1. Khí hậu. - Mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh. - Thời tiết thay đổi thất thường: + Vị trí trung gian giữa hải dương và lục địa. + Vị trí trung gian giữa đới nóng và đới lạnh. 2. Sự phân hóa của môi trường. - Thiên nhiên thay đổi theo thời gian 4 - Gv cho Hs biết thời gian từng mùa: Đông (1-3), xuân (4-6), hạ (7-9), thu (10-12) . ? Thời tiết từng mùa thì sự biến đổi cây cỏ từng mùa như thế nào? . - Tháng 1, 2 ,3 (mùa đông): Thời tiết lạnh, tuyết rơi => Cây tăng trưởng chậm, trơ cành. (H13.3). - Tháng 4, 5 ,6 (mùa xuân): Nắng ấm, tuyết tan => Cây nẩy lộc, ra hoa. (H.SGK/59). - Tháng 7, 8, 9 (mùa hạ): Nắng nóng, mưa nhiều => Quả chín. (H.SGK/59). - Tháng 10, 11,12 (mùa thu): Trời mát, lạnh khô=> Lá khô vàng, rơi rụng. (H.SGK/60) - Liên hệ: Thời tiết ở nước ta (đới nóng) có mấy mùa? - Gv: Mở rộng Việt Nam cảnh sắc thiên nhiên thay đổi theo mùa gió riêng miền Bắc còn có 2 thời kì chuyển tiếp giống mùa thu và đông. - Gv yêu cầu Hs sử dụng Tập bản đồ + Q. sát lược đồ H 13.1 và trả lời vào bài tập 1: ? Nêu tên các kiểu môi trường? ? Xác định vị trí các kiểu môi trường? ? Các dòng biển nóng chảy qua khu vực nào trong đới khí hậu? ? Các dòng biển nóng và gió tây ôn đới có ảnh hưởng kiểu môi trường chúng chảy qua ven bờ như thế nào? - Gv cho Hs Q. sát các dòng biển nóng để thấy được ảnh hưởng của dòng biển nóng đến môi trường ôn đới hải dương. ? Ở đại lục Á-Âu: Từ Tây sang Đông có các kiểu môi trường nào? Từ Bắc xuống Nam có các kiểu môi trường nào? ? Ở Bắc Mĩ: Từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam có những kiểu mtrường nào? ? Thiên nhiên đới ôn hòa còn thay đổi theo yếu tố nào? - Gv nhận xét: Môi trường đới ôn hòa vừa biến đổi theo thời gian, vừa biến đổi theo không gian. - Gv cho Hs phân tích 3 biểu đồ➔ nhận xét đặc điểm của từng kiểu môi trường. ? Thời tiết và khí hậu của môi trường đới ôn hòa gây tác động xấu tới nền sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của con người như thế nào? - Gv bổ sung những thông tin cập nhật về mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. - Thiên nhiên còn thay đổi theo không gian + Tây sang Đông: Rừng lá rộng➔ rừng hổn giao ➔ rừng lá kim. + Bắc xuống Nam: Rừng lá kim➔ rừng hỗn giao ➔ thảo nguyên và rừng cây bụi gai. thời tiết và khí hậu ở đới ôn hòa cho Hs nắm. Hoạt động 3 LUYỆN TẬP ? Tính chất trung gian của khí hậu và thất thường của thời tiết ở đới ôn hòa thể hiện như thế nào? Hoạt động 4 VẬN DỤNG ? Trình bày sự phân hóa của môi tường đới ôn hòa? Hoạt động 5 MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - Liên hệ với VN về tính chất thất thường của thời tiết được biểu hiện cụ thể như thế nào? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Về nhà học bài, trả lời câu hỏi cuối bài. Chuẩn bị: “ Ô nhiễm môi trường đới ôn hoà” - Đọc SGK, trả lời câu hỏi SHK, tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_dia_li_lop_7_tiet_1112_truong_thcs_muong_mit.pdf