I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
- Hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời: Hiện tượng các mùa trên Trái Đất.
2. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, tự lập.
3. Năng lực
a. Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ
b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, lược đồ, quả Địa Cầu, phân tích tranh ảnh,
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Quả Địa Cầu, mô hình sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt Trời, phiếu học tập, máy chiếu.
2. HS: SGK + vở ghi.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Vấn đáp, trực quan, hoạt động nhóm
2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, chia nhóm, đặt câu hỏi
III. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra bài cũ
? Bằng quả Địa cầu, hãy thể hiện sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và nêu các hệ quả?
3. Bài mới
Hoạt động 1. Khởi động
? GV cho HS xem video mô phỏng vận động của TĐ quanh MT.
? Qua việc quan sát vận động của TĐ, em thấy ngoài vđ tự quay quanh trục, TĐ còn có sự vận động nào khác?
- HS phát biểu những hiểu biết của mình về vận động này của TĐ.
- GV giới thiệu bài học.
4 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 240 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 9: Sự chuyển động của trái đất quanh Mặt trời - Năm học 2020-2021 - Tòng Thị Quyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 30/10/2020
Tiết 9 - Bài 8
SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
- Hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời: Hiện tượng các mùa trên Trái Đất.
2. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, tự lập.
3. Năng lực
a. Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ
b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, lược đồ, quả Địa Cầu, phân tích tranh ảnh,
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Quả Địa Cầu, mô hình sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt Trời, phiếu học tập, máy chiếu.
2. HS: SGK + vở ghi.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Vấn đáp, trực quan, hoạt động nhóm
2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, chia nhóm, đặt câu hỏi
III. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra bài cũ
? Bằng quả Địa cầu, hãy thể hiện sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và nêu các hệ quả?
3. Bài mới
Hoạt động 1. Khởi động
? GV cho HS xem video mô phỏng vận động của TĐ quanh MT.
? Qua việc quan sát vận động của TĐ, em thấy ngoài vđ tự quay quanh trục, TĐ còn có sự vận động nào khác?
- HS phát biểu những hiểu biết của mình về vận động này của TĐ.
- GV giới thiệu bài học.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
1. Sự vận động của TĐ quanh MT
- HS quan sát mô hình sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời, kết hợp H23.
- HS thảo luận cặp đôi trả lời các câu hỏi:
? Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng nào?
? Thời gian Trái Đất chuyển động hết 1 vòng quanh Mặt trời?
? Nhận xét độ nghiêng và hướng của trục Trái Đất ở các vị trí Xuân phân, Thu phân, Hạ chí, Đông chí?
- HS các nhóm báo cáo, nx, GV chốt.
? Vậy sự chuyển động đó gọi là gì? (tịnh tiến).
? Khi chuyển động trên quỹ đạo, lúc nào TĐ gần MT nhất, khi nào xa MT nhất?
+ Cận nhật: mùng 3,4 tháng 1- 147 triệu km
+ Viễn nhật mùng 4,5 tháng 7- 152 triệu km
2. Hiện tượng các mùa
- HS quan sát H.23.
? Trục TĐ nghiêng và không đổi hướng trong khi di chuyển sinh ra hiện tượng gì?
- HS xem video “Hiện tượng các mùa”
- GV giới thiệu các ngày Xuân phân, Hạ chí, Thu phân, Đông chí.
- GV yêu cầu hs thảo luận nhóm (theo 6 nhóm). GV phát phiếu HT:
? Ngày 22/6, 22/12, 23/9, 21/3 nửa cầu nào ngả nhiều về Mặt Trời, lượng ánh sáng, nhiệt độ nhận được như thế nào? Mùa gì?
- Các nhóm TL, báo cáo kết quả thảo luận, nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, chuẩn xác.
1. Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông trên quĩ đạo có hình elíp gần tròn.
- Thời gian chuyển động trọn một vòng là 365 ngày 6 giờ.
- Trong khi chuyển động trên quĩ đạo quanh MT, độ nghiêng và hướng nghiêng của trục không đổi.
-> Sự chuyển động đó gọi là sự chuyển động tịnh tiến.
2. Hiện tượng các mùa
- Khi chuyển động trên qũi đạo, hai nửa cầu Bắc, Nam thay phiên nhau ngả dần và chếch xa Mặt Trời → sinh ra các mùa.
Ngày
Tiết
Bán cầu
TĐ gần/ xa MT
Ánh sáng và nhiệt
Mùa gì
22/ 6
Hạ chí
Đông chí
Nửa cầu Bắc
Nửa cầuNam
Ngả gần nhất
Chếch xa nhất
Nhận nhiều
Nhận ít
Nóng (hạ)
Lạnh (đông)
22/ 12
Đông chí
Hạ chí
Nửa cầu Bắc
Nửa cầu Nam
Chếch xa nhất
Ngả gần nhất
Nhận ít
Nhận nhiều
23/ 9
Xuân phân
Thu phân
Nửa cầu Bắc
Nửa cầu Nam
Hai nửa cầu hướng về MT như nhau
MT chiếu thẳng góc đường xích đạo - lượng ánh sáng và nhiệt nhận như nhau
- Chuyểntừ nóng sang lạnh
- Chuyển từ lạnh sang nóng
21/ 3
Xuân phân
Thu phân
Nửa cầu Bắc
Nửa cầu Nam
Hai nửa cầu hướng về MT như nhau
MT chiếu thẳng góc đường xích đạo - lượng ánh sáng và nhiệt nhận như nhau
- Mùa lạnh chuyển sang nóng
- Mùa nóng chuyển sang lạnh
? Em có nhận xét gì về lượng nhiệt, ánh sáng, cách tính mùa ở 2 nửa cầu Bắc và Nam?
- GV khái quát bài học
- HS đọc ghi nhớ SGK
-> Sự phân bố nhiệt độ, ánh sáng, cách tính mùa ở 2 nửa cầu trái ngược nhau.
* Ghi nhớ/sgk
Hoạt động 3. Luyện tập
- HS thảo luận theo cặp:
? Tại sao TĐ chuyển động quanh MT lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nử cầu trong một năm?
- HS trình bày, nhận xét
- Yêu cầu hs đọc bài tập
- HS thảo luận theo cặp, trình bày, nx.
- GV chuẩn xác
3. Luyện tập
Câu 1/sgk
- Khi c/đ quanh MT , trực TĐ nghiêng và ko đổi hướng. TĐ khi thì ngả về nửa cầu Bắc, khi thì ngả về nửa cầu Nam. Nửa cầu nào ngả về hướng MT nhận dc nhiều ánh sáng và nhiệt luc ấy là mùa nóng của nửa cầu đó. Nửa cầu nào ko ngả về hướng MT nhận dc ít ánh sang và nhiệt lúc ấy là mùa lạnh của nửa cầu đó. Trong một năm , mùa nóng và m/lạnh của mỗi nửa cầu cứ luân phiên nhau như vậy.
Câu 3/sgk
- Ở nửa cầu Bắc, cách tính ngày bắt đầu các mùa theo âm- dương lịch chênh với ngày bắt đầu các mùa theo dương lịch từ 15-> 16 ngày.
Hoạt động 4. Vận dụng
? VN có mấy mùa? Các mùa trong năm có gì khác nhau về thời tiết?
- HS liên hệ
? Tìm một số câu tục ngữ về hiện tượng thời tiết – khí hậu nước ta?
- HS liên hệ
Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Đọc phần “đọc thêm sgk”, Tìm hiểu về sự chuyển động của Trái Đất quanh MT
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU
- Đọc bài 9: “Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa”: Quan sát, trả lời câu hỏi sgk
- Hiện tượng ngày đêm dài, ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ.
- Hiện tượng ngày, đêm chênh lệch giữa các mùa là hệ quả của sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_6_tiet_9_su_chuyen_dong_cua_trai_dat_quan.doc