I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức. Sau bài học, Hs cần:
- Một số đặc điểm của Trái Đất: Hình dạng, kích thước và hệ thống kinh tuyến, vĩ
tuyến.
- Ý nghĩa tỷ lệ bản đồ.
- Xác định phương hướng, tọa độ địa lí. Kí hiệu bản đồ.
- Các dạng bài tập: Xác định phương hướng, tọa độ địa lí, tỉ lệ bản đồ.
2. Phẩm chất.
- Tự tin, tự chủ, tự lập, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước.
3. Năng lực
a. Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tính toán, sử dụng ngôn ngữ.
b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, lược đồ, quả Địa Cầu.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên.
- Quả Địa Cầu, tranh vẽ mạng lưới kinh vĩ tuyến.
- Hình 14, 15 trong sách giáo khoa phóng to
2. Học sinh: SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, gợi mở, hoạt động nhóm, phân tích, luyện
tập thực hành
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp khi lên lớp
3. Bài mới.
Hoạt động 1 Khởi động
Hoạt động 2 Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
6 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 174 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 8 đến 10 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 27/10/2020( 6A2)
28/10/2020( 6A1)
Tiết 8: ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức. Sau bài học, Hs cần:
- Một số đặc điểm của Trái Đất: Hình dạng, kích thước và hệ thống kinh tuyến, vĩ
tuyến.
- Ý nghĩa tỷ lệ bản đồ.
- Xác định phương hướng, tọa độ địa lí. Kí hiệu bản đồ.
- Các dạng bài tập: Xác định phương hướng, tọa độ địa lí, tỉ lệ bản đồ.
2. Phẩm chất.
- Tự tin, tự chủ, tự lập, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước.
3. Năng lực
a. Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tính toán, sử dụng ngôn ngữ.
b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, lược đồ, quả Địa Cầu.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên.
- Quả Địa Cầu, tranh vẽ mạng lưới kinh vĩ tuyến.
- Hình 14, 15 trong sách giáo khoa phóng to
2. Học sinh: SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, gợi mở, hoạt động nhóm, phân tích, luyện
tập thực hành
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp khi lên lớp
3. Bài mới.
Hoạt động 1 Khởi động
Hoạt động 2 Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung
Hoạt động 1: (Cá nhân, 05 phút)
- Gv yêu cầu Hs dựa vào kiến thức đã học,
cho biết:
? Kể tên các hành tinh trong Hệ Mặt Trời?
Trái Đất đứng vị trí thứ mấy theo thứ tự xa
dần Mặt Trời?
? Trái Đất có hình dạng và kích thước như
thế nào?
? Xác định hệ thống kinh vĩ tuyến, Các điểm
I. Vị trí - hình dạng và kích thước
của Trái Đất.
- Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 trong hệ
Mặt Trời.
- Vĩ tuyến gốc: Vĩ tuyến 0o (Xích
cực Bắc, Nam. Kinh tuyến gốc, vĩ tuyến
gốc. Kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây. Vĩ
tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam trên tranh vẽ mạng
lưới kinh vĩ tuyến?
- Hs lên xác định trên quả Địa Cầu.
- Gv chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2: (Cá nhân, 05 phút)
- Gv yêu cầu Hs dựa vào kiến thức đã học,
cho biết:
? Bản đồ là gì?
? Tỉ lệ bản đồ là gì?
? Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ? Có mấy dạng thể
hiện tỉ lệ bản đồ?
? Cách tính toán tỉ lệ trên bản đồ so với thực
tế ?
- VD: Trên bản đồ có tỉ lệ 1: 2.000.000.
Tính 3 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km
trên thực tế?
- Gv chuẩn kiên thức.
Hoạt động 3: (Cá nhân, 05 phút)
- Gv yêu cầu Hs dựa vào kiến thức đã học,
cho biết:
? Muốn xác định phương hướng trên bản đồ
ta phải làm gì?
? Kể tên và vẽ sơ đồ xác định phương
hướng?
(4 hướng chính, 4 hướng phụ)
? Kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lí của một điểm
là gì?
- Gv chuẩn kiên thức.
Hoạt động 4: (Cá nhân, 05 phút)
- Gv yêu cầu Hs dựa vào kiến thức đã học,
cho biết:
? Có mấy loại và mấy dạng kí hiệu thừơng
được sử dụng trên bản đồ?
? Độ cao địa hình trên bản đồ người ta
thường biểu hiện như thế nào?
- Gv chuẩn kiên thức.
Hoạt động 5: (Cá nhân, 10 phút)
- Gv yêu cầu Hs đọc thông tin bài tập 2, 3
SGK/14.
- 3 Hs khá lên bảng làm.
đạo).
Vĩ tuyến Bắc: Những vĩ tuyến nằm từ
xích đạo đến cực Bắc.
- Vĩ tuyến Nam: Những vĩ tuyến nằm
từ xích đạo đến cực Nam.
2. Tỉ lệ bản đồ.
- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên mặt
phẳng của giấy, tương đối chính xác
về một khu vực hay toàn bộ bề mặt
Trái Đất.
- Tỉ lệ bản đồ cho ta biết khoảng cách
trên bản đồ được thu nhỏ bao nhiêu
lần so với kích thước thực của chúng
trên thực tế.
3. Phương hướng trên bản đồ.
Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí.
- Phương hướng chính trên bản đồ (8
hướng)
- Toạ độ địa lí của 1 điểm: Là bao
gồm kinh độ và vĩ độ của điểm đó.
Qui ước viết tọa độ địa lí của một
điểm kinh độ để trên, vĩ độ để dưới
4. Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện
địa hình trên bản đồ.
- Có 3 loại kí hiệu thường được sử
dụng để biểu hiện các đối tượng địa lí
trên bản đồ: Kí hiệu điểm, kí hiệu
đường và kí hiệu diện tích.
5. Bài tập.
a. Tỉ lệ bản đồ.
- 3 Hs lên làm bài tập.
- Hs khác nhận xét.
- Gv nhận xét, chuẩn kiến thức.
- Gv yêu cầu Hs đọc thông tin bài tập 2
SGK/17.
- 2 Hs khá lên bảng làm.
- Hs khác nhận xét.
- Gv nhận xét, chuẩn kiến thức.
- Hs Q. sát H 12 SGK/16, cho biết:
? Ghi tọa độ địa lí các điểm A, B, C.
- Gv nhận xét, chuẩn kiến thức.
Hoạt động 6: (Cá nhân, 10 phút)
- Q. sát H20, quả Địa Cầu cho biết:
? Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng
nào?
? Thời gian Trái đất tự quay quanh trục
trong một ngày đêm được quy ước là bao
nhiêu giờ?
? Cùng một lúc trên Trái Đất có bao nhiêu
giờ khác nhau?
- Gv dùng đèn pin và quả Địa Cầu chứng
minh cho Hs thấy hiện tượng ngày và đêm.
- Yêu cầu Hs nhận xét:
? Nửa được chiếu sáng, nửa không được
chiếu sáng gọi là gì?
? Nếu Trái Đất đứng yên thì hiện tượng
ngày, đêm trên Trái Đất sẽ ra sao?
? Trái Đất tự quay quanh trục để lại hệ quả
gì?
- Gv: Sử dụng mô hình cho Hs Q. sát kết
hợp hình vẽ SGK, cho biết:
? Cho biết hướng chuyển động của Trái Đất
quanh Mặt Trời?
- Gv chuẩn KT
b. Tọa độ địa lí.
Hs lên bảng làm
6. Sự chuyển động của Trái Đất.
- Sự vận động tự quay của TĐ
- Hệ quả của sự vận động tự quay TĐ
- Sự chuyển động TĐ quanh MT
Hoạt động 3 LUYỆN TẬP
- Gv chốt lại nội dung ôn tập trọng tâm.
Hoạt động 4 VẬN DỤNG
Hoạt động 5 MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Về nhà ôn tập kĩ, giờ sau kiểm tra 45 phút.
Ngày giảng: 03/11/2020( 6A2)
04/11/2020( 6A1)
Tiết 10 - Bài 8: SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT
QUANH MẶT TRỜI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức. Sau bài học, Hs cần:
- Trình bày được cơ chế sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời: Hướng,
quỹ đạo, thời gian và tính chất của sự chuyển động.
- Trình bày các hệ quả sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
2. Phẩm chất.
- Tự tin, tự chủ, tự lập, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước.
3. Năng lực
a. Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tính toán, sử dụng ngôn ngữ.
b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, lược đồ, quả Địa Cầu.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên.
- Mô hình (tranh) sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
- Tranh: Vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo.
2. Học sinh.
- SGK, tập bản đồ.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, gợi mở, hoạt động nhóm, phân tích, luyện
tập thực hành
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới.
*Hoạt động 1 Khởi động
? GV cho HS xem video mô phỏng vận động của TĐ quanh MT.
? Qua việc quan sát vận động của TĐ, em thấy ngoài vđ tự quay quanh trục, TĐ
còn có sự vận động nào khác?
- HS phát biểu những hiểu biết của mình về vận động này của TĐ.
- GV giới thiệu bài học.
*Hoạt động 2 Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung
Hoạt động 1: (Cá nhân, 17 phút)
- Gv: Sử dụng mô hình cho Hs Q. sát kết hợp
hình vẽ SGK, cho biết:
? Cho biết hướng chuyển động của Trái Đất
1. Sự chuyển động của Trái
Đất quanh Mặt Trời.
- Trái đất chuyển động quanh
quanh Mặt Trời?
- Gv nhận xét sự chuyển động: Chuyển động
theo hình elip gần tròn. Nhận xét về độ
nghiêng và hướng của trục Trái Đất ở các vị trí
21/3; 22/6; 22/12; 23/9.
? Sự chuyển động đó gọi là gì?
- Gv nhấn mạnh chuyển động tịnh tiến là khi
chuyển động quanh Mặt Trời Trái Đất vẫn giữ
nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng của trục
không đổi.
? Thời gian Trái Đất chuyển động quanh Mặt
Trời 1 vòng là bao nhiêu?
- Gv chuẩn KT
Hoạt động 2: (Cá nhân, 15 phút)
- Gv cho Hs Q. sát (tranh) mô hình Trái Đất
đang chuyển động quanh Mặt Trời:
? Vì sao có hiện tượng các mùa trên Trái Đất?
(Độ nghiêng và hướng của trục Trái Đất ở các
vị trí 21/3; 22/6; 22/12; 23/9 không đổi).
- Gv lưu ý Hs trục Trái Đất và đường phân
chia sáng tối không trùng nhau, độ nghiêng và
hướng nghiêng trục không đổi nên hai nửa cầu
Bắc và Nam luân phiên nhau ngã về phía Mặt
Trời sinh ra các mùa.
- Yêu cầu Hs Q. sát H 23 để trả lời các câu hỏi
trong tập bản đồ
? Nửa cầu Bắc ngã về phía Mặt Trời nhiều
nhất vào ngày nào (22/6 hạ chí).
? Nửa cầu Nam ngã về phía Mặt Trời nhiều
nhất vào ngày nào? (22/12 – Đông chí).
? Cả 2 nửa cầu hướng về phía Mặt Trời như
nhau vào những ngày nào? (21/3 và 23/9 Xuân
phân và Thu phân).
- Gv nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời, góc
chiếu lớn nhận nhiều nhiệt... mùa nóng.
- Nửa cầu nào chếch xa Mặt Trời, góc chiếu
nhỏ nhận ít nhiệt... mùa lạnh.
? Như vậy ngày 22/6:
? Nửa cầu Bắc là mùa ......................
? Nửa cầu Nam là mùa ......................
Mặt Trời theo một qũy đạo có
hình elip gần tròn.
- Hướng chuyển động: Từ Tây
sang Đông.
- Trong khi chuyển động trên
quỹ đạo quanh Mặt Trời, trục
Trái Đất lúc nào cũng giữ
nguyên độ nghiêng 66033’ trên
mặt phẳng vĩ đạo và hướng
nghiêng của trục không đổi. Đó
là sự chuyển động tịnh tiến.
- Thời gian Trái Đất chuyển
động một vòng quanh Mặt Trời
là 365 ngày 6 giờ.
2. Hiện tượng các mùa.
- Khi chuyển động trên quỹ đạo,
trục Trái Đất có độ nghiêng
không đổi hướng nên hai nửa
cầu luân phiên nhau ngã về phía
Mặt Trời nên sinh ra các mùa.
? Ngày 22/12
? Nửa cầu Bắc là mùa ......................
? Nửa cầu Nam là mùa ......................
- Sau khi Hs trả lời xong Gv kết luận. Lưu ý
xuân và thu phân là mùa chuyển tiếp giữa mùa
nóng và mùa lạnh.
- Gv: Người ta còn chia 1 năm ra 4 mùa tùy
theo cách tính dương lịch và âm lịch mà thời
gian bắt đầu và kết thúc có khác nhau.
- Gv yêu cầu Hs đọc đoạn cuối bài để hs liên
hệ đến nước ta.
? Việt Nam thuộc nửa cầu nào? Có mấy mùa
trong năm?
(Miền Bắc có 4 mùa rõ rệt, miền Nam có 2
mùa (mùa mưa và mùa khô).
- Vào các ngày 21/3 và 23/9 cả 2
nửa cầu đều nhận được nhiệt và
ánh sáng như nhau đó là lúc
chuyển tiếp giữa các mùa nóng
và lạnh trên Trái Đất.
Hoạt động 3 LUYỆN TẬP
? Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng lạnh
luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm?
Hoạt động 4 VẬN DỤNG
? VN có mấy mùa? Các mùa trong năm có gì khác nhau về thời tiết?
Hoạt động 5 MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
Tìm một số câu tục ngữ về hiện tượng thời tiết – khí hậu nước ta
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Về nhà học bài và trả lời câu hỏi cuối bài.
- Đọc, nghiên cứu bài: Hiện tượng ngày đêm dài, ngắn theo mùa.
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_6_tiet_8_den_10_nam_hoc_2020_2021_truong.pdf