Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái đất - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức. Sau bài học, Hs cần:

- Trình bày được chuyển động tự quay quanh trục: Hướng, thời gian, quỹ đạo và tình

chất của chuyển động.

- Trình bày được các hệ quả chuyển động của Trái Đất.

2. Phẩm chất.

- Tự tin, tự chủ, tự lập, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước.

3. Năng lực

a. Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tính toán, sử dụng ngôn ngữ.

b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, lược đồ, quả Địa Cầu.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên.

- Quả Địa Cầu, đèn pin hoặc mô hình chuyển động Trái Đất.

2. Học sinh.

- SGK, tập bản đồ.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp Trực quan, vấn đáp, gợi mở, hoạt động nhóm, phân tích, luyện tập

thực hành

2. Kĩ thuật Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ.

?Kể tên các loại kí hiệu bản đồ? Cho ví dụ?

3. Bài mới.

Hoạt động 1: Khởi động

- GV cho HS xem video truyện ”sự tích ngày đêm”.

- Video gợi cho em suy nghĩ gì về hiện tượng ngày và đêm?

- GV dẫn vào bài mới

pdf3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 190 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái đất - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 20/10/2020( 6A2) 21/10/2020( 6A1) Tiết 7 - Bài 7: SỰ VẬN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. Sau bài học, Hs cần: - Trình bày được chuyển động tự quay quanh trục: Hướng, thời gian, quỹ đạo và tình chất của chuyển động. - Trình bày được các hệ quả chuyển động của Trái Đất. 2. Phẩm chất. - Tự tin, tự chủ, tự lập, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước. 3. Năng lực a. Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tính toán, sử dụng ngôn ngữ. b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, lược đồ, quả Địa Cầu. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên. - Quả Địa Cầu, đèn pin hoặc mô hình chuyển động Trái Đất. 2. Học sinh. - SGK, tập bản đồ. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp Trực quan, vấn đáp, gợi mở, hoạt động nhóm, phân tích, luyện tập thực hành 2. Kĩ thuật Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. ?Kể tên các loại kí hiệu bản đồ? Cho ví dụ? 3. Bài mới. Hoạt động 1: Khởi động - GV cho HS xem video truyện ”sự tích ngày đêm”. - Video gợi cho em suy nghĩ gì về hiện tượng ngày và đêm? - GV dẫn vào bài mới Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung - Gv giới thiệu quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất. - Lưu ý: Trục Trái Đất là trục do con người tưởng tượng, trục nối hai đầu cực. Trục có độ nghiêng 66033’ trên mặt phẳng quỹ đạo. Đó là trục tự quay quanh của Trái Đất. - Gv dùng tay đẩy quả Địa cầu quay đúng hướng 2 lần. Gọi 2 Hs thực hiện lại động tác trên. - Q. sát H20, quả Địa Cầu cho biết: ? Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng nào? ? Thời gian Trái đất tự quay quanh trục trong 1. Sự vận động của Trái Đất quanh trục. - Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất: + Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền hai cực và nghiêng 66033’ trên mặt phẳng quỹ đạo. + Hướng tự quay: Từ Tây sang Đông. một ngày đêm được quy ước là bao nhiêu giờ? ? Cùng một lúc trên Trái Đất có bao nhiêu giờ khác nhau? - Gv cho Hs Q. sát H20 giới thiệu cho Hs nắm về các khu vực giờ và giờ khu vực. ? Mỗi khu vực giờ rộng bao nhiêu độ? - Khu vực giờ gốc là khu vực có đường kinh tuyến gốc đi qua, được coi là khu vực 0 giờ (giờ G.M.T) ? Dựa vào bản đồ các khu vực giờ cho biết nước ta nằm ở khư vực giờ thứ mấy? ? Giờ ở phía Đông và giờ phía Tây có sự chênh lệch nhau như thế nào? (Phía Đông nhanh hơn phía Tây một giờ). - Gv hướng dẫn cách tính giờ: + Giờ phía Đông: Lấy khu vực giờ gốc cộng với số khu vực cách xa khu vực giờ gốc. + Giờ phía Tây: Lấy khu vực giờ gốc trừ đi số khu vực cách xa khu vực giờ gốc. Thảo luận: Gv chia lớp 3 nhóm - Dựa vào H.20, cho biết: ? Khi ở khu vực giờ gốc là 7 giờ thì ở nước ta là mấy giờ? ( 7+7 =14 giờ) ? Tính giờ ở các thủ đô Matxcơva, Niu Đêli, Bắc Kinh, Tôkyô, Niu Ioóc? - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. - Gv sử dụng H.20 (phóng to) chuẩn xác. - Gv giới thiệu đường đổi ngày quốc tế trên quả Địa cầu, bản đồ thế giới. - Gv dùng đèn pin và quả Địa Cầu chứng minh cho Hs thấy hiện tượng ngày và đêm. - Yêu cầu Hs nhận xét: ? Nửa được chiếu sáng, nửa không được chiếu sáng gọi là gì? ? Nếu Trái Đất đứng yên thì hiện tượng ngày, đêm trên Trái Đất sẽ ra sao? ? Trái Đất tự quay quanh trục để lại hệ quả gì? - Gv bổ sung: Chính nhờ sự vận động tự quay của Trái Đất cũng lần lượt có 12 giờ ngày và 12 giờ đêm. - Gv diễn giảng: Trước đây người ta cho rằng Trái đất đứng yên còn Mặt Trời, Mặt Trăng và các ngôi sao quay xung quanh Trái đất, thực ra đây chỉ là sự chuyển động giả mà thôi giống như khi ta đi tàu xe. Cho nên khi ở trên Trái Đất giống như khi ngồi trên tàu xe, Trái + Thời gian tự quay một vòng quanh trục là 24 giờ (một ngày đêm). Vì vậy bề mặt Trái Đất được chia thành 24 khu vực giờ. - Việt Nam nằm ở khu vực giờ thứ 7 2. Hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất. - Hiện tượng ngày, đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất. Đất quay từ Tây sang Đông nên ta thấy Mặt Trời ,Mặt Trăng và các ngôi sao trên bầu trời chuyển động ngược lại do việc chúng ta không nhận ra sự chuyển động của Trái Đất. - Gv cho Hs Q. sát H 22 (phóng to) và hướng dẫn: Mũi tên gạch chấm là hướng vật phải chuyển động, nhưng do Trái Đất có vận động tự quay quanh trục nên các vật chuyển động đã bị lệch hướng - mũi tên không bị đứt đoạn ? Ở Bán cầu Bắc, các vật chuyển động từ P đến N, từ O đến S bị lệch về phía nào? (Bên phải hay bên trái) - Hướng của vật chuyển động từ xích đạo -> cực là hướng nào? - Gv nếu nhìn xuôi theo hướng chuyển động thì các vật chuyển động ở nửa cầu Bắc bị lệch phải, còn nửa cầu Nam thì bị lệch về bên trái. - Gv cho Hs biết ảnh hưởng của sự lệch hướng tới các đối tượng địa lí trên Trái Đất: Hướng gió, dòng biển, dòng sông, trong quân sự đạn bắn theo chiều kinh tuyến. - Sự chuyển động lệch hướng của các vật thể ở nửa cầu bắc và nửa cầu nam trên bề mặt Trái Đất. Hoạt động 3: LUYỆN TẬP ? Mô tả hướng tự quay quanh trục của Trái Đất quả Địa Cầu ? Hoạt động 4: VẬN DỤNG Với quả Địa Cầu và ngọn đèn trong bóng tối,chứng minh hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau trên Trái Đất. Hoạt động 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO Tìm hiểu các tài liệu về sự vần động của TĐ và các hệ quả; GT Thiên văn, KH Trái Đất V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Về nhà học bài và trả lời câu hỏi cuối bài. - Không yêu cầu Hs trả lời câu hỏi 1 SGK/24

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_dia_li_lop_6_tiet_7_su_van_dong_tu_quay_quanh_truc_c.pdf
Giáo án liên quan